Hình ảnh bệnh giang mai qua các giai đoạn tiến triển

Cập nhật 09/05/2023

13.6K

BSCKI Mai Văn Lực

Tham vấn y khoa:BSCKI Mai Văn Lực

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Giang mai là một căn bệnh xã hội do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra,  thường dễ lây qua đường tình dục, đường máu hoặc từ mẹ sang con. Bệnh lý này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ nếu chúng ta không phát hiện và cứu chữa kịp thời. Để phát hiện sớm và có phác đồ điều trị kịp thời, hãy theo dõi chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS về dạng bệnh lý nguy hiểm này cũng như tổng hợp những  hình ảnh bệnh giang mai trong từng giai đoạn cụ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. Treponema pallidum có hình dạng như một cuộn xoắn ốc và độ dài khoảng 0,06 – 0,015mm. Xoắn khuẩn này có thể lây từ người bệnh sang người lành, từ vật thể mang khuẩn sang người. Bằng các đường lây truyền như: dịch tiết, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Cụ thể:

Dịch tiết: Dịch tiết ở đây bao gồm máu, dịch mủ của người mang bệnh tiếp xúc với những vết thương, vết xước ngoài da, niêm mạc của người lành. Xoắn khuẩn tận dụng vết thương hở đó mà theo đường máu xâm nhập vào cơ thể.

Quan hệ tình dục: Giang mai có thể lây nhiễm khi có sự tiếp xúc trực tiếp của người lành với các “săng” trên người bệnh. Các săng này thường xuất hiện ở quanh dương vật của nam giới, âm đạo của nữ giới, hậu môn, có khi là môi, miệng. Sự chủ quan cùng với sự thiếu hiểu biết nên phần lớn mọi người mắc phải bệnh giang mai bằng con đường này.

Từ mẹ sang con: Xoắn khuẩn giang mai còn lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn xâm nhập vào máu thai nhi qua dây rốn.

Một số yếu tố làm tăng thêm nguy cơ gây mắc bệnh giang mai:

  • Sử dụng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng với người bị bệnh
  • Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ nhiều bạn tình
  • Nam giới có quan hệ tình dục đồng tính.

>>> Bạn cũng đang quan tâm: Hình ảnh bệnh lậu, lậu mủ ở nam và nữ

Hình ảnh xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai

Hình ảnh xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai

Bệnh giang mai biến chứng nguy hiểm

Bệnh giang mai có thể làm ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận cơ quan nội tạng của bệnh nhân và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh HIV nếu như không phát hiện kịp thời. Một số biến chứng có thể kể đến như:

Ảnh hưởng đến thần kinh

Giang mai gây ra những biến chứng nặng nề về thần kinh đệm, thần kinh mạch máu màng não, thần kinh thị giác,… Người bệnh sẽ bị viêm màng não nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành chứng suy nhược thần kinh. Nhiễm giang mai từ 5-10 năm, người bệnh sẽ xuất hiện viêm các động mạch ở não hoặc tủy sống. Bắt đầu từ những triệu chứng như nhức đầu, buồn ngủ, mất ngủ và mờ mắt. Bước sang giai đoạn từ 15-20 năm, viêm màng não trở thành mãn tính làm tiêu hủy nhu mô vỏ não. Người bệnh sẽ xuất hiện chứng sa sút trí tuệ, khó tập trung, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, lơ mơ.

Biến chứng bệnh giang mai ảnh hưởng đến thần kinh

Biến chứng bệnh giang mai ảnh hưởng đến thần kinh

Các bệnh về thị giác

Biến chứng giang mai gây ảnh hưởng đến hầu hết các phần của mắt, bao gồm viêm da kẽ, viêm niêm mạc mắt, viêm võng mạc,… trường hợp xấu nhất là gây mù lòa ở người bệnh. Các ca bệnh giang mai mắt đã xảy ra ở những người đàn ông nhiễm HIV có quan hệ tình dục đồng giới.

Biến chứng bệnh giang mai ảnh hưởng đến thị giác

Biến chứng bệnh giang mai ảnh hưởng đến thị giác

Về tim mạch

Bệnh giang mai có thể gây ra những biến chứng ở tim như phình mạch, viêm động mạch chủ, hở van tim,… Biến chứng này đe dọa trực tiếp đến mạng sống của người bệnh.

Nguy cơ cao nhiễm HIV

Có khoảng 95% người bệnh bị lây qua đường tình dục do quan hệ không an toàn với người mắc giang mai. Những người mắc bệnh giang mai có nguy cơ nhiễm HIV rất cao so với những người bình thường bởi khi một vết thương do bệnh giang mai chảy máu sẽ tạo điều kiện cho HIV có thể xâm nhập dễ dàng thông qua đường máu và quan hệ tình dục.

Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và thai nhi

Bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi. Mẹ bầu phải đối diện với những nguy cơ như sinh non, sảy thai, lưu thai. Hầu hết bệnh giang mai được truyền từ mẹ sang con qua nhau thai trong quá trình mang thai. Trong một số trường hợp có thể lây bệnh qua quá trình sinh thường khi em bé tiếp xúc trực tiếp với vết săng giang mai.

Hình ảnh bệnh giang mai ở các giai đoạn

Bệnh giang mai diễn ra trong 3 giai đoạn: nguyên phát, thứ phát và giai đoạn cuối. Bệnh có thể lây nhiễm cho người khác ở giai đoạn nguyên phát và thứ phát.

Giai đoạn 1 (Giai đoạn nguyên phát)

“Săng” giang mai (chancre) là triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi người bệnh mắc phải bệnh lý này. Đây có thể là một hoặc nhiều vết loét do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể người bệnh gây ra. Những vết săng này thường không gây đau đớn hay khó chịu và có thể biến mất sau khoảng từ 3 đến 6 tuần  khiến người bệnh chủ quan, không điều trị sớm.

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1

“Săng” giang mai (chancre) là triệu chứng xuất hiện đầu tiên

“Săng” giang mai (chancre) là triệu chứng xuất hiện đầu tiên

Hình ảnh xăng giang mai dạng tròn như đồng tiền

Hình ảnh xăng giang mai dạng tròn như đồng tiền

Giai đoạn 2 (Giai đoạn thứ phát)

Đây là giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất của bệnh, bởi lúc này xoắn khuẩn Treponema pallidum có mặt trong hầu hết các mụn nước, nốt ban và vết loét. Các triệu chứng của giai đoạn này thường phát triển từ 2 – 8 tuần sau khi bị nhiễm giang mai giai đoạn 1.

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình là phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân và lan dần ra các bộ phận khác của cơ thể. Những nốt ban này thường sần sùi, có màu nâu đỏ nhưng không gây ngứa. Kèm theo những triệu chứng không điển hình như sốt, đau họng, nhức đầu, đau mỏi cơ, sụt cân. Những triệu chứng kéo dài từ 2 – 8 tuần xong sẽ tự biến mất và có thể tái lại kéo dài đến 2 năm. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ tiến triển sang giai đoạn 3.

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2

Hình ảnh giang mai giai đoạn 2 dạng nốt ban và vết loét

Hình ảnh giang mai giai đoạn 2 dạng nốt ban và vết loét

Giai đoạn tiềm ẩn (Giang mai kín)

Ở một số người sẽ xuất hiện thêm giai đoạn tiềm ẩn của bệnh, có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí suốt đời, mọi triệu chứng rất mờ nhạt, không rõ rệt, xuất hiện và biến mất rất nhanh. Người bệnh chỉ thực sự phát hiện ra bệnh thông qua các xét nghiệm kiểm tra tại bệnh viện. Điều này rất nguy hiểm, khiến cho người bệnh không có động thái điều trị, bệnh sẽ dần chuyển sang giai đoạn cuối cùng.

Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn khó có triệu chứng nhận biết

Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn khó có triệu chứng nhận biết

Giai đoạn ba (Giai đoạn cuối)

Bước sang giai đoạn ba, thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5, thứ 10 của bệnh. Lúc này xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập và gây bệnh tại hầu hết các bộ phận trong cơ thể bao gồm não, tim, mắt, mạch máu, gan, xương khớp, dây thần kinh với tính chất nguy hiểm như: ăn sâu, phá hủy tổ chức, gây di chứng không hồi phục, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, việc phát hiện bệnh từ sớm đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối gây di chứng không hồi phục

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối gây di chứng không hồi phục

Giai đoạn bẩm sinh

Phụ nữ mang thai mắc giang mai sẽ phải đứng trước nguy cơ sinh non, đa ối, thai chết lưu và giang mai bẩm sinh. Giang mai bẩm sinh ở một số trẻ sẽ biểu hiện ngay khi trẻ vừa chào đời, còn đa phần triệu chứng phát triển rõ khi trẻ được 2 tuần hoặc vài tháng tuổi. Những triệu chứng bao gồm: kích ứng, nứt da quanh miệng, vùng bộ phận sinh dục và hậu môn, kèm theo mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay, bàn chân.

Do đó, bác sĩ sản phụ khoa luôn khuyến cáo phụ nữ trước khi có ý định mang thai cần khám và làm xét nghiệm đầy đủ. Đồng thời, thai phụ cần khám định kỳ trong 18 tuần đầu tiên để phát hiện được bệnh sớm và có biện pháp xử lý phù hợp.

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn bẩm sinh

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn bẩm sinh

Ngoài ra, bệnh giang mai còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên cơ thể: giang mai ở mắt, miệng hay trong họng, hoặc ở bộ phận sinh dục cả nam và nữ… và biến chứng nguy hiểm sau này nếu không được điều trị.

Hình ảnh bị gian mai ở mắt gây viêm kết mạc

Hình ảnh bị gian mai ở mắt gây viêm kết mạc

Giang mai ở miệng và bên trong vòm họng

Giang mai ở miệng và bên trong vòm họng

Giang mai xuất hiện ở bộ sinh dục cả nam và nữ

Giang mai xuất hiện ở bộ sinh dục cả nam và nữ

Cách phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai

Ngày nay, bệnh giang mai đã có thuốc chữa, tuy nhiên chúng ta vẫn nên cẩn thận, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì chưa có vaccine phòng ngừa nên những cách tốt nhất để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh đó là:

  • Quan hệ một vợ, một chồng chung thủy, sống an toàn và lành mạnh.
  • Đi khám sức khỏe sinh sản và làm xét nghiệm trước khi quyết định mang thai
  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ, đó cũng là một biện pháp an toàn để phòng tránh không chỉ bệnh giang mai mà còn các bệnh lây qua đường tình dục khác
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để nếu có mắc bệnh sẽ phát hiện và cứu chữa kịp thời
  • Không sử dụng chung các vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn tắm, cắt móng tay hay dao cạo.

Tổ hợp Y tế MEDIPLUS địa chỉ thăm khám, sàng lọc chẩn đoán các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm đưa ra hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Các gói khám chi tiết ở mọi lứa tuổi và cả nam và nữ giới.

Đăng ký gói khám xét nghiệm, chẩn đoán, sàng lọc các bệnh xã hội tại MEDI+ sẽ được trực tiếp các chuyên gia khoa Da liễu, Nam học… cùng với đó là trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ mang lại kết quả chính xác.

Để đăng ký khám và điều trị bệnh giang mai hoặc các bệnh lý xã hội khác, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp Hoteline: 1900 3366, hoặc đăng ký khám trực tuyến theo Form dưới đây.

Tư vấn khám cơ xương khớp
Trên đây là những thông tin về bệnh giang mai, những biến chứng và quá trình hình thành bệnh qua từng giai đoạn kèm hình ảnh chi tiết. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc cần giải đáp về tình trạng sức khỏe, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia y tế của MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Bài viết liên quan

    Các loại xét nghiệm giang mai và cách đọc kết quả đúng chuẩn

    Xét nghiệm giang mai là cách tốt nhất để chẩn đoán sớm bệnh giang mai, từ đó giúp người bệnh có hướng điều trị kịp…

    28 Th7, 2023
    1.6K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Mai Văn Lực

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

    Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tử cung được chẩn đoán là do virus HPV. Vì thế, phòng tránh ung thư…

    22 Th4, 2024
    21

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    7 địa chỉ xét nghiệm sùi mào gà uy tín nhất Hà Nội

    Sùi mào gà, một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra, đang là mối quan tâm lớn về sức khỏe…

    23 Th4, 2024
    22

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Tư vấn thắc mắc: Quan hệ với người nhiễm HPV bao lâu thì bị?

    Quan hệ với người nhiễm HPV bao lâu thì bị? Là vấn đề đang được nhiều người quan tâm để chăm sóc sức khỏe tình…

    16 Th4, 2024
    136

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám