Hướng dẫn cách hồi sinh tim phổi (CPR) an toàn kịp thời

Cập nhật 07/03/2024

331

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Kỹ năng sơ cứu

Theo Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing, khi nạn nhân bị đột tử (tim ngừng đập đột ngột hoặc đập không hiệu quả), sau một khoảng thời gian ngắn (3 – 5 phút) não bắt đầu thiếu oxy khiến nạn nhân nhanh chóng rơi vào trạng thái mất ý thức và ngừng thở. Nếu không có sự trợ giúp ngay lập tức, nạn nhân sẽ tử vong trong thời gian ngắn. 

Dấu hiệu nhận biết người bị ngừng hô hấp và tuần hoàn 

Hồi sinh tim phổi là hành động khẩn cấp, kết hợp giữa ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo, nhằm mục đích khôi phục và duy trì tuần hoàn cho nạn nhân bị ngừng tim cho đến khi nạn nhân tỉnh lại hoặc nhận được sự trợ giúp y tế. 

Nếu nạn nhân có cả 3 dấu hiệu sau thì cần phải sơ cứu hồi sinh tim phổi ngay: 

  • Không tỉnh táo
  • Không thở hoặc thở ngáp cá (thở ngắn, gấp và không đều, xuất hiện trong vài phút đầu sau ngừng tim); 
  • Không có mạch cảnh hoặc mạch quay. 

Hướng dẫn sơ cứu hồi sinh tim phổi đúng quy chuẩn

Tùy từng đối tượng khác nhau sẽ có quy chuẩn sơ cứu hồi sinh tim phổi khác nhau, nên bạn cần phải nắm rõ để có thể xử trí đúng khi gặp tình huống xảy ra. 

Hồi sinh tim phổi cho nạn nhân từ tuổi dậy thì trở lên 

Ở lứa tuổi dậy thì trở lên thì cách hồi sinh tim phổi sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Xác định vị trí ép tim

  • Dùng 2 ngón tay di chuyển theo bờ dưới xương sườn hai bên của nạn nhân vào chính giữa ngực. Giao điểm của 2 ngón tay là mũi xương ức; 
  • Đặt cườm bàn tay (khu vực lòng bàn tay sát với cổ tay) lên trên xương ức, ngay cạnh mũi xương ức. Đặt bàn tay còn lại lên trên và đan các ngón tay vào nhau. 

Bước 2: Xác định tư thế ép tim

  • Quỳ bên cạnh nạn nhân, hai chân rộng bằng vai; 
  • Vai, khuỷu tay và cổ tay tạo thành một đường thẳng vuông góc với lồng ngực của nạn nhân.

Bước 3: Ép tim ngoài lồng ngực

  • Ép xuống sao cho lồng ngực nạn nhân lún từ 5 – 6 cm; 
  • Ép tim 30 lần với tốc độ 100 – 120 lần/phút. 

Bước 4: Hô hấp nhân tạo

  • Ấn trán, nâng cằm, bịt mũi nạn nhân 
  • Hít thật sâu, áp miệng vào miệng nạn nhân và thổi mạnh; 
  • Hô hấp nhân tạo 2 lần. 

Bước 5: Thực hiện lại chu kỳ 30 lần ép tim ngoài lồng ngực và 2 lần hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân tỉnh, nhân viên y tế đến hoặc người sơ cứu kiệt sức. 

LƯU Ý: Khuyến khích sử dụng máy AED (nếu có) để hỗ trợ quá trình thực hiện hồi sinh tim phổi. 

Hồi sinh tim phổi an toàn đúng cách

Hồi sinh tim phổi an toàn đúng cách

Hồi sinh tim phổi cho nạn nhân từ 1 tuổi đến dậy thì

Từ 1 tuổi đến dậy thì là giai đoạn cần đặc biệt lưu tâm ở tất cả các bước:

Bước 1: Xác định vị trí ép tim. 

  • Dùng 2 ngón tay di chuyển theo bờ dưới xương sườn hai bên của nạn nhân vào chính giữa ngực. Giao điểm của 2 ngón tay là mũi xương ức; 
  • Đặt cườm bàn tay bên cạnh mũi xương ức. 

Bước 2: Xác định tư thế ép tim. 

  • Quỳ bên cạnh nạn nhân, hai chân rộng bằng vai; 
  • Vai, khuỷu tay và cổ tay tạo thành một đường thẳng vuông góc với lồng ngực của nạn nhân. 

Bước 3: Ép tim ngoài lồng ngực. 

  • Ép xuống bằng một cánh tay sao cho lồng ngực nạn nhân lún bằng 1/3 bề dày lồng ngực; 
  • Ép tim 30 lần với tốc độ 100 – 120 lần/phút. 

Bước 4: Hô hấp nhân tạo. 

  • Ấn trán, nâng cằm, bịt mũi nạn nhân; 
  • Hít thật sâu, áp miệng vào miệng nạn nhân và thổi mạnh; 
  • Hô hấp nhân tạo 2 lần. 

Bước 5: Thực hiện lại chu kỳ 30 lần ép tim ngoài lồng ngực và 2 lần hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân tỉnh, nhân viên y tế đến hoặc người sơ cứu kiệt sức. 

Hồi sinh tim phổi cho nạn nhân từ 1 tuổi đến dậy thì

Hồi sinh tim phổi cho nạn nhân từ 1 tuổi đến dậy thì

Hồi sinh tim phổi cho nạn nhân dưới 1 tuổi 

Dưới 1 tuổi là giai đoạn trẻ còn khá non nớt nên các bước sơ cứu cũng cần phải được thực hiện hết sức thận trọng theo các bước dưới đây:

Bước 1: Xác định vị trí ép tim (Điểm giữa của đường nối 2 núm vú trẻ). 

Bước 2: Xác định tư thế ép tim. Vòng 2 bàn tay ôm ngực trẻ, 2 ngón tay cái đặt ở vị trí ép tim. 

Bước 3: Ép tim ngoài lồng ngực: 

  • Dùng lực 2 ngón tay cái ấn vào vị trí ép tim. Ép lồng ngực trẻ lún sâu 1/3 bề dày lồng ngực trẻ. Đây được gọi là phương pháp vòng tay ôm ngực; 
  • Thực hiện 30 lần ép tim với tốc độ 100 – 120 lần/phút. 

Bước 4: Hô hấp nhân tạo: 

  • Ấn nhẹ trán và nâng cằm trẻ; 
  • Hít thật sâu, áp miệng vào cả mũi và miệng của trẻ và thổi mạnh; 
  • Hô hấp nhân tạo 2 lần. 

Bước 5: Thực hiện lại chu kỳ 30 lần ép tim ngoài lồng ngực và 2 lần hô hấp nhân tạo cho tới khi trẻ tỉnh, nhân viên y tế đến hoặc người sơ cứu kiệt sức. 

LƯU Ý: 

  • Tùy thuộc vào thể trạng của người sơ cứu và nạn nhân để sử dụng các phương pháp ép tim (vòng tay ôm ngực, một cánh tay, hai cánh tay). 
  • Hạn chế tối đa việc dừng ép tim vì bất kỳ lý do gì. 
  • Nếu không có điều kiện hô hấp nhân tạo thì chỉ cần thực hiện ép 
  • tim liên tục như hướng dẫn phía trên cho tới khi có người hỗ trợ. 
  • Cần thực hiện hồi sinh tim phổi liên tục ngay cả trong lúc đang vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.

    Hồi sinh tim phổi cho nạn nhân dưới 1 tuổi 

    Hồi sinh tim phổi cho nạn nhân dưới 1 tuổi

Cách xử trí sai mà nhiều người gặp phải

Có rất nhiều người chưa biết cách xử trí khi gặp tình huống có người bị ngừng hô hấp và tuần hoàn dẫn đến nguy hiểm tính mạng nạn nhân, như:

  • Di chuyển tay trong quá trình ép tim -> Làm sai lệch vị trí ép tim và có thể dẫn tới gãy xương sườn trong quá trình ép. 
  • Giẫm hoặc đạp vào ngực -> Không tạo được lực ép liên tục mà còn gây tổn thương các cơ quan khác của cơ thể. 
  • Day nhân trung, giật tóc mai, ấn huyệt -> Không có tác dụng nếu nạn nhân ngừng tuần hoàn. 
  • Không tiến hành hồi sinh tim phổi mà chuyển ngay đi bệnh viện -> Làm mất thời gian vàng trong sơ cứu. 
  • Mất bình tĩnh, chậm tiến hành hồi sinh tim phổi -> Làm mất thời gian vàng trong sơ cứu. 
  • Ép lệch sang trái -> Không hiệu quả do không đảm bảo tác động lên tim và có thể gây chấn thương lồng ngực. 

Những thông tin sơ cứu hồi sinh tim phổi trên theo đúng quy chuẩn trên chắc chắn sẽ giúp bạn có được những kiến thức đúng, đủ để xử lý khi gặp tình huống bất ngờ xảy ra. Đừng quên gọi đến số 1900 3366 để nhận được tư vấn về các cách sơ cứu mà bạn đang gặp phải. 

Nguồn:  Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing

First Aid – Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    [Lưu ngay] Bốn bước sơ cứu đơn giản, an toàn chuẩn y khoa

    Sơ cứu đơn giản là biện pháp cần làm ngay lập tức khi gặp tai nạn gây thương tích để đảm bảo an toàn cho…

    06 Th10, 2023
    291

    Chuyên mục: Kỹ năng sơ cứu

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám