Bệnh Gút (Gout) có ăn được canh cua không? [HỎI ĐÁP]

Cập nhật 31/05/2023

2.7K

ThS. BSNT Nguyễn Anh Dũng

Tham vấn y khoa:ThS. BSNT Nguyễn Anh Dũng

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Cua đồng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nguồn bổ sung chất đạm dồi dào cho cơ thể. Đồng thời, canh cua cũng là một món ăn yêu thích của nhiều người dân Việt. Tuy nhiên, người bị bệnh Gout ăn được canh cua không? Theo dõi chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS qua bài viết dưới đây!

Bệnh Gút có ăn được canh cua không?

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học có vai trò quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Đối với người bị bệnh, chế độ dinh dưỡng lại càng cần được chú ý và điều chỉnh phù hợp hơn để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa như Gout.

Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout (còn gọi là gút hay thống phong) là bệnh lý viêm khớp phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh hiện nay khoảng 1-7/100 người trưởng thành và có xu hướng ngày càng tăng. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên (90-95%) và phụ nữ sau mãn kinh. Cơ chế gây bệnh là do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, với đặc điểm chính là tăng acid uric trong máu.

Bệnh Gout do lắng đọng tinh thể urat ở các mô

Bệnh Gout do lắng đọng tinh thể urat ở các mô

Purin là chất tự nhiên tồn tại trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt ở một số nhóm thịt, cá, hải sản… Sau khi vào cơ thể, purin được chuyển hóa và tạo thành acid uric, chất này được đào thải qua nước tiểu.

Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì trong giới hạn bình thường ở nam giới là 210-420 µmol/L và 150-350 µmol/L đối với nữ giới. Khi quá trình chuyển hóa purin bị rối loạn, nồng độ acid uric trong máu tăng lên và hình thành các tinh thể urat lắng đọng ở các mô.

Tùy theo vị trí vi tinh thể urat lắng đọng ở mô nào mà bệnh sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Những tinh thể này thường tập trung tại khớp nên đặc trưng của bệnh Gout là những đợt viêm khớp cấp tái phát. Những đợt cấp xuất hiện tự phát hoặc sau một bữa ăn nhiều chất đạm hoặc uống rượu quá mức hay gặp chấn thương,…

Cơn đau khớp thường khởi phát đột ngột, dữ dội vào nửa đêm kèm theo biểu hiện sưng, đỏ tại khớp bị tổn thương. Vị trí thường gặp nhất là khớp ngón chân cái, cũng có thể gặp các khớp khác ở chân (khớp gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở các khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).

Tinh thể urat có thể lắng đọng ở mô dưới da tại các vị trí như vành tai, khuỷu, cạnh  khớp tổn thương, tạo thành các khối nổi gồ lên gọi là hạt tophi. Những hạt tophi này cũng là nguyên nhân chính gây biến dạng khớp và hạn chế chức năng vận động của bàn tay, bàn chân ở người bị bệnh Gout. Ngoài ra, nếu điều trị không đúng, những tinh thể urat còn có thể tích lũy ở thận gây ảnh hưởng chức năng thận hoặc tạo thành sỏi thận.

Tinh thể urat có thể tích lũy gây sỏi thận

Tinh thể urat có thể tích lũy gây sỏi thận

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Gout có thể kể đến như: nam giới, tuổi cao, tiền sử gia đình, dùng một số loại thuốc gây tăng tích tụ acid uric (Aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị liệu), mắc bệnh lý tại thận, uống nhiều bia rượu trong thời gian dài, béo phì, … Do vậy, để phòng ngừa bệnh Gout, mọi người cần chú ý xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao cần kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên hoặc đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng nặng nề của bệnh.

Bệnh Gout ăn được canh cua không?

Nguyên tắc điều trị bệnh Gout là ngăn ngừa các triệu chứng viêm trong các đợt cấp, kiểm soát nồng độ acid uric máu, điều trị các biến chứng và dự phòng tái phát cơn gout cấp. Do đó, ngoài các thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giảm acid uric máu thì duy trì chế độ ăn uống – sinh hoạt phù hợp là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh Gout.

Chuyên gia MEDIPLUS khuyến cáo, để cải thiện Gout người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống – sinh hoạt dưới đây:

  • Tránh thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật, thịt đỏ, hải sản,… Người bệnh nên ăn không quá 150g thịt/ngày.
  • Không uống đồ có cồn (bia, rượu). Tránh sử dụng trà, cà phê.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng bình thường.
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu.
  • Tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như: căng thẳng, chấn thương,…

Vậy người mắc bệnh Gout ăn được canh cua không? Canh cua thường được biết đến là món ăn bổ dưỡng cung cấp nhiều đạm, giàu canxi. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trong 100g cua đồng có chứa 12,3g protein (đạm), 3,3g lipid (chất béo), 2g glucid (chất bột, đường), 120mg canxi.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc dân gian được dùng từ lâu đời với tên điền giải với tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Tuy nhiên, cua đồng có chứa hàm lượng purin rất cao nên khi người bệnh ăn vào sẽ làm nồng độ acid uric trong máu tăng lên, gây khởi phát cơn gout cấp và có thể khiến các tổn thương tại khớp nặng hơn. Ngoài ra, tính hàn của cua đồng sẽ gây sưng và đau nhức tại khớp nhiều, làm cho bệnh trở nặng hơn, kéo dài thời gian hồi phục.

Vì những lí do trên, chuyên gia dinh dưỡng của MEDIPLUS khuyến cáo người bị bệnh Gout không nên ăn canh cua hay các món nấu từ cua đồng. Thay vào đó, người bệnh có thể bổ sung trứng, sữa, các loại cá sông (cá chép, cá diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (ức gà),… có hàm lượng ít purin để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể, với hàm lượng khuyến cáo là 50-100g protein/ngày.

>>> Bạn cần biết: Người bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Cua chứa lượng purin cao người bị bệnh gout nên hạn chế ăn

Cua chứa lượng purin cao người bị bệnh gout nên hạn chế ăn

Một số bệnh lý khác cũng không nên ăn cua đồng

Tuy cua đồng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được cua. Ngoài bệnh Gout, nhiều bệnh lý khác cũng nên hạn chế  ăn cua đồng, bao gồm:

Người dị ứng với cua

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với một chất lạ. Hải sản, trong đó có cua đồng, là tác nhân gây dị ứng phổ biến. Sau khi ăn cua, người bị dị ứng sẽ có biểu hiện nổi mề đay, ngứa, tiêu chảy, thậm chí khó thở, tụt huyết áp, rất nguy hiểm cho tính mạng. Chính vì thế, khi xuất hiện các phản ứng dị ứng trên, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Đối với những người dị ứng với cua, cần chú ý trong lựa chọn thực phẩm cho thực đơn hàng ngày, không ăn các món có cua, kể cả nước dùng nấu từ cua để tránh các phản ứng dị ứng nguy hiểm.

Người mới khỏi bệnh

Khi vừa mới khỏi bệnh, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn và sức đề kháng còn yếu. Do đó, nếu ăn vào thời điểm này, tính hàn của cua sẽ khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, càng làm chậm quá trình hồi phục. Thay vào đó, nên sử dụng các thức ăn giàu năng lượng và dễ tiêu hóa như súp gà, cháo bò, canh gà hầm thuốc bắc,…

Người bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh lý rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày. Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của con người rất nhạy cảm, do đó nên lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu cho người bệnh.

Cua đồng là một thực phẩm mang tính hàn nên có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn, thậm chí dẫn gây mất nước nghiêm trọng. Do vậy, không nên sử dụng cua đồng để chế biến món ăn cho người đang bị tiêu chảy.

Người bị bệnh tim mạch

Gạch cua đồng có chứa nhiều cholesterol (có 125mg cholesterol trong 100g thịt cua). Chính vì thế, khi ăn nhiều canh cua có thể khiến cho nồng độ cholesterol máu tăng cao, thúc đẩy nguy cơ xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này sẽ gây hẹp hoặc tắc mạch máu, cản trở sự lưu thông của máu hoặc nặng hơn có thể gây vỡ mạch máu đột ngột.

Đặc biệt khi người bệnh có các bệnh nền huyết áp cao, bệnh lý tim mạch, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Vì vậy, người bị bệnh tim mạch cần tránh ăn các thực phẩm giàu cholesterol như cua đồng.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giải đáp cho bạn thắc mắc bệnh Gout có ăn canh cua được không? Đối với người bị bệnh Gout việc điều chỉnh chế độ ăn uống có ý nghĩa rất lớn. Do đó, hãy chủ động xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng khoa học để hạn chế biến chứng và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

*Bài viết chia se và chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Nguyên nhân của tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng

    Một vấn đề phổ biến mà chúng ta hay gặp phải đó là tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng. Đôi khi, đau…

    25 Th1, 2024
    163

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau khớp cổ tay là triệu chứng của bệnh gì?

    Đau khớp cổ tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá tải, chấn thương, viêm khớp và các bệnh lý khác. Bài…

    03 Th1, 2024
    206

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Phù nề chân là bệnh gì, có nguy hiểm không? Một số cách giảm sưng đau

    Người bị phù chân sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong các hoạt động thường ngày, nhất là khi đi lại, thậm chí là đau…

    19 Th6, 2023
    3.5K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Anh Dũng

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cách điều trị cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi

    Tình trạng cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi có thể do thói quen hoạt động và đời sống sinh hoạt của người bệnh…

    25 Th1, 2024
    182

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám