Chăm sóc F0 tại nhà như thế nào? Hướng dẫn của chuyên gia Y tế MEDIPLUS

Cập nhật 27/04/2023

725

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Trước diễn biến của dịch bệnh đang diễn ra rất phức tạp ở Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung, Bộ Y tế đã triển khai cho bệnh nhân F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được cách ly tại nhà. Tuy nhiên, có rất nhiều người lo lắng vì không biết cách chăm sóc F0 tại nhà như thế nào. Chuyên gia y tế của MEDIPLUS sẽ giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây!

1. Đối tượng F0 nào được cách ly tại nhà?

Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT – PCR hoặc test nhanh kháng nguyên SARS – CoV – 2 dương tính kèm theo các điều kiện sau:

  • Không có triệu chứng hoặc xuất hiện triệu chứng ở mức độ nhẹ như: Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, nghẹt mũi, giảm vị giác, khứu giác, đau mỏi các cơ,…
  • Trẻ em trên 3 tháng tuổi và trung niên dưới 49 tuổi.
  • Người bệnh không có bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vacxin.
  • Chỉ số SpO2 từ 96% trở lên, nhịp thở khoảng 20 lần/phút.
  • Có khả năng tự ăn uống, vệ sinh cá nhân, giặt quần áo.
  • Tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ và có thể liên lạc được với nhân viên y tế khi xuất hiện triệu chứng nặng.
  • Có khả năng tự đo thân nhiệt và theo dõi chỉ số SpO2 tại nhà.
doi-tuong-duoc-cach-ly-tai-nha

Những đối tượng nào được cách ly tại nhà?

2. F0 cần theo dõi sức khỏe hàng ngày

Chăm sóc F0 tại nhà như thế nào? Đây là vấn đề mà hiện nay nhiều bệnh nhân nhiễm Covid – 19 đang cách ly tại nhà thắc mắc. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà có thể tham khảo

Theo dõi các dấu hiệu của bệnh

Bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ như sốt, ho khan, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, tê chân tay, mỏi cơ,… tuy chưa gây nguy hiểm. Nhưng cần phải theo dõi vì các triệu chứng có thể chuyển nặng bất cứ lúc nào.

Đo chỉ số SpO2 hàng ngày theo hướng dẫn

Chỉ số SpO2 cho biết nồng độ oxy trong máu, giúp đánh giá quá trình hô hấp của người bệnh. Khi SpO2 giảm xuống dưới 96% sẽ ảnh hưởng đến hô hấp. Chính vì thế, khi tự điều trị tại nhà, người bệnh cần thường xuyên theo dõi chỉ số này để kịp thời liên hệ với nhân viên y tế. Khi sử dụng máy đo SpO2, người bệnh cần lưu ý:

  • Kiểm tra máy còn pin hay không.
  • Sau đó, mở kẹp, cho ngón tay vào giữa khe hẹp sao cho ngón tay chạm đến điểm tận cùng của máy. Người bệnh lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng mỹ phẩm hoặc móng tay giả trên ngón tay đo. Đồng thời đảm bảo móng tay không quá dài.
  • Giữ nút nguồn để khởi động máy, không cử động tay trong khi đo, chỉ cần chờ một vài giây kết quả sẽ hiển thị trên màn hình.
  • Khi đo xong, người bệnh rút ngón tay ra và chờ sau vài giây, máy sẽ tự tắt. Chỉ số SpO2 được biểu diễn dưới dạng tỉ lệ phần trăm, giá trị bình thường là 96 – 100.
  • Ngoài ra, máy đo còn hiển thị nhịp tim với đơn vị đo lần/phút, giá trị bình thường đối với người lớn lúc nghỉ là 60 lần/phút.
do-spo2

Chỉ số SpO2 giúp theo dõi khả năng hô hấp của người bệnh

Chú ý theo dõi nhịp thở

F0 đang điều trị tại nhà có thể tự theo dõi nhịp thở để sớm phát hiện các bất thường và đưa ra những liệu trình chăm sóc tốt hơn:

Với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút;

Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút;

Trường hợp trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút.

Với các biểu hiện và tình trạng bất thường, thỏ khó, thở hụt hơi hoặc khó thở khi vận động cần báo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Sử dụng thuốc cho F0 tại nhà

Khi xuất hiện các triệu chứng nhẹ, người bệnh cần xử trí như sau:

Đối với người lớn sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu nhiều: Uống paracetamol 0,5g, cứ 4 – 6h uống 1 lần nếu vẫn còn sốt. Uống nhiều nước và có thể dùng thêm oresol để bù nước và điện giải.

Đối với trẻ em sốt trên 38,5 độ C: Uống paracetamol với liều 10 – 15mg/kg/lần, mỗi 4 – 6 giờ uống 1 lần nếu vẫn còn sốt, ngày không quá 4 lần.

Nếu như uống thuốc 2 lần mà vẫn không đỡ thì người bệnh cần thông báo cho nhân viên y tế gần nhất để được xử trí.

Sử dụng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ và súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Có thể dùng kèm các vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Bổ sung dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng

Người bệnh nhiễm Covid – 19  có nguy cơ bị suy kiệt, sức đề kháng giảm và có nguy cơ bị thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, cần bổ sung các nhóm vitamin và khoáng chất vào chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng suy yếu và phục hồi sức khỏe là rất cần thiết.

Vitamin và khoáng chất

Vai trò

Các loại thực phẩm

Vitamin A Giúp duy trì sự ổn định của niêm mạc hô hấp và tiêu hóa, tạo được các kháng thể trên bề mặt. Gan động vật, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, khoai lang, đu đủ, bí ngô, bông cải xanh,…
Vitamin C Nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển viêm phổi do virus, phục hồi chức năng hô hấp. Bưởi, chanh, kiwi, dâu tây, đu đủ, cam,…
Vitamin D Tăng cường sức đề kháng, giúp ổn định hệ hô hấp, thần kinh, tuần hoàn. Cá chép, cá trắm, lươn, lòng đỏ trứng gà, sữa, ngũ cốc,…
Vitamin E Tăng cường hệ miễn dịch sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ,…
Selen Là chất chống oxy hóa mạnh, nâng cao sức đề kháng tăng khả năng chống nhiễm trùng. Gạo lứt, cá, tôm, rong biển,…
Kẽm Giúp điều hòa các phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm. Thịt bò, hàu, sò, lòng đỏ trứng, cua ghẹ, các loại đậu,…
Omega – 3 Tác dụng chống viêm, nâng cao hệ miễn dịch. Các loại cá: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích hoặc các loại hạt: óc chó, macca, hạt chia,…
Flavonoid Ngăn ngừa phản ứng oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Rau húng, tía tô, bông cải xanh, súp lơ xanh, gừng, tỏi, nghệ,…
Probiotics Bổ sung các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch Chứa nhiều trong sữa chua, phomai.

Tránh lây nhiễm cho những người thân trong gia đình

  • Khi tự điều trị tại nhà, người bệnh cần cách ly tại một phòng riêng, không tiếp xúc với những người trong gia đình.
  • Đảm bảo nơi cách ly luôn thông thoáng, không sử dụng hệ thống máy điều hòa trung tâm với các phòng khác.
  • Người bệnh cần sát khuẩn tay và vệ sinh các bề mặt sạch sẽ, đồng thời đeo khẩu trang thường xuyên.
  • Ngoài ra, những người thân trong gia đình không được dùng chung đồ với người bệnh, rác thải của người bệnh cần được bỏ vào thùng rác kín.
  • Đối với trẻ em khi cách ly cần có người khác chăm sóc. Những người chăm sóc trẻ cũng cần phải trang bị bảo hộ đầy đủ để tránh bị lây nhiễm.
cach-deo-khau-trang-dung

Đeo khẩu trang đúng cách giúp phòng ngừa lây nhiễm chéo

3. Khi nào cần thông báo cho nhân viên y tế?

Khi xuất hiện bất cứ một trong các dấu hiệu nào dưới đây, người bệnh cần báo ngay cho nhân viên y tế:

  • Khó thở, thở hụt hơi hoặc trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như: phập phồng cánh mũi, khò khè, rút lõm lồng ngực, thở rít ở thì hít vào.
  • Tăng nhịp thở: người lớn nhịp thở tăng trên 21 nhịp/phút, trẻ từ 1 – 5 tuổi: nhịp thở tăng trên 40 nhịp/phút, trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở tăng trên 30 nhịp/phút.
  • SpO2 dưới 96%, mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút, Huyết áp giảm: Huyết áp tối đa < 90 mmHg, Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.
  • Có cảm giác đau tức ngực, cảm giác này tăng lên khi hít thở sâu.
  • Người mệt mỏi, ủ rũ, trẻ quấy khóc, co giật, li bì khó đánh thức.
  • Tím tái đầu móng chân, móng tay, da xanh xao, niêm mạc nhợt, các đầu ngón tay, ngón chân lạnh.
  • Trẻ em có biểu hiện: sốt cao, ăn uống kém, nôn, mắt môi lưỡi đỏ, da mẩn đỏ, có mảng xuất huyết, ngón tay, ngón chân sưng phù.

Nhằm mục đích chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch bệnh cũng như giúp bệnh nhân F0 mau chóng khỏi bệnh, Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cung cấp các dịch vụ y tế liên quan bao gồm:

  • Dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khám bệnh từ xa nhằm giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cho bệnh nhân cách chăm sóc tại nhà.
  • Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi
  • Hỗ trợ chuyển viện khi F0 tự điều trị tại nhà chuyển tầng.
  • Cẩm nang hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp giải đáp  thắc mắc chăm sóc F0 tại nhà như thế nào. Chúc bạn sớm khỏi bệnh! Nếu có vấn đề gì thắc mắc, xin vui lòng gọi đến hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các bác sĩ và chuyên gia y tế của MEDIPLUS!

Tài liệu tham khảo:

https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/neu-chang-may-ban-la-F0-can-lam-gi-va-khong-nen-lam-gi-

https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tai-lieu-truyen-thong/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-nhiem-covid19-cach-ly-tai-nha-30cc134e2d58a4ee65c811db1bc72c7f.html

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám