Hiểm họa tự chữa xương khớp, càng chữa càng đau

Cập nhật 12/05/2023

479

Tác giả:MEDIPLUS

Nhiều bệnh nhân cơ xương khớp tự chữa tại nhà theo các “bác sĩ online”, đến khi biến chứng nguy hiểm mới hốt hoảng tìm đến bác sĩ chuyên môn. 

Biến chứng khôn lường khi tự ý chữa bệnh tại nhà

Chị H.V.T (45 tuổi, Thanh Xuân) hồi trẻ làm thợ xây, thợ phụ. Do bốc vác nặng thường xuyên nên chị bị đau lưng tái đi tái lại nhiều lần khiến cơ thể đau nhức kéo dài, khó vận động.

“Chị lên mạng tra theo tình trạng của mình thì nghĩ bị viêm khớp vùng chậu, hỏi người quen trên mạng xã hội cũng khẳng định vậy. Chị xin chụp đơn thuốc được kê của nhiều người khác để tự mua uống, đỡ phải đi bác sĩ vừa mất tiền lại còn phải chờ đợi.” – Chị H.V.T chia sẻ.

Sau nhiều tháng tự uống thuốc, cơn đau lưng của chị không những không đỡ mà ngày càng nặng hơn. Có những lúc đau xuống tận mông, đùi, chân, tê luôn cả bàn chân, không cử động được khiến chị không thể đi làm, sinh hoạt cũng khó khăn. Đến khi được người quen đưa đi khám tại Tổ hợp Y tế Mediplus, chị mới tá hỏa khi biết rằng mình trị sai bệnh suốt gần năm qua.

Phim chụp X-quang cho thấy chị H.V.T bị thoái hóa cột sống lưng L4, L5. Bác sĩ kết luận có bệnh để lâu không trị đã phát triển thành gai cột sống chèn ép dây thần kinh tọa, nguy cơ liệt nửa người cao.

Cũng một trường hợp nữa, do tin “bác sĩ mạng”, anh N.H.T (56 tuổi, Hoàng Mai) hối hận kể lại: “Tôi bị sưng đau 2 bàn chân và được đồng nghiệp mách vào một nhóm trên F.B để hỏi. Đa số các bình luận đều kết luận tôi bị mắc bệnh viêm đa khớp. Tôi cũng thấy đúng nên mua thuốc đau khớp về uống và nhờ người đến tiêm thuốc viêm vào mắt cá chân. Nhưng sau một thời gian, chân không giảm đau, mà còn khó chịu hơn. Tôi còn bị đau thắt dạ dày mỗi đêm. Không chịu được, tôi tìm đến bác sĩ khám thì phát hiện mình mắc bệnh Gout…”

benh-xuong-khop

Tình trạng mắt cá chân sưng to, nguy cơ áp xe vì tự ý tiêm khớp tại nhà

Chuyên gia nói gì về tự trị bệnh cơ xương khớp

TS.BSCKII Lê Quốc Việt, Nguyên Giám đốc Trung tâm Cơ Xương khớp Bệnh viện E, Giám đốc Chuyên môn tại MEDIPLUS cho biết: “Đa số các trường hợp mắc bệnh cơ xương khớp đều là mạn tính như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp, gout, thoát vị đĩa đệm… Diễn tiến bệnh chậm rãi trong nhiều năm liền, cơn đau “thoắt ẩn thoắt hiện” khiến người bệnh chủ quan trong việc thăm khám, điều trị.

Đặc biệt, triệu chứng lâm sàng của các bệnh cơ xương khớp thường không rõ ràng. Đau tại một vị trí có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau. Để xác định được rõ căn nguyên gây đau nhức, người bệnh cần được thăm khám chuyên môn, thực hiện xét nghiệm, chụp chiếu để đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

Ngoài ra, cùng mắc một bệnh cơ xương khớp không có nghĩa là cùng uống một đơn thuốc giống nhau. Bác sĩ kê một đơn thuốc luôn là dành cho một cá nhân cụ thể được dùng trong một thời điểm cụ thể. Bệnh của người này có vẻ na ná giống người kia nhưng thuốc dùng chữa trị lại hoàn toàn khác nhau, dùng nhầm có khi là nguy hiểm.”

tham-kham-lam-sang

Khi thấy các dấu hiệu đau xương khớp cần đến thăm khám với bác sĩ có chuyên môn

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam đứng top đầu thế giới với trên 30% người từ 35 tuổi và 60% người từ 65 tuổi chịu đựng cơn đau xương khớp mỗi ngày.  Bệnh xương khớp không đe dọa tính mạng nhưng lại gây đau đớn, trở ngại cho việc di chuyển, thậm chí gây tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Các nghiên cứu về bệnh  xương khớp cho thấy chỉ sau 5 năm phát bệnh, 60% bệnh nhân sẽ bị mất chức năng lao động bình thường và 16% bệnh nhân mất chức năng đi lại.

Thăm khám với bác sĩ có chuyên môn ngay từ những dấu hiệu đau cơ xương khớp đầu tiên, tìm hiểu được căn nguyên bệnh sẽ giúp kiểm soát bệnh từ sớm, không để bệnh tiến triển nặng, giảm nguy cơ tàn phế cho người bệnh.

Với gần 40 năm trực tiếp khám và điều trị các bệnh cơ xương khớp, TS.BSCKII Lê Quốc Việt nhấn mạnh: “ Điều trị các bệnh cơ xương khớp mạn tính là quá trình lâu dài, giúp bệnh nhân “chung sống hòa bình” với bệnh. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp vận động hợp lý và thăm khám định kỳ để điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần chủ động tích cực phối hợp cùng bác sĩ.

Điều này nghe đơn giản nhưng lại rất khó thực hiện được ở Việt Nam vì đa số người bệnh chỉ đi khám và uống thuốc khi cơn đau tái phát. Việc đầu tư thời gian, tinh lực để theo sát, động viên từng ca bệnh cơ xương khớp cũng rất khó khăn.”

Tại chuyên khoa Cơ xương khớp Tổ hợp Y tế MEDIPLUS,  trí thông minh nhân tạo được ứng dụng giúp tối ưu quá trình thăm khám và chăm sóc sau khám. Kết quả khám được lưu trữ thành bệnh án điện tử trên App, người bệnh dễ dàng theo dõi tiến triển điều trị, tăng cường ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Trợ lý y tế luôn đồng hành cùng bệnh nhân ngay khi điều trị tại nhà, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về bệnh lý và nhắc nhở bệnh nhân thời gian tái khám.

Sau khi thăm khám với TS.BSCKII Lê Quốc Việt tại MEDIPLUS, chị H.V.T và anh H.N.T nhận được phác đồ điều trị theo đúng tình trạng bệnh của mình. Đơn thuốc, thực đơn dinh dưỡng và các bài tập vật lý trị liệu được điều chỉnh theo từng giai đoạn điều trị.

kham-co-xuong-khop

Chăm sóc xương khớp thông thái để không thành gánh nặng cho gia đình

Phòng khám xương khớp – Tổ hợp Y tế MEDIPLUS được đánh giá là cơ sở thăm khám, chẩn đoán, điều trị và phục hồi cơ xương khớp toàn diện, uy tín nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị bệnh cơ xương khớp tiên tiến và hệ thống chăm sóc khách hàng tự động.

Các bệnh lý cơ xương khớp điều trị tại MEDIPLUS:

  • Loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, bệnh gân cơ, đau thần kinh tọa, thoát vị địa đệm, viêm quanh khớp và các điểm bám gân khác, đau do xơ cơ.
  • Các bệnh khớp chuyển hóa như viêm khớp gout, bệnh gout cấp và mạn tính.
  • Các bệnh khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến…
  • Các bệnh mô liên kết khác như lupus, viêm da cơ, xơ cứng bì, viêm mạch…
  • Các bệnh lý về gân cơ: viêm quanh khớp vai, viêm lồi cầu xương cánh tay, viêm mỏm trâm quay, ngón tay lò xo, viêm gân cơ mông nhỡ, hội chứng đường hầm cổ tay, chân…
  • Các chấn thương thường gặp do tai nạn, lao động, khi chơi thể thao như: bong gân mắt cá chân, căng cơ, gãy xương, viêm cân gan chân, viêm gân Achilles…

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/hiem-hoa-tu-chua-xuong-khop-cang-chua-cang-dau-169221124143704773.htm

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám