Bệnh zona thần kinh bội nhiễm gây tổn thương da, viêm não

Cập nhật 05/06/2023

1.4K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Da liễu

Zona thần kinh là bệnh lý phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn, người suy yếu hệ miễn dịch. Tỷ lệ mắc bệnh zona ở người bình thường khoảng 1 – 4/1000. Zona thần kinh không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài tuần, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng hoặc gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh (còn được gọi tắt là bệnh Zona) trong dân gian còn được biết đến với tên gọi là “giời leo”. Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da, xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến ở người lớn hơn, tuổi càng cao càng có khả năng mắc zona thần kinh. Theo thống kê, ở người trên 65 tuổi đạt tới 4 – 12/1000 và có đến 50% người trên 85 tuổi mắc bệnh zona.

Bị zona thần kinh

Bị zona thần kinh

Bệnh có thể khỏi sau 2 đến 3 tuần, tỷ lệ tái phát thấp (dưới 5%), điển hình đặc trưng với các viêm đỏ, hoặc nổi mọng nước bệnh có thể gây những biến chứng như nhiễm trùng, loét, đau sau zona và có thể thành các vết sẹo thâm.

Nguyên nhân gây zona thần kinh

Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm một loại virus thần kinh có tên là Varicella zoster (VZV) thuộc họ virus herpes. VZV có dạng hình khối cầu, kích thước khoảng 150-200nm. Phần vỏ ngoài của VZV cấu tạo bằng lipid, phần lõi là một phân tử ADN chuỗi đôi. Virus thường tồn tại 2-3 ngày trong vảy thủy đậu, nhưng cũng rất dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.

Bệnh zona do virus Varicella zoster gây ra

Bệnh zona do virus Varicella zoster gây ra

Loại virus này có thể gây ra cả bệnh thủy đậu và zona, chúng cư trú ở các hạch thần kinh của cơ thể cho đến khi gặp các điều kiện thuận lợi (giảm sức đề kháng, suy nhược cơ thể…) loại virus này sẽ tái hoạt động. VZV sẽ nhân lên và lan sang các dây thần kinh cảm giác gây tổn thương niêm mạc từ đó gây bệnh zona. Điều này giải thích vì sao zona thần kinh là một bệnh ngoài da nhưng lại có những tổn thương gốc ở dây thần kinh.

Dấu hiệu điển hình zona thần kinh

Dấu hiệu sớm của zona là tình trạng sốt, mệt mỏi, uể oải, đau đầu do dây thần kinh bị ảnh hưởng. Do đó, rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm sốt thông thường nên khó để phát hiện sớm. Thông thường, sau đó một vài ngày, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn:

Nóng rát và đau

Đây là hai triệu chứng được cho là dễ nhận biết và đặc trưng nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy dọc dây thần kinh nửa bên người đau nhức do các dây thần kinh bị tổn thương. Sau đó một số vùng da cảm giác nóng rát, ngứa ngáy và đau nhức dữ dội, nhất là khi chạm vào. Cơn đau tăng lên cho tới khi phát ban và xuất hiện các mụn nước.

Các bọng nước to, hình tròn hoặc hình bầu dục và có chứa dịch. Những bọng nước này thường mọc thành từng dải hoặc rải rác ở dọc dây thần kinh.

Mụn nước của bệnh zona thần kinh

Mụn nước của bệnh zona thần kinh

Nổi hạch

Bên cạnh các cơn đau thần kinh dữ dội, người bệnh còn xuất hiện các hạch ở nách, cổ, bẹn. Bởi vì, hạch là một phần miễn dịch của cơ thể, đây là phản ứng của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.

Sưng đau ở các vùng lân cận

Đối với trẻ em có thể sẽ không đau hoặc đau ít, nhưng ở người lớn (nhất là người già) triệu chứng đau càng dữ dội hơn.

Dấu hiệu khác

Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh còn có một số dấu hiệu khác như người bị yếu cơ, có cảm giác ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng.

Những tổn thương ở da chỉ xảy ra một bên và có ranh giới rõ ràng. Nếu người bệnh bị suy giảm miễn dịch và không được điều trị kịp thời thì tổn thương lan rộng, có thể tổn thương lớp hạ bì, gây khó khăn cho quá trình điều trị, khiến bệnh kéo dài dai dẳng đến vài tháng.

Bệnh zona thần kinh có lây không và có nguy hiểm?

Virus gây bệnh có thể lây lan nhanh chóng do quá trình tiếp xúc trực tiếp với các dịch tại mụn nước qua việc sử dụng chung quần áo khăn tắm, chăn ga,… với người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra có thể do quá trình khi nhiễm virus mà người bệnh chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu thì người nhiễm có nguy cơ phát bệnh thủy đậu cao hơn, sau khi thủy đậu lành thì có thể bị zona thần kinh.

Trường hợp người nhiễm đã tiêm phòng ngừa thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh khi hệ miễn dịch suy giảm. Khi những mụn nước zona đã khô, bong vảy thì không còn khả năng lây nhiễm.

Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không? Tuy bệnh không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe: Bội nhiễm gây tổn thương da, viêm não… nếu không được phát hiện và chữa trị sớm đúng cách. Thậm chí, có những người liên tục bị zona thần kinh tái phát, đau kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt.

Biến chứng do bị zona thần kinh

Biến chứng do bị zona thần kinh

Chẩn đoán zona thần kinh như thế nào?

Zona giai đoạn đầu thường có các triệu chứng không rõ ràng khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm da khác. Bệnh được chẩn đoán chủ yếu qua các triệu chứng lâm sàng như đau, nóng rát, nổi hạch bạch huyết, sưng đau các vùng lân cận. Trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử xem đã bị bệnh thủy đậu hay không.

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Chẩn đoán tế bào Tzanck: Tìm các tế bào gai lệch hình và các tế bào đa nhân khổng lồ Mẫu bệnh phẩm được lấy từ bọng nước mới mọc trên da, tổn thương u bề mặt, vết loét tổn thương trên da,…
  • Xét nghiệm huyết thanh học xác định kháng thể IgM, IgG: xét nghiệm tìm kháng thể IgM và IgG từ máu tĩnh mạch của người bệnh.
  • Kỹ thuật PCR: Mẫu bệnh phẩm lấy từ các bọng nước mới mọc, vết loét tổn thương trên da.
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp: Là xét nghiệm từ mẫu bệnh phẩm lấy từ mụn nước mới mọc trên da.
  • Nuôi cấy virus: Phương pháp này ít được ứng dụng vì chi phí cao và tốn thời gian hơn.

Điều trị bệnh zona thần kinh hiệu quả

Mục tiêu điều trị là làm lành những tổn thương, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc như

  • Thuốc kháng virus: Có tác dụng làm chậm quá trình phát ban, lây lan của bệnh zona thần kinh, giúp làm lành vết thương, giảm số tổn thương, giảm đau sau zona. Thuốc được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng sớm trong vòng 72 giờ đầu kể từ khi xuất hiện các triệu chứng. Thuốc thường được dùng trong vòng 7-10 ngày. Một số thuốc kháng virus được sử dụng phổ biến như: Acyclovir, Famciclovir hay Valacyclovir.
  • Thuốc giảm đau: Nếu người bệnh bị đau dữ dội, bác sĩ sẽ cân nhắc kê thêm một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol; Ibuprofen, Naproxen,… để làm dịu cơn đau.
  • Một số loại thuốc khác: Bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc như kháng sinh, kháng viêm, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ định để dự phòng hoặc điều trị tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, một số kháng sinh thường dùng như: amoxicillin,…
  • Thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau tại chỗ cũng có thể được chỉ định ví dụ như kem bôi chứa lidocain, prilocain, capsaicin,…
  • Thuốc chống co giật, động kinh như gabapentin được chỉ định để giảm đau thần kinh sau bệnh zona cho người lớn.
  • Corticosteroid cũng được dùng để chống viêm, ngừa nhiễm trùng cho bệnh nhân, thường dùng điều trị cho một số trường hợp nặng.
  • Vitamin: Bên cạnh đó, nếu người bệnh suy nhược, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc như vitamin C,B1 B6, B12… để tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh chóng.

*Lưu ý: Các thuốc trên hầu hết có tác dụng phụ, do đó việc dùng thuốc cần được tham khảo ý kiến của các bác sĩ, người bệnh không được tự ý dùng thuốc.

Mẹo chữa zona thần kinh tại nhà hiệu quả

Chườm mát giảm đau

Chườm lạnh là cách nhanh chóng để giảm nhanh các cơn đau, giảm sưng viêm trên da do zona gây ra, đồng thời việc chườm lạnh cũng làm co nhỏ các dây thần kinh sung quanh, ức chế quá trình dẫn truyền cảm giác đau lên não bộ. Dưới đây có thể áp dụng tại nhà một cách hiệu quả:

– Đắp khăn lạnh: Dùng khăn ướt cho vào tủ lạnh khoảng 5-10 phút. Lấy ra đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương giúp giảm đau rát khó chịu. Áp dụng nhiều lần trong ngày để có hiệu quả tích cực.

– Chườm đá: Cũng tương tự, sử dụng vải mềm bọc những viên đá lạnh rồi chườm lên vùng đau khoảng 10-15 phút để làm dịu cơn đau hiệu quả nhanh chóng (không chườm đá trực tiếp lên vết thương có thể gây bỏng nhiệt).

Dùng mật ong

Trong mật ong có chứa hàm lượng các vitamin A, E, C, chất chống oxy hóa và khoáng chất phong phú, hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị zona thần kinh một cách hiệu quả. Ngoài ra, mật ong cũng làm tăng sức đề kháng cho da, ngăn ngừa hình thành sẹo xấu. Có thể tham khảo các cách sau đây:

– Mật ong nguyên chất: Bôi một lớp mật ong vừa đủ, mỏng bao phủ toàn bộ vùng da bị viêm do zona. Để khoảng 20 phút cho các chất trong mật ong thấm vào da. Có thể bôi ngày 2 lần để có hiệu quả tốt nhất.

– Kết hợp mật ong với dầu dừa: Dầu dừa cũng là một nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn khá tốt. Có thể kết hợp 2 nguyên liệu này để có công dụng tuyệt vơi. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, trộn 2 hỗn hợp lỷ lệ 1:1. Thoa hỗn hợp lên da và để khoảng 20 phút rồi lấy nước ấm rửa sạch. Có thể bôi ngày 2 lần sáng tối để có hiệu quả cao.

Lá lô hội (nha đam)

Trong nha đam có nhiều nước, các vitamin nhóm B, A, C, E, axit folic, axit salixylic, kẽm, magie, đồng và hơn 20 loại amino axit. Ngoài ra, nha đam cũng giúp giảm viêm, ngứa da, kiểm soát không cho tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng khá tốt.

Cách sử dụng nha đam trong điêu trị zona thần kinh cũng khá đơn giản: Chọn là nha đam to, rửa sạch lọc lấy phần gel và thoa lên khu vực da bị bệnh 2- 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, các món từ thạch nha đam, hoặc nấu nha đam lấy nước uống cũng giúp bài trừ độc tố cho da, giúp đẩy lùi bệnh từ bên trong khá hay.

Hạt đậu xanh

Cách dùng đậu xanh trong điều trị bệnh zona thần kinh đã được chia sẻ từ lâu, mẹo chữa mang lại hiệu quả tích cực được mọi người áp dụng. Dưới đây là chia sẻ cách thực hiện ngay tại nhà, mọi người có thể tham khảo áp dụng ngay tại nhà.

Cách làm: Dùng hạt đậu xanh, vài hạt gạo nếp, loại bỏ tạp bụi bẩn rồi giã nát, cho thêm chút nước lọc trộn đều rồi đắp lên vùng bị zona ngày vài lần. (Có nhiều chia sẻ là dùng miệng nhai rồi đáp lên. Tuy nhiên, không nên làm như vậy bởi có thể sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao cần lưu ý).

Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh

Biện pháp tốt nhất là tiêm vacxin ngừa thủy đậu, không chỉ giảm nguy cơ mắc thủy đậu, còn hạn chế khả năng bị bệnh zona. Bên cạnh đó, để phòng ngừa zona thần kinh hiệu quả, cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng giúp chúng ta khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh zona.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên: Giúp chúng ta có một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt, ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của virus.
  • Vệ sinh cá nhân, nhà cửa, môi trường sống thường xuyên, sạch sẽ: Nên giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa hàng ngày, tránh dùng chung quần áo, khăn tắm, chăn màn,… Thường xuyên vệ sinh nơi ở, chăn, ga, đệm, gối, giường…

Zona thần kinh không phải là bệnh hiếm gặp nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như gây mù lòa, dị tật ở thai nhi,… Chủ động tiêm vacxin phòng bệnh kết hợp giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh để ngăn ngừa virus có điều kiện tấn công cơ thể. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ đến hotline 1900 3366 để được chuyên gia tư vấn hoặc đăng ký khám nhanh chóng.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị của Bác sĩ!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Vết ngứa hình tròn trên da là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?

    Vết ngứa hình tròn trên da xuất hiện làm rất nhiều người cảm thấy lo lắng bởi chúng có thể là dấu hiệu của những…

    16 Th8, 2023
    12.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Da liễu

    Top 5 loại thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa hiệu quả nhất 2023

    Thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa là loại thuốc được tìm kiếm và quan tâm nhiều nhất mỗi khi đến mùa mưa hoặc thời…

    16 Th8, 2023
    8.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Da liễu

    Phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

    Phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt là một bệnh rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nên các phương pháp điều…

    16 Th8, 2023
    4.6K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Da liễu

    Cận cảnh hình ảnh bệnh nấm da mặt và cách điều trị tại nhà cực hiệu quả

    Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn cận cảnh hình ảnh bệnh nấm da mặt để có thể giúp bạn biết chính xác…

    16 Th8, 2023
    14.7K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Da liễu

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám