Thực phẩm ăn dặm cho bé, Thực đơn cho bé dễ hấp thụ

Cập nhật 11/05/2023

664

ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

Tham vấn y khoa:ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều mẹ bỉm sữa nhất là những ai có con lần đầu sẽ rất lo lắng về chế độ ăn của trẻ. Các mẹ thường cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn thực đơn vì không biết thực phẩm ăn dặm cho bé có những loại nào và chế biến ra sao? Chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS sẽ chia sẻ thêm cho các mẹ thông tin về chế độ cũng như một số thực đơn ăn dặm cho bé, cùng tham khảo nhé.

Nguyên tắc khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

Ở giai đoạn ăn dặm, mẹ cần phải tập cho trẻ làm quen dần với những nhóm thực phẩm khác nhau, giúp hoàn thiện về vị giác và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ ở giai đoạn 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, các mẹ phải nhớ rõ 2 nguyên tắc sau:

  • Ăn từ loãng tới đặc.
  • Ăn từ ngọt sang mặn.

Việc cho trẻ ăn dặm theo nguyên tắc trên sẽ hoàn thiện vị giác cho trẻ một cách dần dần, là bước đệm cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cột mốc 6 tháng tuổi được xem là thời điểm khởi động cho chặng đường ăn dặm của trẻ, nếu mẹ không biết cách lựa chọn thực phẩm và phương pháp ăn đúng đắn có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cả trí tuệ lẫn thể chất trong tương lai.

Trẻ có thể bắt đầu quá trình ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Trẻ có thể bắt đầu quá trình ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Trong thời điểm này, thực phẩm ăn dặm cho bé nên bao gồm các nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột và nhóm bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm mà mẹ có thể dễ dàng lựa chọn cho bé là: chuối, bơ, bí ngô, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, đậu lăng, mận khô, thịt, sữa chua…

Bên cạnh đó, các mẹ cần lưu ý rằng không nên cho bé ăn những loại hạt nguyên như đậu, bắp tránh nguy cơ trẻ bị hóc và cũng nên tránh những loại trái cây có tính nhiệt như vải, xoài,… dễ gây đầy hơi hoặc chướng bụng. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về các thực phẩm để trẻ tập ăn dặm và gợi ý một số thực đơn để mẹ chuẩn bị cho bé.

Một số thực đơn cho bé ăn dặm

Để xua tan nỗi lo không biết nên chọn thực phẩm ăn dặm cho bé như thế nào, chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS mách mẹ các món ăn với nguyên liệu quen thuộc và cách làm không quá cầu kỳ dưới đây:

Cháo bí đỏ

Bí đỏ được biết đến là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong bí đỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, rất giàu vitamin A, B, C, K… và các nguyên tố như kẽm, sắt, magie, mangan, canxi… rất tốt cho quá trình phát triển về thể chất lẫn não bộ của trẻ. Cách chế biến cháo bí đỏ cũng vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu chính

  • 400 gam bí đỏ.
  • 100 gam gạo nếp.
  • Các gia vị (đường, muối).

Cách chế biến:

Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch và thái miếng vuông; Đem gạo đi vo sạch để chuẩn bị nấu cháo.

Cho gạo và bí đỏ vào nấu với 1,5 lít nước, đun sôi với lửa to. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng cần dùng đũa khuấy đều tránh cháo tràn ra ngoài hoặc bị cháy dưới đáy nồi. Khi cháo sôi, giảm lửa vừa cho đến khi cả cháo và bí đỏ chín nhừ. Nêm thêm một lượng đường, muối phù hợp, khuấy đều rồi tắt bếp.

Cháo bí đỏ là món ăn dặm rất phổ biến

Cháo bí đỏ là món ăn dặm rất phổ biến

Súp đậu gà

Trong thời kỳ bắt đầu ăn dặm, súp đậu gà là một món dễ làm mà các mẹ không thể bỏ qua.

Nguyên liệu:

  • 15 đến 20 hạt đậu gà.
  • 20ml nước cốt dừa.
  • 50ml sữa công thức.
  • Gia vị cơ bản.

Cách tiến hành:

Ngâm đậu gà qua đêm. Sau khi ngâm khoảng 8 tiếng, vớt đậu gà ra sau đó rửa sạch và loại đi lớp vỏ lụa mỏng bên ngoài. Tiếp theo cho đậu gà vừa mới làm sạch vào đun với 200ml nước đến khi đậu nhừ.

Cho đậu đã nhừ cùng với 50ml nước luộc đậu, 50ml sữa vào máy xay và xay nhuyễn. Tiếp theo, mang hỗn hợp vừa xay được bỏ vào chảo, cho lên bếp đun lửa vừa đến khi sôi thì tắt bếp.

Súp đậu gà là một món dễ làm mà các mẹ không thể bỏ qua

Súp đậu gà là một món dễ làm mà các mẹ không thể bỏ qua

Cháo rau

Cháo rau với công thức cực kỳ dễ nấu, hơn nữa lại bổ sung nhiều chất xơ và những loại vitamin cần thiết cho trẻ. Vì thế các mẹ hãy lưu ngay công thức này để lên thực đơn ăn dặm cho bé nhé.

Nguyên liệu: gạo, rau (có thể thay đổi nhiều loại rau như rau ngót, rau dền đỏ,…)

Cách tiến hành: Gạo vo sạch, ninh đến khi hạt mềm và nhuyễn thành cháo. Rau nhặt sạch, rửa kỹ sau đó cho vào máy xay nhuyễn.  Cho rau đã xay vào nồi, khuấy đều và tắt bếp, nêm nếm tùy khẩu vị cho trẻ, hạn chế quá nhiều gia vị.

Cháo rau rất nhiều vitamin và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Cháo rau rất nhiều vitamin và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Cháo ngô ngọt

Ngô là thực phẩm rất giàu các vitamin nhóm B, chất xơ, magie, phốt pho cùng một số ít vitamin A, sắt, kẽm, kali,… Cháo ngô là món ăn có vị ngọt thanh và chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt, cháo ngô tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng hỗ trợ thị lực lẫn sự phát triển của xương và hệ thần kinh.

Nguyên liệu:

  • Nửa quả ngô.
  • 50 gam gạo tẻ.
  • Có thể thêm trứng gà nếu muốn.

Cách làm như sau:

Gạo vo sạch, ngâm trong 2 giờ cho gạo nở ra. Tiếp theo cho vào nồi, thêm 500 ml nước, đun trong 30-40 phút. Nếu không ngâm gạo thì thời gian nấu sẽ kéo dài hơn một chút, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng món ăn.

Mang bắp ngô tách hạt, rửa sạch sau đó cho vào máy xay và thêm nước rồi xay nhuyễn. Sau khi phần cháo chín đến 80%, cho ngô xay vào, đảo đều tầm 3 đến 5 phút rồi tắt bếp. Điều chỉnh gia vị cho phù hợp với khẩu vị của trẻ, không nên quá mặn.

Cháo ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Cháo ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Canh củ cải đỏ

Củ cải đỏ là thực phẩm rất giàu vitamin C, protein, canxi và chất xơ. Vị ngọt thanh tự nhiên của củ cải giúp hương vị món ăn trở nên lôi cuốn và hấp dẫn, rất thích hợp cho vào chế độ ăn dặm của trẻ. Chất dinh dưỡng trong củ cải đỏ giúp hỗ trợ tiêu hóa, chữa ho và tăng sức đề kháng cho bé yêu từ 6 tháng tuổi.

Nguyên liệu:

  • Củ cải đỏ từ 1 đến 2 củ.
  • Gạo tẻ.

Cách tiến hành:

Củ cải mang đi gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Vò gạo kỹ (có thể ngâm trước hoặc không), sau đó cho vào nồi cùng khoảng 500ml nước, nấu đến khi đạt được độ mềm và đặc vừa ăn.

Cho hỗn hợp củ cải vừa xay xong vào nồi, khuấy đều tầm 5 phút rồi tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Chất dinh dưỡng trong củ cải đỏ giúp hỗ trợ tiêu hóa, chữa ho và tăng sức đề kháng

Chất dinh dưỡng trong củ cải đỏ giúp hỗ trợ tiêu hóa, chữa ho và tăng sức đề kháng

Trái cây tráng miệng

Trong trái cây chứa rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế các mẹ nên bổ sung những loại trái cây phù hợp được liệt kê dưới đây vào thực đơn ăn dặm của trẻ.

  • ChuốiChuối là loại trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS cho là thực phẩm lý tưởng trong quá trình ăn dặm của trẻ. Trong chuối có hàm lượng lớn là kali – có công dụng làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Các mẹ nên nghiền nhỏ chuối để trẻ dễ nuốt và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Bơ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé như vitamin E và omega-3, 2 dưỡng chất này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Quả bơ có đặc điểm mềm và dẻo nên mẹ có thể nghiền nhẹ cho bé ăn hoặc kết hợp cùng chuối để tạo ra món ăn dặm tuyệt vời về hương vị lẫn các chất dinh dưỡng cho bé.
  • TáoTrẻ nhỏ rất thích ăn táo vì có vị ngọt thanh và hương thơm tự nhiên. Các vấn đề về tiêu hóa của trẻ sẽ được cải thiện nhờ vào hàm lượng lớn vitamin C và chất xơ có chứa trong táo. Dù chưa có cơ sở chắc chắn nhưng hiện nay có một số nghiên cứu cho rằng táo rất hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn cho trẻ hiệu quả.

Hy vọng thông qua bài viết này bố mẹ sẽ có thêm những hiểu biết đúng đắn về thực phẩm ăn dặm cho bé, từ đó chủ động lên thực đơn phù hợp cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, hoặc các mẹ bỉm cần tư vấn chăm sóc cho trẻ vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được những giải đáp từ chuyên gia.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị

    Trẻ em có hệ miễn dịch non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc viêm lợi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ…

    28 Th6, 2023
    2.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Viêm hạch mạc treo là gì? Cách phòng và chữa bệnh hiệu quả

    Hạch mạc treo là gì, viêm hạch mạc treo là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị là những thông tin bố mẹ có…

    16 Th8, 2023
    762

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Thuốc chống dị ứng cho trẻ em Lưu ý dùng thế nào cho an toàn

    Theo thống kê tại Việt Nam, có đến 20% dân số mắc các bệnh liên quan đến dị ứng. 80% trường hợp bắt đầu mắc…

    26 Th6, 2023
    3.2K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt

    Trẻ sơ sinh bị đau mắt là một trong những vấn đề lo lắng của các bậc phụ huynh. Đây là bệnh lý lành tính…

    12 Th6, 2023
    674

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám