Các bước chăm sóc F0 tại nhà tránh lây nhiễm

Cập nhật 10/05/2023

884

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Nhằm giúp đỡ cộng đồng nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh và hỗ trợ chăm sóc các bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà, chuyên gia y tế của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cung cấp các bước chăm sóc F0 tại nhà thông qua bài viết dưới đây, mọi người cùng theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

1. Điều kiện để bệnh nhân F0 tự cách ly tại nhà

Bệnh nhân F0 khi có đủ các điều kiện dưới đây thì được tự cách ly tại nhà:

  • Không biểu hiện triệu chứng hoặc các triệu chứng diễn biến mức độ nhẹ.
  • Đối tượng có độ tuổi từ 1-50, không mang thai, không bị thừa cân, béo phì, không có các bệnh nền.
  • Bệnh nhân có bệnh nền ổn định và đã tiêm đủ 2 mũi vacxin, hoặc đã tiêm 1 mũi vacxin sau 14 ngày.
  • Có khả năng tự chăm sóc bản thân, đối với trẻ em thì cần có bố, mẹ hoặc người thân hỗ trợ chăm sóc.
  • Trong gia đình không có người cao tuổi, béo phì, phụ nữ có thai.

2. Các bước chăm sóc F0 tại nhà người bệnh cần lưu ý

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình tự chăm sóc tại nhà, người bệnh cần lưu ý các bước chăm sóc bệnh nhân F0 tại nhà dưới đây:

2.1. Chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng cần thiết khi cách ly tại nhà

Khi phát hiện bản thân bị nhiễm Covid-19 người bệnh cần chuẩn bị các đồ dùng và vật dụng cần thiết sau: Nhiệt kế, máy đo SpO2, máy đo huyết áp, khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn tay, nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng, đồ dùng cá nhân của người bệnh, thùng rác đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

Một số đồ dùng cần thiết cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà

Một số đồ dùng cần thiết cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà

2.2. Chuẩn bị thuốc điều trị tại nhà

Các loại thuốc điều trị bệnh nền như: bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, hen phế quản, tim mạch,… đủ dùng trong 1 tháng.

Bên cạnh đó người bệnh cần chuẩn bị một số loại thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc hạ sốt, thảo dược có tác dụng chữa ho, thuốc tiêu chảy, nước súc miệng, cồn sát trùng, thuốc xịt mũi, các loại vitamin như: vitamin C hoặc vitamin tổng hợp và oresol có tác dụng bù nước và điện giải.

Lưu ý: Các loại thuốc chống viêm và thuốc kháng virus người bệnh chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

2.3. Theo dõi những bất thường của cơ thể

Những điều bệnh nhân cần làm:

  • Không bi quan, giữ cho tâm lý thoải mái. Khi có vấn đề bất thường cần phải liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn.
  • Theo dõi nhiệt độ, nhịp thở và chỉ số SpO2 ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi có cảm giác khó thở, mệt mỏi.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay.
  • Rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Tập thở, vận động hợp lý để nâng cao sức khỏe.
  • Uống đủ 2 lít nước hoặc nhiều hơn trong trường hợp sốt cao, tiêu chảy.
  • Đảm bảo bổ sung các chất dinh dưỡng, ăn đủ chất, tăng cường các loại trái cây tươi, rau xanh.
  • Đảm bảo khu vực cách ly y tế thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các vật dụng, bề mặt và không sử dụng máy lạnh trung tâm.
  • Liên hệ với nhân viên y tế khi có vấn đề bất thường.
Các bài tập giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh

Các bài tập giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh

Những điều người bệnh không nên làm:

  • Không được tự ý rời khỏi khu vực cách ly trong suốt thời gian cách ly.
  • Không dùng chung đồ dùng, vật dụng với người khác.
  • Không ăn cùng với người trong gia đình.
  • Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.

Trong những trường hợp cần có người chăm sóc thì người chăm sóc cần phải trang bị bảo hộ, kính chắn giọt bắn, đeo găng tay đầy đủ.

2.4. Lưu ý những dấu hiệu chuyển nặng

Bệnh nhân F0 hoặc người chăm sóc cần báo cho cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện một trong những dấu hiệu chuyển nặng dưới đây:

  • Thở hụt hơi, khó thở hoặc trẻ em có các dấu hiệu như: rút lõm lồng ngực, khò khè, thở rít ở thì hít vào, thở rên, cánh mũi phập phồng.
  • Người lớn nhịp thở trên 21 lần/phút, trẻ em từ 1-5 tuổi lớn hơn 40 lần/phút và trẻ từ 5-12 tuổi lớn hơn 30 lần/phút.
  • Chỉ số SpO2 < 95%, mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc chậm dưới 50 nhịp/phút.
  • Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu < 90 mmHg và huyết áp tâm trương < 60 mmHg.
  • Đau tức ngực, có cảm giác bó thắt ở ngực, cảm giác đau tăng lên khi hít thở sâu.
  • Người bệnh bị bị thay đổi ý thức: mơ hồ, lú lãn, trẻ quấy khóc, mệt lả, li bì khó đánh thức, co giật.
  • Tím tái đầu các chi, da xanh xao, môi nhợt nhạt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
  • Trẻ em có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C, đau rát họng, tiêu chảy, mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, không chịu chơi, ăn kém, bú kém, chỉ số SpO2 < 96%.
Nếu chỉ số SpO2 &lt; 95% thì người bệnh cần liên hệ với nhân viên y tế

Nếu chỉ số SpO2 < 95% thì người bệnh cần liên hệ với nhân viên y tế

3. Bệnh nhân F0 nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thường có biểu hiện mất vị giác, khứu giác nên cần chú ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

3.1. Bệnh nhân F0 không có triệu chứng

Cần phối hợp đa dạng các loại thực phẩm  và thay đổi thường xuyên các món ăn trong ngày để người bệnh không cảm thấy nhàm chán. Khẩu phần ăn hàng ngày cần có tỷ lệ cân đối giữa các nguồn chất béo động vật, thực vật và chất đạm.

Tăng cường bổ sung các loại rau xanh và hoa quả tươi để đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất giúp chống oxy hóa. Các loại vitamin A, C, D, E và các khoáng chất như kèm, sắt,… có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra khi chế biến thức ăn có thể thêm các loại gia vị như sả, gừng, tỏi để tăng thêm sức đề kháng. Hạn chế sử dụng bia, rượu và nước ngọt bởi vì những loại đồ uống này gây khó khăn trong việc theo dõi bệnh lý.

3.2. Bệnh nhân F0 có các triệu chứng nhẹ

Các bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn trong ngày ( từ 4-5 bữa). Bệnh nhân không nên ăn quá no vì sẽ dẫn đến khó thở. Đồng thời các món ăn cần được chế biến dưới dạng mềm, thái nhỏ để hệ tiêu hóa dễ hấp thu. Nên thay thế các đồ ăn chiên, rán và nướng bằng các món luộc hấp. Uống sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai. Nếu người bệnh có cảm giác chán ăn, tiêu hóa kém thì có thể bổ sung thêm probiotics 2 lần mỗi ngày.

3.3. Bệnh nhân F0 có bệnh lý nền

Bệnh nhân F0 có bệnh lý nền ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì cần lưu ý cả chế độ ăn bệnh lý tăng khả năng hồi phục cho người bệnh. Ví dụ như người bệnh bị suy thận, cần lưu ý một chế độ ăn nhạt, người bệnh bị tăng huyết áp, đái tháo đường thì hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và cholesterol.

Mẫu thực đơn dành cho người bệnh F0 tự điều trị tại nhà

Thực đơn  CHẾ ĐỘ CƠM
Thực đơn mẫu Đơn vị thường dùng
Bữa sáng Phở thịt gà 1 bát
Bữa phụ sáng Quả lê 110g ½ quả
Bữa trưa Cơm

Thịt gà rang gừng

Mọc xốt

Rau xào

2 lưng bát

4 miếng

2 viên mọc

1 lưng bát con

Bữa phụ chiều Quả Na 103g ½ quả
Bữa tối Cơm

Cá phi lê chiên xù

Thịt lợn luộc

Rau luộc

2 lưng bát con

3 miếng

4 – 6 miếng

1 lưng bát con

Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250 ml (sữa năng lượng chuẩn 1ml/1 kcal) thì giảm cơm, giảm thịt

Người bệnh cần lưu ý các bước chăm sóc f0 tại nhà ở trên để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Khi có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ tới hotline: 1900 3366 để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ và chuyên gia của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS.

*Bài viết tham khảo và không thay thế việc chẩn đoán y khoa hay phác đồ điều trị!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám