Mụn rộp sinh dục ở miệng, môi – Điều trị sớm tránh biến chứng khôn lường

Cập nhật 09/05/2023

4.8K

BSCKI Mai Văn Lực

Tham vấn y khoa:BSCKI Mai Văn Lực

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Mụn rộp sinh dục ở miệng, môi khiến nhiều người băn khoăn không biết liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm hay không? Hãy theo dõi chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS dưới đây về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này để có phác đồ điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển thành nhiều biến chứng khôn lường.

Mụn rộp sinh dục ở miệng môi

Mụn rộp sinh dục là một bệnh viêm nhiễm do virus Herpes Simplex gây ra. Trong đó, Herpes Simplex 1 (HSV-1 hay Herpes Labialis) gây ra khoảng 80% trường hợp mụn rộp ở miệng, môi. Chủng Herpes Simplex 2 còn lại (HSV-2) gây bệnh chủ yếu ở cơ quan sinh dục.

Người nhiễm phải loại virus này sẽ xuất hiện các vết loét đau ở vùng môi trên và dưới, vùng nướu, lưỡi, vòm miệng, bên trong má hoặc mũi. Một số trường hợp có thể bị loét ở trên mặt, cằm hoặc cổ. Mặc dù không khu trú chủ yếu ở vùng sinh dục như HSV-2, chủng HSV-1 cũng có thể gây ra tổn thương cho khu vực này với các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết, sốt, đau cơ,… Trong y học thường gọi các trường hợp trên là “vết loét lạnh”.

Mụn rộp sinh dục ở quanh vùng miệng, môi có thể do cả hai chủng virus Herpes Simplex gây ra. Tuy nhiên, chủng HSV-1 phổ biến hơn cả với 80% trường hợp. Trong khi đó, HSV-2 thì ngược lại, chỉ chiếm khoảng 20% các ca nhiễm ở vị trí này. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện nay, xu hướng thanh – thiếu niên mắc mụn rộp sinh dục ở vùng miệng ngày càng tăng chủ yếu do tiếp xúc với miệng hoặc có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm bệnh.

>>> Có thể bạn cũng đang quan tâm:

Mụn rộp sinh dục ở miệng chủ yếu do virus Herpes Simplex 1 gây ra

Mụn rộp sinh dục ở miệng chủ yếu do virus Herpes Simplex 1 gây ra

Virus Herpes Simplex có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua các tiếp xúc trực tiếp như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex),… Bệnh cũng lây truyền gián tiếp qua việc ăn uống chung, dùng chung vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, khăn tắm,…) hoặc mỹ phẩm với người nhiễm bệnh.

Hiện nay, vẫn chưa có cách điều trị triệt để mụn rộp sinh dục nói chung và ở miệng do virus Herpes Simplex gây ra nói riêng. Người mắc căn bệnh này chỉ có thể khắc phục triệu chứng chứ không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh. Do đó, bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu không biết cách phòng tránh. Một số điều kiện thuận lợi khiến bệnh dễ tái phát có thể kể đến như:

  • Tổn thương ở vùng nướu, môi hoặc mắc phải các bệnh lý về răng miệng.
  • Người bệnh thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là khu vực môi, mặt.
  • Chức năng hệ miễn dịch bị suy giảm như nhiễm bệnh, dị ứng thực phẩm, nhiễm HIV/AIDS, hoặc người đang mang thai, thay đổi hormone do chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cơ thể trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Người bệnh có thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ vùng môi, mặt gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và khả năng tái tạo tế bào tại vùng da này.
  • Người bệnh quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn.
Mụn rộp sinh dục ở miệng không điều trị triệt để có nguy cơ tái phát cao

Mụn rộp sinh dục ở miệng không điều trị triệt để có nguy cơ tái phát cao

Các giai đoạn phát triển mụn rộp sinh dục ở miệng, môi

Tham vấn y khoa Bác sĩ Trương Văn Phi – Bác sĩ Nam học hếm muộn, Bệnh xã hội MEDIPLUS cho biết nhìn chung virus HSV-1 chỉ gây bệnh cho người. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu có tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt, màng nhầy hoặc da của người mắc bệnh. Virus Herpes Simplex có khả năng lây lan nhanh, theo thống kê, phần lớn người trưởng thành đã nhiễm ít nhất một chủng phụ của chi Herpes Simplex 1 trong đời.

Thông thường, người mắc mụn rộp sinh dục ở miệng sẽ biểu hiện triệu chứng sau khoảng 2-12 ngày kể từ khi nhiễm HSV-1. Thời gian ủ bệnh của herpes môi, miệng  trung bình là 3-6 ngày. Trong thời gian bị bệnh, bên cạnh các vết loét ở miệng, người bệnh có thể có triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau cơ và khó chịu. Các biểu hiện này sẽ kéo dài khoảng từ 2-3 tuần, sau đó biến mất.

Sau khi lây nhiễm vào trong cơ thể người, virus sẽ phát triển qua 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn tiên phát

Virus xâm nhập qua da hoặc màng nhầy người bệnh thông qua các vết nứt hoặc mụn vỡ và bắt đầu nhân đôi nhanh chóng. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, xuất hiện các vết loét miệng, mụn nước,…

Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Đây là tình trạng nhiễm trùng không triệu chứng, chiếm đến hơn 50% số ca nhiễm mụn rộp sinh dục ở miệng. Điều này khiến bệnh nhân không nhận biết được tình trạng nhiễm trùng của mình và tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Hơn 50% ca nhiễm trùng Herpes Simplex không biểu hiện triệu chứng

Hơn 50% ca nhiễm trùng Herpes Simplex không biểu hiện triệu chứng

Độ trễ

Từ vị trí xâm nhập, virus di chuyển đến các hạch gốc tại mô thần kinh cột sống và bắt đầu sinh sản. Tại giai đoạn này, virus không hoạt động nên người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào cụ thể. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, virus sẽ được kích hoạt trở lại và chuyển sang giai đoạn 3.

Giai đoạn tái phát

Khi gặp điều kiện thuận lợi (yếu tố kích hoạt), virus sẽ hoạt động trở lại và gây ra các vết loét kèm theo triệu chứng mới. Những điều kiện giúp kích hoạt virus có thể kể đến như: căng thẳng, trầm cảm kéo dài, bệnh tật, suy giảm hệ thống miễn dịch, tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, chấn thương tại khu vực thần kinh nơi virus HSV xâm nhập trước đó.

Mụn rộp sinh dục ở miệng sẽ biểu hiện triệu chứng sau khoảng 2-12 ngày

Mụn rộp sinh dục ở miệng sẽ biểu hiện triệu chứng sau khoảng 2-12 ngày

Dấu hiệu nhận biết sớm mụn rộp sinh dục ở miệng

Bác sĩ Phi chi sẻ thêm, người mắc mụn rộp sinh dục ở môi miệng có thể xuất hiện những triệu chứng ban đầu như đau, ngứa, nóng rát tại vị trí nhiễm trùng trước khi vết loét hình thành. Ở một số trường hợp, người bệnh còn xuất hiện những tổn thương tương tự như mụn nhọt hoặc mụn nước. Các mụn này nhanh chóng vỡ ra kèm theo chất dịch hoăc lớp vỏ màu vàng nhạt. Sau khi vỡ, mụn để lại những vết loét nhỏ, nông màu xám trên nền đỏ.

Các vết loét to dần gây ra cơn đau dữ dội cho bệnh nhân khi cử động miệng hoặc ăn uống, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh các vết loét, người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng như:

  • Vết loét tập trung thành cụm ở môi, miệng, nướu, cổ họng (kèm cảm giác đau họng), mặt trên hoặc mặt dưới của lưỡi, mặt trong của má và vòm miệng. Vết loét có thể lan xuống cằm hoặc cổ.
  • Nướu có thể sưng nhẹ, đôi khi chảy máu nướu.
  • Sưng và đau hạch cổ.
Người mắc mụn rộp sinh dục ở miệng có thể xuất hiện triệu chứng ban đầu tại vị trí nhiễm trùng

Người mắc mụn rộp sinh dục ở miệng có thể xuất hiện triệu chứng ban đầu tại vị trí nhiễm trùng

Chẩn đoán mụn rộp sinh dục ở vùng miệng

Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mụn rộp sinh dục ở miệng, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị. Căn cứ vào thông tin bệnh nhân cung cấp và kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và đưa ra phương án chữa trị cụ thể. Hình dạng đặc trưng của vết loét Herpes là “chìa khóa vàng” để phân biệt Herpes miệng với các bệnh khác như zona, lậu hoặc giang mai.

Trong trường hợp cần khẳng định chính xác bệnh có phải do virus Herpes Simplex gây ra hay không, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành thêm một số xét nghiệm như:

  • Sinh thiết mẫu mô hoặc chất lỏng từ vết loét để tìm virus Herpes Simplex dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm PCR: Xét nghiệm này có thể chẩn đoán chính xác ngay cả khi người bệnh không biểu hiện triệu chứng. Thông qua PCR, bác sĩ sẽ tìm kiếm các đoạn DNA của virus trong mẫu bệnh phẩm lấy từ vết loét của bệnh nhân. Đây là xét nghiệm được các bác sĩ ưu tiên sử dụng để chẩn đoán hiện nay.

Cả hai phương pháp chẩn đoán trên đều có thể cho kết quả âm tính giả nếu vết loét đã bắt đầu lành, hoặc đang trong thời kỳ ủ bệnh.

Lúc này, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang). Xét nghiệm này có thể phân biệt hai loại HSV-1 và HSV-2, tuy nhiên, không thể xác định thời điểm người bệnh bị nhiễm virus, cũng như bệnh nhân cần vài tuần để hình thành kháng thể.

Việc phân biệt 2 loại HSV là cần thiết vì theo thống kê, người bệnh nhiễm HSV-2 có nguy cơ tái phát bệnh thường xuyên hơn so với HSV-1.

Lấy mẫu bệnh phẩm để tìm virus HSV dưới kính hiển vi

Lấy mẫu bệnh phẩm để tìm virus HSV dưới kính hiển vi

Điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng, môi

Hiện nay, chưa có cách điều trị triệt để mụn rộp sinh dục khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể dùng thuốc để ngăn ngừa hoặc rút ngắn các đợt bùng phát. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định:

Dùng thuốc

Các thuốc kháng virus như Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir,… có thể dùng hàng ngày để thuyên giảm triệu chứng và sự lây lan của nhiễm trùng. Nếu có tình trạng tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định dùng liều nhỏ thuốc kháng HPV để cải thiện. Theo thống kê, liệu pháp ức chế có thể làm giảm đến 90% số đợt bùng phát của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần áp dụng liệu trình này trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol, ibuprofen nếu bệnh nhân quá đau do các vết loét gây ra. Dạng kem bôi ngoài da như Penciclovir hay Acyclovir cũng được ưu tiên sử dụng để rút ngắn thời gian phát bệnh mụn rộp.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và tự điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe!

Mẹo dân gian

Người bệnh có thể sử dụng các loại dược liệu dưới đây để đắp lên vết loét nhằm thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương do virus gây viêm loét:

  • Lô hội (nha đam): Khả năng kháng khuẩn của lô hội có thể giúp làm dịu da và chữa lành vết thương nhanh chóng. Người bệnh có thể bôi lô hội tại các vết loét mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Sữa chua: Người bệnh có thể bôi sữa chua lên vùng bị mụn rộp sinh dục trong khoảng 30 phút rồi súc miệng bằng nước lọc.
  • Sữa: Hàm lượng Canxi và chất béo cao có trong sữa sẽ giúp bệnh nhân chống lại các virus gây nhiễm trùng. Cách dùng tương tự như sữa chua.
  • Tỏi: Thành phần enzyme có trong tỏi có thể hỗ trợ điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng một cách nhanh chóng. Bệnh nhân có thể cắt tỏi thành từng lát nhỏ rồi đắp lên chỗ loét, thực hiện 3-4 lần trong ngày.

>>> Tuy nhiên các cách này chỉ mang tính tham khảo, chưa có kiểm chứng khoa học cũng như về tính hiệu quả.

Điều trị triệt để mụn rộp sinh dục ở miệng bằng thuốc

Điều trị triệt để mụn rộp sinh dục ở miệng bằng thuốc

Biện pháp phòng ngừa mụn rộp sinh dục sớm

Mụn rộp sinh dục ở miệng có thể dễ dàng khởi phát nếu bệnh nhân lây nhiễm virus Herpes từ người khác, hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa căn bệnh này mà người bệnh cần lưu ý:

  • Tránh hôn, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, màng nhầy hoặc da với người đang có dấu hiệu bệnh.
  • Thận trọng khi chạm vào mụn rộp tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mình hoặc người khác.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Người bệnh có thể dùng khẩu trang trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài.
  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, có sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng (nếu có quan hệ tình dục bằng miệng), hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người.

Nhìn chung, mụn rộp sinh dục ở miệng là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bị mụn rộp, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị để thuyên giảm triệu chứng. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 hoặc trực tiếp tới Phòng khám tại địa chỉ 99 Tân Mai Hoàng Mai để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Bài viết liên quan

    Quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

    Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tử cung được chẩn đoán là do virus HPV. Vì thế, phòng tránh ung thư…

    25 Th4, 2024
    46

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

    Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không? là vấn đề được nhiều chị em quan tâm khi đang có nhu cầu tiêm phòng HPV.…

    25 Th4, 2024
    55

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    7 địa chỉ xét nghiệm sùi mào gà uy tín nhất Hà Nội

    Sùi mào gà, một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra, đang là mối quan tâm lớn về sức khỏe…

    25 Th4, 2024
    35

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Xét nghiệm sùi mào gà: Khi nào cần, chi phí bao nhiêu?

    Sùi mào gà (hay mụn cóc sinh dục, mồng gà) là bệnh lý lây truyền qua đường sinh dục khá phổ biến ở cả nam…

    10 Th5, 2023
    1.7K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Mai Văn Lực

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám