Sương mù não: Di chứng hậu COVID nguy hiểm người bệnh cần lưu ý

Cập nhật 10/05/2023

1.9K

TS. BSCKII Chu Minh Hà

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Chu Minh Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Gần đây thuật ngữ “Sương mù não” xuất hiện nhiều trên internet, trên các trang web sức khỏe y tế, trên các báo đài truyền thông… mà có rất nhiều người chưa hiểu nó có ý nghĩa như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách đúng đắn và cơ bản nhất về hiện tượng sương mù não ở người bệnh sau khi mắc hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.

Hội chứng sương mù não là gì?

“Sương mù não” là cụm từ được sử dụng đối với những người bệnh suy nghĩ chậm chạp, mờ nhạt và không nhạy bén. Giống như có một màn sương bao phủ xung quanh tâm trí, mờ mịt, xa xăm và không thể suy nghĩ rõ ràng. Tất cả chúng ta đều có thể đã trải qua cảm giác này theo thời gian:

  • Có lẽ bạn đã từng trải qua cảm giác không thể suy nghĩ mọi chuyện một cách rõ ràng khi bạn bị cảm cúm hoặc khi đang mắc một căn bệnh khác.
  • Có thể bạn đã gặp tình trạng lơ đễnh và suy nghĩ của bạn chậm chạp như thể bạn đã thức làm việc cả ngày dài và lúc đó là 2 hoặc 3 giờ sáng.
  • Hoặc có lẽ bạn đã dùng thuốc kháng histamin khi bị cảm cúm hay dị ứng, sử dụng một loại thuốc nào đó khiến bạn trở nên buồn ngủ, mơ màng và suy nghĩ của bạn trở nên mờ nhạt trong vài giờ.

Hầu hết các trường hợp người bệnh chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để trở lại bình thường. Nhưng trong một số trường hợp trạng thái đó kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của người bệnh.

Sương mù não là di chứng hậu COVID có thể gặp ở người bệnh

Sương mù não là di chứng hậu COVID có thể gặp ở người bệnh

Những điều mà người bệnh có trạng thái sương mù não sau khi mắc COVID-19 hay phàn nàn với bác sĩ đó là:

  • Cơ thể tôi hoàn toàn bình thường nhưng tôi không thể suy nghĩ một cách tập trung.
  • Có gì đó cứ vẩn vơ trong đầu tôi, tôi không biết nó là gì.
  • Tôi không thể làm việc một cách bình thường, đôi khi tôi mơ màng không biết mình đang làm gì, thậm chí tôi không biết diễn tả suy nghĩ của mình bằng lời như thế nào.
  • Tôi quên mọi thứ rất nhanh, luôn có cảm giác mệt mỏi và uể oải.
  • Suy giảm hiệu quả công việc.
  • Nguy hiểm cho những người vận hành máy móc, phương tiện giao thông, ảnh hưởng lớn tới những người có công việc yêu cầu sự tập trung cao độ.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: quên hẹn, quên chỗ để đồ vật, mất tập trung học tập.

Triệu chứng hội chứng sương mù não

Sương mù não không phải là một bệnh lý trong y học, do đó không thể mô tả chính xác các triệu chứng theo y văn. Sương mù não là thuật ngữ mô tả về những trạng thái sức khỏe tâm thần của một người (có thể người đó khỏe mạnh hoàn toàn hoặc đang mắc bệnh, hoặc sau mắc bệnh). Vì vậy, người bệnh mắc hội chứng sương mù não thường có các biểu hiện:

  • Suy nghĩ chậm chạp, không nhạy bén.
  • Không tập trung, suy giảm khả năng tập trung, mơ màng.
  • Vấn đề về trí nhớ, tinh thần thiếu minh mẫn.
  • Cảm thấy “không thể thoát ra khỏi nó”.
  • Đôi khi là cảm giác đau đầu, hoang mang, uể oải.

Hiện tượng sương mù não có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc vài tháng sau khi các triệu chứng về hô hấp, cơ xương khớp của họ biến mất.

Hiện tượng sương mù não gây các biểu hiện đau đầu, choáng váng, mơ màng cho người bệnh

Hiện tượng sương mù não gây các biểu hiện đau đầu, choáng váng, mơ màng cho người bệnh

Nguyên nhân gây hiện tượng sương mù não

Hiện nay có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích cho hiện tượng sương mù não, nhưng chưa có nguyên nhân chính xác nào được chứng minh và công nhận.

Đối với các bệnh nhân có tình trạng sương mù não sau khi nhiễm COVID-19, một vài giả thuyết đã được đưa ra khi nói về nguyên nhân:

  • Nguyên nhân đầu tiên có thể do virus SARS-CoV-2 xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là não. Một số nghiên cứu khám nghiệm tử thi của các bệnh nhân mắc COVID-19 phát hiện thấy virus tồn tại trong não và dịch não tủy, nhưng vẫn còn nhiều khúc mắc ở đây ​​vì virus có thể ở khắp nơi trong cơ thể và chưa có chứng minh trên những người đã khỏi bệnh sau COVID.
  • Một giả thuyết khác cho rằng nguyên nhân tiềm ẩn khi người bệnh mắc COVID-19 là tình trạng giảm phân phối oxy cho các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ. Việc giảm lưu lượng máu tới não, ứ trệ tuần hoàn và hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh khi virus xâm nhập, hoặc tình trạng viêm của các tế bào đệm và nơron thần kinh gây ảnh hưởng tới não bộ ngay cả khi cơ thể đã hồi phục. Sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau có thể đã xảy ra trong cơ thể nhưng chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh. Tình trạng viêm trong não có thể cản trở khả năng giao tiếp của các tế bào thần kinh với nhau. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra chứng sương mù não.
  • Một giả thuyết khác, sương mù não có thể là hậu quả sau những sang chấn trực tiếp trong bệnh lý tâm thần kinh, do sự lo lắng sợ hãi đột ngột gia tăng và kéo dài. Căng thẳng, mất ngủ, tâm trạng chán nản, thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc men, giảm hoạt động thể chất, bị xã hội cô lập, phân biệt, cảm giác cô đơn kéo dài, cách ly quá lâu trong môi trường kín… là những yếu tố được xem xét đến khi nói về nguyên nhân của Sương mù não.
  • Các báo cáo khoa học ở các bệnh nhân có triệu chứng hoặc diễn biến nặng khi mắc COVID-19 như suy hô hấp, thở máy, hồi sức tim phổi, tim phổi nhân tạo, lọc máu thận nhân tạo,… hoặc mê sảng, co giật do sốt cao, viêm não và các mô xung quanh… thường kèm theo với đó là tình trạng sương mù não sau khi hồi phục.
  • Ngoài ra, có thể gặp hiện tượng sương mù não ở những bệnh nhân có những bệnh lý như: mất ngủ, thay đổi nội tiết tố, mang thai, chế độ ăn uống không phù hợp… Các bệnh lý này chưa được chứng minh là gây ra hiện tượng sương mù não nhưng đó là những yếu tố thường gặp.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây hiện tượng sương mù não ở bệnh nhân khỏi COVID-19

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây hiện tượng sương mù não ở bệnh nhân khỏi COVID-19

Chẩn đoán hiện tượng sương mù não như thế nào?

Hầu hết tất cả mọi người thỉnh thoảng có trải qua giai đoạn sương mù não. Sương mù não sẽ gây cảm giác uể oải sau một đêm mất ngủ hoặc khi bị căng thẳng nhiều. Nhưng một số người bị COVID-19 báo cáo tình trạng sương mù não kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng sau khi các triệu chứng khác như ho, mệt mỏi hoặc sốt đã biến mất.

Việc quan trọng nhất người bệnh cần làm là đến gặp bác sĩ và chia sẻ với họ tất cả các triệu chứng kéo dài đang gặp phải. Chúng bao gồm biểu hiện của sương mù não và các triệu chứng thần kinh khác như: suy nhược, tê, ngứa ran, mất khứu giác hoặc vị giác,… Hoặc các vấn đề sức khỏe như khó thở, đánh trống ngực, nước tiểu hoặc phân bất thường,…

Người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị y tế, các y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm. Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân. Đồng thời, bác sĩ sẽ sàng lọc và loại trừ những bệnh lý người bệnh có thể mắc. Từ đó đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp và tư vấn đầy đủ thông tin cho người bệnh.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của người bệnh:

Chụp phim cộng hưởng từ sọ não giúp phát hiện sớm những tổn thương tại não của người bệnh

Chụp phim cộng hưởng từ sọ não giúp phát hiện sớm những tổn thương tại não của người bệnh

Khắc phục chứng sương mù não giảm trí nhớ

Hiện tại, cách điều trị tốt nhất cho tình trạng sương mù não sau khi mắc COVID-19 là xây dựng chế độ sinh hoạt và thói quen lành mạnh. Những lời khuyên sau đây có thể giúp tăng cường chức năng tâm thần của bạn nếu bạn đang đối mặt với tình trạng sương mù não kéo dài:

  • Giấc ngủ: Giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc giúp cơ thể hạn chế các tổn thương và phục hồi nhanh chóng.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất không chỉ có lợi cho tim và phổi của bạn mà còn là một cách tuyệt vời để tăng cường chức năng thần kinh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất, bổ sung rau xanh, trái cây tươi và uống đủ nước sẽ cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết để sức khỏe nhanh hồi phục.
  • Tránh thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích và gây nghiện. Ngoài việc hạn chế ảnh hưởng của chúng đến thần kinh và não bộ, những thói quen này còn giúp gan, thận của nghỉ ngơi.
  • Dành nhiều thời gian thư giãn đầu óc (nghe nhạc, đọc sách,…) tham gia các hoạt động xã hội.

Ngoài ra khi đến khám, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng phù hợp có tác dụng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị, bổ sung dinh dưỡng. Qua đó giúp bạn sớm cải thiện được sức khỏe và tâm lý cho người bệnh.

MEDIPLUS cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe uy tín và chất lượng cho người bệnh

MEDIPLUS cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe uy tín và chất lượng cho người bệnh

Với mong muốn chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân, ngăn ngừa các di chứng hậu Covid. Tổ hợp y tế MEDIPLUS xây dựng các gói dịch vụ khám và tầm soát di chứng hậu Covid giúp phát hiện sớm và có phác đồ điều trị kịp thời, chính xác cho người bệnh. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia y tế của MEDIPLUS.

*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám