Thoái hóa cột sống có chữa được không? 5 Lưu ý

Cập nhật 29/11/2024

49

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thoái hóa cột sống là một bệnh lý về xương khớp, căn bệnh gây ra nhiều cơn đau nhức và làm cho người bệnh cảm thấy khó khăn khi di chuyển hay vận động. Vậy bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? Cùng MEDIPLUS theo dõi bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé. 

1. 4 Nguyên nhân dẫn đến việc điều trị thoái hóa cột sống không hiệu quả

Chọn lựa sai phương pháp

Việc chọn lựa sai phương pháp điều trị, chẳng hạn như tự ý dùng thuốc giảm đau hay các bài thuốc dân gian, có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. Thay vì giúp cải thiện sức khỏe, những biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và có thể che lấp các triệu chứng, làm chậm trễ việc chẩn đoán và điều trị chính xác. Kết quả là, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm và làm tăng độ khó trong quá trình phục hồi.

Chọn sai phương pháp điều trị có thể làm bệnh nặng thêm

Chọn sai phương pháp điều trị có thể làm bệnh nặng thêm

Điều trị khi các triệu chứng thoái hóa cột sống trở nặng

Các cơn đau nhẹ ban đầu thường không biểu hiện rõ ràng, khiến nhiều người chủ quan nghĩ rằng chỉ là mỏi cơ thông thường. Thay vì đi khám, họ thường tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian. Chỉ khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng mới được phát hiện. Lúc này, bệnh không chỉ làm suy giảm khả năng vận động mà còn có nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng, khiến việc điều trị và phục hồi trở nên khó khăn.

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống không đúng bác sĩ chuyên khoa

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống không đúng bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng phương pháp, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây ra đau đớn kéo dài, giảm khả năng vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tự ý dừng điều trị thoái hóa cột sống theo phác đồ

Nhiều bệnh nhân thường tự ý dừng phác đồ điều trị khi thấy các cơn đau nhức có dấu hiệu thuyên giảm mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, điều này có thể làm gián đoạn quá trình điều trị, dẫn đến nguy cơ tái phát đau nhức hoặc làm tình trạng thoái hóa cột sống nghiêm trọng hơn.

Để giúp cho quá trình trị thoái hóa cột sống được hiệu quả và an toàn, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý ngừng liệu trình. Sự kiên nhẫn và tuân thủ liệu trình điều trị sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra đúng cách và bền vững.

2. Thoái hóa cột sống có chữa được không?

Tình trạng thoái hóa cột sống có chữa được không? Bệnh thoái hóa cột sống là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, với nguy cơ tăng cao khi tuổi già. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra ở người trẻ do thói quen sinh hoạt và làm việc sai tư thế kéo dài.

Thoái hóa cột sống có chữa được không? có thể được điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn

Thoái hóa cột sống có chữa được không? có thể giảm triệu chứng, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn

Bệnh tiến triển từ từ với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, và không có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Khi cột sống bị thoái hóa, thay đổi cấu trúc hoặc biến dạng, việc phục hồi hoàn toàn là không thể. Dẫu vậy, các biến chứng có thể được kiểm soát và ngăn chặn nhờ điều trị phù hợp và thay đổi thói quen sinh hoạt.

Thoái hóa cột sống ở vùng cổ có chữa được không?

Thoái hóa cột sống cổ có thể được điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng vì việc kiểm soát và làm chậm quá trình thoái hóa là hoàn toàn khả thi. Nếu điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể thuyên giảm đáng kể, và nguy cơ biến chứng sẽ được ngăn chặn, giúp người bệnh sống hòa bình với căn bệnh này theo thời gian.

Thoái hóa cột sống ở thắt lưng có chữa được không?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh mãn tính, và các đốt sống bị hao mòn không thể phục hồi hoàn toàn về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng bệnh, nên người bệnh không cần quá lo lắng.

Thoái hóa cột sống lưng có thể điều trị nhưng không khỏi hoàn toàn

Thoái hóa cột sống lưng có thể điều trị, nhưng không khỏi hoàn toàn

3. 4 Cách chữa thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống có chữa được không? Khi bị thoái hóa cột sống có châm cứu được không? Đây vẫn luôn là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng sau đây là một số cách chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng hiệu quả: 

Điều trị thoái hóa cột sống cổ, lưng tại nhà

Bạn có thể áp dụng các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng, cổ sau đây tại nhà để giảm đau nhanh chóng: 

  • Chườm nóng: Đây là cách chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng rất hiệu quả. Chườm nóng giúp giảm đau lưng, đau cổ, cải thiện co cơ và giảm tê cứng cột sống. Nhiệt độ cao làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông, cung cấp nhiều oxy và dưỡng chất cho các đốt sống bị thoái hóa. Phương pháp này còn giúp thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thư thái cho người bệnh.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh là cách chữa đốt sống lưng, đốt sống cổ nhanh và hiệu quả. Đá lạnh giúp giảm đau bằng cách gây tê tạm thời vùng tổn thương và ngăn tín hiệu đau truyền về não, đồng thời ức chế phản ứng viêm.
  • Sử dụng bài thuốc dân gian: Một số dược liệu tự nhiên như lá mật gấu, lá đinh lăng có tác dụng giảm đau, chống viêm, và làm dịu các kích thích thần kinh, giúp cải thiện triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Chỉ cần rửa sạch, đun sôi và sắc trên lửa nhỏ, sau đó uống dần.
Chườm lạnh giúp giảm đau cột sống hiệu quả

Chườm lạnh giúp giảm đau cột sống hiệu quả

Điều trị bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp phổ biến mà bệnh nhân thoái hóa cột sống nghĩ đến để giảm đau và tiêu viêm. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm Paracetamol (giảm đau, sưng tấy), Glucosamine (Theo wiki: giúp giảm đau, tái tạo sụn khớp và làm chậm thoái hóa), thuốc chống viêm không steroid, và vitamin B1, B6, B12 (bổ sung cho xương khớp). 

Mặc dù các loại thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau lưng, tê bì và khó chịu, nhưng chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Điều trị bổ trợ

Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng có thể áp dụng các phương pháp điều trị bổ trợ sau:

  • Châm cứu chữa đau hiệu quả: Nếu bạn còn thắc mắc không biết thoái hóa cột sống có châm cứu được không thì câu trả lời là được. Kim châm tác động lên các huyệt đạo giúp đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm đau lưng và đau dây thần kinh ở bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Xoa bóp, trị liệu Thần kinh Cột sống với bác sĩ: Phương pháp này được sử dụng khi cột sống bị biến dạng hoặc dây thần kinh bị chèn ép. Bệnh nhân nên thực hiện tại các phòng vật lý trị liệu uy tín để đảm bảo an toàn.
  • Vật lý trị liệu: Liệu pháp vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống tác động lên các huyệt vị bị ảnh hưởng do thoái hóa qua nhiều phương pháp khác nhau.  
    • Diện chẩn đồ hình: Tác động lên huyệt vị tổn thương qua đồ hình phản chiếu bằng dụng cụ chuyên dụng như búa gỗ, cây lăn, que cào.
    • Xoa bóp – bấm huyệt: Kích thích huyệt đạo bằng tay qua các động tác ấn, bấm, day, xoa giúp giảm đau, giãn cơ và tăng lưu thông máu tại vùng cột sống bị thoái hóa.
    • Châm cứu: Dùng kim châm vào huyệt vị tổn thương để đả thông kinh lạc, giảm đau và phục hồi khả năng vận động.
    • Cấy chỉ: Cấy chỉ tự tiêu catgut vào huyệt đạo để tiêu trừ ứ trệ khí huyết do thoái hóa gây nên.

Kết hợp giữa y học hiện đại và cổ truyền, các liệu pháp này giúp giảm đau, thư giãn cơ khớp, giảm chèn ép dây thần kinh, và cải thiện chức năng vận động.

Phẫu thuật cột sống

Nếu các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng, cổ kể trên không làm cơn đau thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để phẫu thuật. Bác sĩ sẽ loại bỏ một phần đốt sống bị thoái hóa để nới rộng không gian, sau đó điều chỉnh lại cấu trúc cột sống nhằm tránh chèn ép dây thần kinh. Một số phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống phổ biến như sau: 

  • Cắt bỏ các điểm lồi hoặc cắt phần gai xương cột sống
  • Đối với thoái hóa cột sống lưng thì có thể phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống ở vùng lưng
  • Hàn nối các mảnh ghép xương để cố định cột sống
  • Cắt bỏ đĩa đệm bằng phương pháp mổ mở.
  • Cấy vào giữa các đốt sống cổ, lưng những miếng đệm gian mỏm gai  
  • Thay đốt sống nhân tạo khi đốt sống mất chức năng.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo giữa hai đốt thắt lưng liền kề.
Phẫu thuật là cách dùng để điều trị thoái hóa cột sống ở mức nặng

Phẫu thuật là cách dùng để điều trị thoái hóa cột sống ở mức nặng

4. Khám thoái hóa cột sống ở đâu tại Hà Nội?

Thoái hóa cột sống có chữa được không? Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có cách điều trị giúp giảm đau hiệu quả. Hiện nay, để điều trị thoái hóa cột sống lưng, cổ, bạn nên đến các địa chỉ uy tín như tổ hợp y tế MEDIPLUS để thăm khám và điều trị bệnh. MEDIPLUS là địa chỉ chữa thoái hóa cột sống đáng tin cậy nhờ vào các ưu điểm sau: 

  • Trang thiết bị hiện đại: MEDIPLUS trang bị máy đo mật độ xương GE (Hàn Quốc) giúp cung cấp hình ảnh chi tiết của cột sống và hông, nhanh chóng và không xâm lấn. Máy siêu âm cầm tay CLARIUS (Canada) với đầu dò 3 trong 1, không sử dụng bức xạ ion hóa, cho hình ảnh cực kỳ sắc nét, an toàn cho sức khỏe. MEDIPLUS còn có các máy chụp X-quang, CT, MRI hỗ trợ chẩn đoán chính xác.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: Các bác sĩ như Tiến sĩ Lê Quốc Việt (35 năm kinh nghiệm), Tiến sĩ Lê Thị Liễu (25 năm kinh nghiệm), cùng các bác sĩ giỏi khác,… giúp đưa ra phương án điều trị hiệu quả.
  • Dịch vụ y tế tận tâm, chuyên nghiệp: Dịch vụ sử dụng vòng tay định danh cá nhân, giúp bỏ qua thủ tục rườm rà. Trợ lý y tế luôn sẵn sàng hỗ trợ, với kết quả khám bệnh được trả và lưu trữ ngay trong ngày qua app MEDI+.
Điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả tại tổ hợp y tế MEDIPLUS

Điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả tại tổ hợp y tế MEDIPLUS

5. 5 Lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng và phòng ngừa bệnh

Khi thực hiện các cách chữa thoái hóa cột sống lưng, cổ, người bệnh cần lưu ý vài điều như sau: 

Hạn chế tối đa vận động, bê vác đồ nặng

Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên tránh vận động mạnh hoặc làm việc quá sức. Mặc dù luyện tập giúp tăng tuần hoàn máu, nhưng cần tránh các hoạt động như làm việc quá lâu trong một tư thế cố định, cúi lưng, mang vác nặng hoặc chạy nhanh. Những hành động này có thể làm tăng áp lực lên cột sống, gây đau và làm tình trạng thoái hóa thêm nghiêm trọng.

Không nên khiêng vác quá nhiều đồ nặng

Không nên khiêng vác quá nhiều đồ nặng

Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể

Để tăng cường sức khỏe, bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các nguyên tắc sau:

  • Ăn nhiều rau và trái cây nhiều màu sắc, giàu chất chống oxy hóa.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu acid béo omega-3, như cá hồi và các loại hạt.
  • Sử dụng chất béo, đường và muối ở mức độ vừa phải.
  • Giảm thiểu thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chiên.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Xây dựng thói quen sinh hoạt và thể dục hàng ngày

Để hạn chế diễn tiến của thoái hóa cột sống, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt và tư thế đúng, bao gồm:

  • Tránh cúi khiêng, vác vật nặng hoặc xoay trở đột ngột.
  • Nên nằm giường hoặc đệm cứng, tránh nằm đệm mềm, võng, ghế bố.
  • Tránh duy trì tư thế cổ hoặc lưng không thoải mái lâu dài, ví dụ như cúi đầu liên tục.
  • Duy trì cân nặng hợp lý và thói quen tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
  • Lựa chọn các bài tập thể dục vừa sức với mình, không tập luyện quá sức để ảnh hưởng đến cơ thể, sức khỏe và cột sống của bạn. 
Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, thể thao đầy đủ

Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, thể thao đầy đủ

Tập các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống

Các bài tập kéo giãn cơ giúp giảm triệu chứng đau mỏi và cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, lưng. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập sau đây: 

  • Kéo giãn cơ cạnh cột sống: Thực hiện giãn cơ theo thứ tự các nhóm cơ cổ trước, cổ sau và cổ bên. Ngửa cổ và nghiêng đầu để kéo giãn cơ cổ, mỗi động tác giữ 5 giây, làm lại 2-3 lần.
  • Kéo giãn cơ nâng vai: Đứng thẳng, nâng tay phải và khuỷu tay lên, đặt vào tường, xoay đầu và hạ cằm để kéo giãn cơ nâng vai. Giữ tư thế nào trong khoảng 30-60 giây, lặp lại với bên kia.
  • Tư thế rắn hổ mang: Nằm úp, khuỷu tay gập 90 độ, nâng tay lên khỏi sàn. Giữ tư thế rắn hổ mang trong 10 giây, lặp lại 5-10 lần.
  • Chin Tuck: Ngồi hoặc đứng thẳng, đẩy cằm về phía sau cho đến khi cảm thấy căng ở vùng đầu và cổ. Giữ 5 giây, lặp lại 10 lần.
  • Ép cổ vai: Ngồi hoặc đứng thẳng, ép 2 xương bả vai vào nhau và ngửa đầu cổ tối đa, giữ 5 giây, lặp lại 2-3 lần.

Những bài tập này giúp thư giãn cơ, giảm đau và cải thiện tư thế cổ, đồng thời hỗ trợ trong việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Khám sức khỏe định kỳ, tư vấn bác sĩ xương khớp

Khám sức khỏe định kỳ và tư vấn bác sĩ xương khớp giúp phát hiện sớm các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương và các vấn đề về cột sống. Điều này giúp bạn nhận được hướng dẫn điều trị kịp thời và cải thiện chất lượng sống. Nên gặp bác sĩ khi gặp các triệu chứng như đau vùng thắt lưng, vùng cổ…Đồng thời tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để cải thiện bệnh được hiệu quả hơn. 

Thông tin trên bài đã giải đáp thắc mắc về tình trạng thoái hóa cột sống có chữa được không? Người bệnh thoái hóa cột sống có châm cứu được không? Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng nhanh tại nhà. Hy vọng các thông tin mà tổ hợp MEDIPLUS mang lại giúp ích được cho bạn đọc. 

*Lưu ý: Bài viết các y học thường thức, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    5 dấu hiệu bàn chân bẹt và 7 cách nhận biết

    Dấu hiệu bàn chân bẹt là một tình trạng khá phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do ít gây khó chịu trong giai đoạn…

    10 Th12, 2024
    41

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh: Bạn có thể làm gì để bảo vệ xương khớp?

    Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là tình trạng xương bị yếu và dễ gãy. Tình trạng loãng xương ở phụ nữ thường xảy…

    31 Th1, 2024
    621

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo loãng xương ở đâu tốt nhất? Top 5 địa chỉ đo loãng xương uy tín

    Đo loãng xương ở đâu là câu hỏi của nhiều người bị loãng xương hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Bài viết này sẽ giới…

    23 Th2, 2024
    2.3K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Tại sao đau nhức cánh tay về đêm? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Đau nhức cánh tay về đêm là tình trạng phổ biến, xảy ra ở cả người trẻ và người lớn tuổi, có thể do nhiều…

    03 Th1, 2024
    4.3K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám