Loãng xương ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Cập nhật 28/02/2024

634

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Loãng xương là tình trạng xương bị mỏng dần, giòn hoặc xốp xương thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa khi mà số người trong độ tuổi 20-30 mắc bệnh ngày càng tăng. Dưới đây, MEDIPLUS sẽ tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh loãng xương ở người trẻ để bạn có thể tham khảo, tìm hiểu rõ hơn.

Nguyên nhân loãng xương ở người trẻ

Tổng hợp nguyên nhân loãng xương ở người trẻ

Tổng hợp nguyên nhân loãng xương ở người trẻ

Loãng xương là bệnh lý thường xảy ra khi bị mất cân bằng giữa quá trình tái tạo xương mới và tiêu hủy xương cũ. Hiện nay, không chỉ người cao tuổi mà số lượng người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Khác với độ tuổi mãn kinh hoặc người cao tuổi, bệnh loãng xương ở người trẻ thường không có những biểu hiện rõ ràng và tiến triển âm thầm nên rất khó phát hiện. Vì vậy, các bạn trẻ cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để chủ động trong việc phòng ngừa. Dưới đây, MEDIPLUS sẽ cung cấp cho bạn một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến:

  • Lối sống thiếu khoa học: Hiện nay, người trẻ thường có thói quen sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và hàm lượng đường cao, sử dụng nhiều chất kích thích như : bia, rượu, cafe,… Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin( đặc biệt là vitamin D) làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và trao đổi chất của cơ thể, cũng như làm mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và tiêu hủy xương dẫn đến loãng xương.
  • Lười vận động: Việc thiếu luyện tập thể chất đều đặn cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến loãng xương ở người trẻ. Nếu bạn không thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống cơ xương, làm suy giảm cơ bắp và hao hụt khả năng chịu đựng của xương.
  • Do bệnh lý: Bệnh loãng xương ở người trẻ có thể là các dấu hiệu khởi đầu của các bệnh lý xương khớp mãn tính như: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường và một số bệnh về nội tiết,…
  • Yếu tố di truyền: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng loãng xương. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình đã từng gặp phải các bệnh lý loãng xương thì con cái và thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường..
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc chuyên điều trị các bệnh lý mãn tính có thể gây ra tác dụng phụ làm khả năng hấp thụ canxi của xương bị suy giảm, khiến cho xương bị mài mòn, giòn, xốp, tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.

Tìm hiểu thêm:

Loãng xương ở người trẻ có gây nguy hiểm không?

Một số biến chứng nguy hiểm khi bị loãng xương

Một số biến chứng nguy hiểm khi bị loãng xương

Có một sự thật nguy hiểm là bệnh lý loãng xương đang có xu hướng trẻ hóa. Đặc biệt khác với độ tuổi mãn kinh và người cao tuổi, khi vừa đạt ngưỡng 20-30 tuổi, các dấu hiệu loãng xương sẽ không xuất hiện rõ rệt, chúng sẽ âm thầm phát triển. Nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Một số biến chứng nguy hiểm của loãng xương ở người trẻ:

  • Gãy xương: Loãng xương là tình trạng xương bị mỏng, giòn, xốp vì thế chỉ cần va chạm nhẹ có thể dẫn đến nứt xương, gãy xương.
  • Cong vẹo cột sống: Việc sinh hoạt, vận động sai tư thế trong thời gian xương khớp bị tổn thương do loãng xương sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng vẹo cột sống hay vẹo cột sống thắt lưng. Khi đó các đốt xương sống sẽ bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp gây nên những cơn đau nhức kéo dài.
  • Xẹp đốt sống: Đây là biến chứng thường gặp của bệnh lý loãng xương. Lúc này, các khối xương, thân đốt sống bị xẹp trở nên biến dạng hoặc mất đi chiều cao của đốt sống. Tình trạng này gây ra những cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.

Cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay và xương cổ chân là những vị trí dễ bị tác động và tổn thương nhất trên cơ thể. Khi gặp phải tình trạng loãng xương, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời các nhóm xương này có nguy cơ bị gãy, thậm chí là tàn phế vĩnh viễn, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan, cần phải có phương pháp phòng ngừa hiệu quả với tình trạng này.

Cách phòng ngừa loãng xương ở người trẻ

Một số phương pháp phòng ngừa loãng xương ở người trẻ

Một số phương pháp phòng ngừa loãng xương ở người trẻ

Ở bất kì độ tuổi nào, loãng xương cũng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng. MEDIPLUS sẽ cung cấp cho người đọc một số phương pháp phòng tránh loãng xương hiệu quả:

  • Ăn uống khoa học: Hạn chế việc sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ thay vào đó là bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D có lợi cho xương khớp giúp xương dẻo dai, bền bỉ hơn.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Duy trì thói quen khám sức khỏe tổng quát và định kì bạn sẽ sớm phát hiện ra những dấu hiệu hoặc nguy cơ loãng xương để kịp thời điều trị.
  • Vận động thường xuyên, đúng cách: Việc thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao sẽ giúp cơ xương của bạn trở nên chắc khỏe, tăng sự dẻo dai cho cơ bắp. Tuy nhiên, cần có chế độ tập luyện phù hợp, khoa học để tránh xảy ra những tổn thương nghiêm trọng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, cafe, thuốc lá,...
  • Sử dụng thuốc đúng cách: Tránh việc lạm dụng thuốc giảm đau, các loại thuốc điều trị viêm xương khớp. Lạm dụng các loại thuốc này sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương ở mức độ nghiêm trọng gây ra những biến chứng nguy hiểm

Để có thể chẩn đoán loãng xương một cách chuẩn xác nhất khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp không nên chủ quan mà cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hãy đến ngay với tổ hợp y tế MEDIPLUS để được các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp tư vấn,  thăm khám trực tiếp hoặc liên hệ hotline 19003366 để được hỗ trợ nhanh nhất hoặc bạn có thể đến trực tiếp “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Ung thư cột sống: 2 Nguyên nhân và 4 Cách điều trị

    Các cơn đau lưng nghiêm trọng có dẫn đến ung thư cột sống hay không là băn khoăn được rất nhiều người bệnh xương khớp…

    29 Th11, 2024
    54

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cách điều trị loãng xương như thế nào? Có chữa khỏi không?

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy tình trạng…

    01 Th2, 2024
    690

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Tập xà đơn chữa vẹo cột sống: Gợi ý 7 bài tập 

    Vẹo cột sống là một vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tập xà đơn chữa vẹo cột sống…

    20 Th11, 2024
    416

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo mật độ xương: Những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện

    Bạn có biết rằng xương của bạn cũng cần được kiểm tra định kỳ như tim mạch, huyết áp hay đường huyết? Đo mật độ…

    28 Th2, 2024
    572

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám