Các loại xét nghiệm giang mai và cách đọc kết quả đúng chuẩn

Cập nhật 28/07/2023

2.4K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Xét nghiệm giang mai là cách tốt nhất để chẩn đoán sớm bệnh giang mai, từ đó giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng động. Mặc dù vậy, nhưng ít ai biết thực sự xét nghiệm như thế nào và cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai sao cho đúng. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, mọi thông tin về căn bệnh này đều có.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng, khả năng lây nhiễm rất cao qua đường tình dục không an toàn hoặc trực tiếp qua đường máu. Chúng gây ra bởi xoắn khuẩn có tên gọi là Treponema Pallidum. Có 2 loại bệnh giang mai phổ biến là giang mai có biểu hiện lâm sàng và giang mai tiềm ẩn.

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra nhiều biến chứng

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra nhiều biến chứng

Giang mai được phân làm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn đầu: Các triệu chứng thông thường xuất hiện khi người mới bị giang mai là xuất hiện các vết loét hình tròn hoặc hình bầu không mủ, không ngứa. Chúng tồn tại ở cơ quan sinh dục từ 6-8 tuần, rồi biến mất.

– Giai đoạn lâm sàng: Đến giai đoạn này ở bộ phận sinh dục sẽ nổi lên các nốt mụn hồng bọng nước, lở loét,…hoặc chúng xuất hiện như mụn bọc, bong vẩy.

– Giai đoạn cuối: Các xoắn khuẩn xâm nhập sâu vào các cơ quan trong cơ thể như các cơ, gan, tim,… Ở giai đoạn này, tình trạng bệnh đã trở nặng, nguy hiểm nhất.

Các biến chứng khi bị bệnh giang mai có thể gặp phải nếu không được phát hiện sớm, đưa hướng điều trị ngay từ giai đoạn đầu:

  • Khi các cơ quan trong cơ thể bị xoắn khuẩn tấn công sẽ làm tăng nguy cơ bị rối loạn tâm thần, bại liệt, phình động mạch chủ,…
  • Mắc bệnh giang mai khi đang mang thai thì rất có thể thai nhi sẽ bị dị tật hoặc tử vong

Đó là lý do bạn cần phải test nhanh giang mai khi có bất thường trên cơ thể, để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

>>> Bạn quan tâm: Hình ảnh bệnh giang mai các giai đoạn

Các loại xét nghiệm giang mai

Các xét nghiệm giang mai đang được sử dụng hiện nay

Các xét nghiệm giang mai đang được sử dụng hiện nay

Khi bạn đi thăm khám bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị giang mai hay không. Thực tế hiện nay có rất nhiều các phương pháp xét nghiệm khác nhau, từng loại sẽ có cách thực hiện khác nhau:

Sử dụng que test giang mai

Đây được đánh giá là cách đơn giản và nhanh nhất giúp xác định kháng thể giang mai có trong cơ thể bạn hay không. Khi test nhanh giang mai bạn sẽ chỉ phải chờ đợi trong vòng 10-15 phút là có kết quả. Có 3 loại test  giang mai phổ biến đang sử dụng hiện nay:

Xét nghiệm đặc hiệu

Nguyên lý hoạt động của loại xét nghiệm này là sử dụng kháng nguyên Treponema pallidum để biết được kháng thể đặc hiệu của bệnh giang mai. Ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả nhanh nhưng lại không phân biệt được là mới bị giang mai hay là bệnh trước đây từng nhiễm đã được điều trị.

Xét nghiệm không đặc hiệu

Test nhanh không đặc hiệu giúp phát hiện các kháng thể IgM hoặc IgG kháng lại kháng nguyên cardiolipin. Ưu điểm là nhanh có kết quả nhưng loại xét nghiệm này chỉ dùng để sàng lọc người bị bệnh chứ không xác định được chính xác bị giang mai hay không. Bởi một số bệnh lý khác cũng có kháng thể IgM và IgG như bệnh tự miễn, sốt virus,…

Xét nghiệm phối hợp

Đây là cách test nhanh giang mai được đánh giá cao nhất bởi nó có sự kết hợp giữa 2 loại xét nghiệm giang mai đặc hiệu và không đặc hiệu. Ưu điểm của phương pháp này là vừa có thể sàng lọc vừa có thể chẩn đoán bệnh giang mai. Nhưng nhược điểm của nó là chưa được kiểm định và đánh giá bởi Tổ chức Y tế thế giới.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm soi kính hiển vi trường tối

Đây là loại xét nghiệm thường được chỉ định khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, mới chỉ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, chưa đi sâu vào cơ thể. Mẫu bệnh phẩm được lấy là dịch tại vết loét, dịch âm đạo, niệu đạo ở bộ phận sinh dục.

Ưu điểm của phương pháp này là cho ra kết quả nhanh, phát hiện được luôn xoắn khuẩn gây bệnh. Nhưng nhược điểm là có khả năng âm tính giả rất cao nếu lấy sai vị trí lấy mẫu bệnh phẩm. Đồng thời, phát hiện xoắn khuẩn dễ bị nhầm với các xoắn khuẩn khác cùng họ như Treponema.

Xét nghiệm RPR

Ở xét nghiệm này được bác sĩ chỉ định làm khi bệnh ở giai đoạn 2. Mẫu bệnh phẩm lấy xét nghiệm là máu dưới tĩnh mạch. Phương pháp xét nghiệm này nhanh, ít xâm lấn, ít rủi ro. Tuy nhiên, kết quả có thể bị âm tính hoặc dương tính giả nếu người mắc bệnh giang mai trong giai đoạn 1 mà sử dụng xét nghiệm RPR thì rất dễ bị chẩn đoán không bị bệnh.

Ngoài ra, nếu người bị rối loạn miễn dịch như mang thai, ung thư,…khi làm xét nghiệm giang mai RPR  rất dễ bị chẩn đoán bị giang mai. Khi đó người bệnh cần phải làm thêm 1 số xét nghiệm khác để có thể chẩn đoán chính xác bệnh.

Xét nghiệm giang mai đặc hiệu (VDRL)

Mẫu bệnh phẩm để xác định kháng thể đặc hiệu trong loại xét nghiệm này sử dụng mẫu máu và dịch não tủy. Xét nghiệm đặc hiệu bao gồm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm Treponema huỳnh quang – FTA-abs
  • Xét nghiệm TPHA
  • Xét nghiệm hóa phát quang – CLIA.
  • Xét nghiệm điện hóa phát quang – ECLIA
  • Xét nghiệm miễn dịch enzyme – EIA

Cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai

Đọc kết quả xét nghiệm chuẩn để kịp thời chữa trị nếu bị bệnh

Đọc kết quả xét nghiệm chuẩn để kịp thời chữa trị nếu bị bệnh

Chi tiết cách đọc kết quả xét nghiệm rất dễ đọc nếu bạn nắm được các thông tin dưới đây:

Với que test giang mai thì đọc kết quả rất đơn giản như sau:

  • 2 vạch đỏ: Tức là bạn dương tính với giang mai, cơ thể của bạn xuất hiện các kháng thể chống lại xoắn khuẩn.
  • 1 vạch C: Tức là không tìm thấy kháng thể chống lại xoắn khuẩn giang mai
  • Không lên vạch: Không có giá trị

Cách đọc kết quả xét nghiệm RPR hay VDRL:

  • Âm tính: Cơ thể không chứa xoắn khuẩn giang mai, tức là bạn không mắc bệnh
  • Dương tính: Nguy cơ cao bạn đã bị giang mai, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác để cho ra kết quả chính xác.

Đọc kết quả xét nghiệm TPHA hoặc TPPA:

  • Âm tính: Không mắc bệnh giang mai
  • Dương tính: Đã mắc bệnh giang mai, cần tiến hành điều trị và tránh lây nhiễm cộng đồng

Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết các xét nghiệm giang mai cần làm và cách đọc kết quả sao cho đúng nhất. Nếu bạn gặp bất kỳ bất thường nào ở bộ phận sinh dục cần đi làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm bệnh giang mai. Liên hệ ngay số hotline 19003366 gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa tư vấn MIỄN PHÍ về các vấn đề của bạn.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoạc phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Giải đáp thắc mắc: Quan hệ bằng miệng gây ung thư vòm họng

    Ung thư vòm họng là căn bệnh không phân biệt tuổi tác và thường khó nhận biết ở những giai đoạn đầu. Có nhiều quan…

    26 Th4, 2024
    392

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

    Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tử cung được chẩn đoán là do virus HPV. Vì thế, phòng tránh ung thư…

    25 Th4, 2024
    339

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

    Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không? là vấn đề được nhiều chị em quan tâm khi đang có nhu cầu tiêm phòng HPV.…

    25 Th4, 2024
    421

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Top 5 địa chỉ xét nghiệm HPV uy tín tại Hà Nội

    Hiện nay, số lượng người nhiễm virus HPV ngày càng gia tăng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và…

    07 Th5, 2024
    255

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám