Bệnh nhân F0 F1 cần bổ sung những chất gì? Hướng dẫn chăm sóc F0 F1 tại nhà

Cập nhật 10/05/2023

1.0K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Dịch Covid-19 tại Hà Nội cũng như trên cả nước đang diễn ra vô cùng phức tạp, số ca F0 đang ngày càng tăng lên gây quá tải cho các bệnh viện. Vì thế hiện nay Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh nhân F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và bệnh nhân F1 có thể tự cách ly y tế tại nhà. Tuy nhiên đó lại là nỗi lo lắng của nhiều người bệnh. Dưới đây là một vài hướng dẫn chăm sóc F0 F1 tại nhà giúp giảm bớt phần nào nỗi lo của người bệnh.

1. Trường hợp nào được xem là F0 và F1

1.1. Trường hợp xác định F0

  • Người có xét nghiệm dương tính với virus Sars-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR.
  • Người tiếp xúc gần với F0, có kết quả dương tính với virus Sars-CoV-2.
  • Người có kết quả test nhanh dương tính 2 lần liên tiếp (lần thứ 1 cách lần thứ 2 khoảng 8 giờ) và có yếu tố dịch tễ.

1.2. Trường hợp xác định bệnh nhân F1

  • Người có tiếp xúc cơ thể với người bệnh F0 như: ôm, hôn, bắt tay, tiếp xúc trực tiếp da, cơ thể,… khi bệnh nhân F0 đang trong thời kỳ lây nhiễm.
  • Người đeo khẩu trang có tiếp xúc và giao tiếp gần (phạm vi 2m) hoặc ở trong không gian kín với F0 khi bệnh nhân F0 đang trong thời kỳ lây nhiễm.
  • Người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền F0 mà không trang bị bảo hộ đầy đủ.

Theo Bộ Y tế quy định: Thời kỳ lây truyền của bệnh nhân F0 được tính từ 2 ngày trước khi bắt đầu khởi phát bệnh (trong trường hợp người bệnh không xuất hiện triệu chứng thì thời kỳ lây truyền sẽ được tính từ 2 ngày trước ngày lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính) cho tới khi người bệnh có xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT > 30.

Test nhanh kháng nguyên Covid-19 có vai trò sàng lọc những người có nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng

Test nhanh kháng nguyên Covid-19 có vai trò sàng lọc những người có nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng

2. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân F0, F1 cách ly tại nhà

Bệnh nhân F0, F1 khi tự cách ly y tế tại nhà cần lưu ý:

  • Đeo khẩu trang thường xuyên, thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi bỏ khẩu trang.
  • Khử khuẩn tay và các vật dụng, bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu,…
  • Kiểm tra nhiệt độ ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy bị sốt. Đồng thời cần khai báo y tế ít nhất 1 lần mỗi ngày hoặc khi có triệu chứng bất thường.
  • Tập trung ăn uống đủ chất và uống đủ nước.
  • Vận động tại chỗ và tập hít thở sâu ít nhất 15 phút mỗi ngày.
  • Liên hệ với nhân viên y tế khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển nặng như: đau tức ngực, khó thở, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 96%,…
Theo dõi nhiệt độ và chỉ số SpO2 là việc làm rất cần thiết đối với bệnh nhân F0 tự chăm sóc tại nhà

Theo dõi nhiệt độ và chỉ số SpO2 là việc làm rất cần thiết đối với bệnh nhân F0 tự chăm sóc tại nhà

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân F0 F1

3.1. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân F0 F1

  • Bổ sung đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm đảm bảo nhu cầu của từng đối tượng: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin khoáng chất và nước.
  • Ăn đủ 3 bữa chính và có thể thêm 1-3 bữa phụ mỗi ngày.
  • Chế biến hợp khẩu vị và phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh. Với những người bệnh có cảm giác chán ăn, đau họng, mất khứu giác, vị giác thì cần chế biến các thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ hấp thu.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Với các bệnh nhân có bệnh nền như: đái tháo đường, suy thận, tim mạch,… thì cần đảm bảo tuân thủ chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ đưa ra.

3.2. Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho các bệnh nhân F0, F1 có sức khỏe tốt để giúp bản thân vượt qua dịch bệnh. Khi cách ly tại nhà, các F0 F1 cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:

Bổ sung chất đạm

Chất đạm là thành phần cơ bản cấu tạo nên các mô, tế bào trong cơ thể, tham gia vào các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Thiếu protein gây ức chế quá trình hình thành kháng thể, giảm khả năng chống lại virus. Nhóm thực phẩm bổ sung protein bao gồm: đạm thực vật (nấm, đậu, đậu phụ,…) và đạm động vật (cá, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa,…)

Bổ sung đầy đủ chất đạm giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh

Bổ sung đầy đủ chất đạm giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Các loại vitamin và khoáng chất người bệnh cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng khi cách ly tại nhà bao gồm:

  • Vitamin C: cam, chanh, ổi, bưởi, kiwi, ớt chuông, rau ngót, rau cải,…
  • Vitamin D: dầu gan cá đặc biệt có trong các loại cá béo, cá trích,…
  • Vitamin E: dầu thực vật, ngũ cốc toàn phần, đậu phộng, quả hạch, cải xoăn,…
  • Vitamin A: Gan động vật, cà rốt, cà chua, gấc,…
  • Vitamin B9: thịt bò, cam, các loại đậu, súp lơ xanh, bông cải xanh,…
  • Vitamin B6: Cá ngừ, cá hồi, trái cây tươi và rau xanh,…
  • Vitamin B12: Thịt, cá, trứng, phomai,…
  • Sắt: Gan động vật, thịt bò, nghêu, vừng, các loại đậu,…
  • Đồng: Ngũ cốc nguyên hạt, nội tạng động vật,…
  • Kẽm: Thịt động vật, đậu, vừng, các loại sò,…
  • Selen: Thịt động vật, hải sản và nội tạng,…

Bổ sung nhóm thực phẩm chứa flavonoids

Flavonoid là một hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng ức chế hoạt động của virus và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Các nhóm thực phẩm giàu flavonoid người bệnh có thể tham khảo bao gồm: cam, chanh, bưởi, trà xanh, cần tây, hành tây, rau húng, tía tô, súp lơ xanh, dầu đậu nành, dầu olive,…

Cung cấp nhóm thực phẩm chứa vi sinh vật có lợi (probiotics) và chất xơ (prebiotics)

Hai nhóm thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh

  • Probiotics: sữa chua, phô mát, kim chi, dưa chua,…
  • Prebiotics: hạt óc chó, hành tây, yến mạch, chocolate đen, tỏi tây,…
Các lợi khuẩn có trong sữa chua vừa có lợi cho hệ tiêu hóa vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch

Các lợi khuẩn có trong sữa chua vừa có lợi cho hệ tiêu hóa vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch

Bổ sung nhóm chất béo, đặc biệt là các chất béo chứa nhiều Omega 3

Chất béo đặc biệt là Omega 3 là acid béo mà cơ thể không tự tổng hợp được, có tác dụng chống viêm và nâng cao hệ miễn dịch cho người bệnh. Cần ưu tiên lựa chọn nhóm chất béo không no ở các loại thực phẩm: dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành, các loại cá, bơ,.. thay vì các chất béo no: dầu dừa, bơ thực vật, thịt mỡ, phô mát,…

Đảm bảo uống đủ nước và đúng cách

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nước đun sôi, để nguội hoặc nước đã được tiệt trùng.
  • Tránh sử dụng các loại thức uống có gas, đồ uống có chứa cồn, nước ngọt.

Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn chăm sóc F0 F1 tại nhà người bệnh có thể tham khảo. Khi có bất cứ thắc mắc gì, người bệnh hãy liên hệ tới Hotline: 1900 3366 để được các chuyên gia  y tế tại MEDIPLUS hỗ trợ!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám