Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì nên ăn gì? [Bác sĩ chia sẻ]

Cập nhật 06/07/2023

583

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Hô hấp

Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp thường gặp. Người bị hen suyễn nặng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Chuyên gia hô hấp MEDIPLUS khuyến cáo: để điều trị hen suyễn hiệu quả bên cạnh việc tuân thủ uống thuốc theo chỉ định, người bệnh cần  xây dựng một chế độ ăn hợp lý, khoa học. Vậy bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích.

a. Bệnh hen suyễn ăn gì?

Bệnh hen suyễn ăn gì chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà người bệnh hen suyễn nên bổ sung trong bữa ăn tốt cho sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh:

1. Thực phẩm giàu Omega 3

Tạp chí Allergology International vào tháng 1/2015 đã đăng kết quả nghiên cứu chứng minh dầu cá có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh hen suyễn. Người bệnh có thể nạp axit béo omega 3 từ các loại cá như cá ngừ, cá hồi hoặc các loại hạt như hạt lanh, hạt vừng vào thực đơn của mình. Axit béo omega -3 có công dụng cải thiện đáng kể tình trạng viêm đường hô hấp. Từ đó làm giảm nhẹ các triệu chứng hen suyễn như thở khò khè, khó thở, ho hen,…

Hơn nữa, bổ sung omega-3 thường xuyên còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, giảm mỡ trong gan,… hiệu quả.

Người bệnh hen suyễn nên tăng cường bổ sung omega - 3 để cải thiện tình trạng bệnh

Người bệnh hen suyễn nên tăng cường bổ sung omega – 3 để cải thiện tình trạng bệnh

2. Thực phẩm giàu vitamin C

Bệnh hen suyễn ăn gì? Câu trả lời chính là các thực phẩm giàu vitamin C. Chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS khuyến cáo người bệnh hen suyễn nên bổ sung vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày. Bởi vitamin C giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng hoặc khó thở, hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn. Một số loại trái cây cung cấp vitamin C dồi dào như cà chua, dưa vàng, súp lơ xanh, cà chua,…

3. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là thành phần dinh dưỡng rất có lợi cho người bị hen suyễn. Vitamin D có thể làm thuyên giảm tình trạng đường hô hấp nhiễm trùng cũng như hỗ trợ chức năng phổi hoạt động ở người lớn và trẻ em bị hen suyễn. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa vitamin D như nấm, sữa, trứng, cá hồi.

4. Thực phẩm giàu magie

Magie có công dụng làm giãn cơ trơn và kháng viêm, vì vậy rất có lợi cho người hen suyễn. Một số thực phẩm giàu Magie mà người bệnh nên bổ sung:quả bơ các loại rau xanh, các loại hạt (hạt dẻ, hạt bí, hạt điều), chuối, cà chua, ngũ cốc nguyên hạt atiso, các chế phẩm từ sữa, sữa.

Người bị bệnh hen suyễn cần phối hợp bổ sung magie từ các loại thực phẩm và thuốc dạng xịt chứa magie để hỗ trợ lưu thông khí, phế quản thông thoáng khi lên cơn hen.

5. Thực phẩm giàu vitamin A

Các chuyên gia cho biết ở trẻ bị hen suyễn hàm lượng vitamin A trong máu sẽ thấp hơn trẻ bình thường làm giảm hiệu quả hoạt động của phổi. Do đó, người bị hen suyễn nên bổ sung vitamin A qua các thực phẩm như rau lá xanh đậm, cà rốt, khoai lang, dứa,…

6. Thực phẩm chứa Alliums

Alliums là chất giúp cải thiện triệu chứng khó thở, ngăn ngừa viêm nhiễm, nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh cảm cúm thông thường. Alliums thường chứa trong các loại thực phẩm như: hẹ tây, hành,…

7. Chất chống oxy hóa

Các loại rau củ, trái cây có màu đỏ, vàng, cam thường sẽ có chứa các thành phần vitamin E, A, C; carotenoid; coenzyme Q10… Các thành phần này có tác dụng chống oxy hóa rất tốt giúp ngăn ngừa tổn thương phổi, hỗ trợ điều trị các tổn thương cho người hen suyễn.

b. Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?

Để ngăn ngừa bệnh hen suyễn “làm phiền”, bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cũng cần tránh các loại thực phẩm dưới đây trong khẩu phần ăn để hạn chế những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe:

8. Các loại thực phẩm giàu calo

Đối với những người béo phì, triệu chứng hen suyễn thường sẽ nặng hơn so với người có cân nặng bình thường. Do đó, người bệnh hen suyễn cần điều chỉnh lượng calo nạp vào cơ thể và calo tiêu thụ để tránh tăng cân gây nguy hiểm cho sức khỏe, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.

Ăn thực phẩm giàu calo thường xuyên có thể khiến bệnh hen suyễn trở nặng

Ăn thực phẩm giàu calo thường xuyên có thể khiến bệnh hen suyễn trở nặng

9. Hạn chế các chất kích thích

Các chất kích thích như sulfite trong rượu bia có thể khiến bệnh hen suyễn nặng hơn, gây đau tức ngực, khó thở. Histamin trong rượu vang sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng chảy nước mắt, hắt hơi, ho hen của người bệnh hen suyễn.

Hơn nữa, người bệnh hen suyễn nên tránh xa các chất kích thích để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý như huyết áp cao, tim mạch, gan, mỡ máu.

Đồng thời, người mắc hen suyễn cũng cần kiêng hút thuốc. Bởi trong khói thuốc lá có rất nhiều độc tố như các chất gây ung thư, monoxit carbon, nicotin,… làm co thắt phế quản, gây cơn hen cấp tính, tăng tiết dịch nhầy.

10. Các thực phẩm có gas

Sử dụng nhiều đồ uống có gas hoặc ăn quá nhiều thức ăn có thể gây áp lực lên cơ hoành dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Do đó, người bị hen suyễn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh xa đồ uống có gas.

11. Thực phẩm ăn nhanh, có chất bảo quản

Chất bảo quản thực vật salicylat có công dụng giữ thực phẩm được tươi ngon tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, côn trùng và nấm mốc. Một số trường hợp người bị hen suyễn có phản ứng với salicylat trong trà, cà phê và một số gia vị, thảo mộc gây nên các cơn hen.

Ngoài ra, sulfite cũng là chất để bảo quản thực phẩm chế biến sẵn hoặc trong trái cây sấy khô, rượu vang, gia vị, rau đóng hộp và những loại thực phẩm khác.. Ở bệnh nhân hen suyễn, sulfite khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành hợp chất sulfur dioxide làm kích ứng phổi gây  hen suyễn tạm thời. Sulfite thường được dùng để bảo quản trong một số món ăn như mứt anh đào ngâm, dưa chuột muối, tôm đông lạnh, trái cây sấy khô…

12. Thực phẩm gây dị ứng

Người bị hen suyễn khi dị ứng với loại thực phẩm bất kỳ có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, người bệnh cần tránh xa các thực phẩm gây dị ứng và các chế phẩm làm từ loại thực phẩm này.

Một số loại thực phẩm thường gây nên dị ứng ở bệnh nhân hen suyễn như: cá biển, sò, tôm, ốc, cua, ngũ cốc, lòng trắng trứng,…

13. Thực phẩm nhiều muối

Người bệnh hen suyễn cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều muối. Bởi vì ăn nhiều muối sẽ làm tăng hàm lượng natri trong cơ thể gây kích ứng khí . Chuyên gia khuyến cáo, người bị bệnh hen suyễn chỉ nên bổ sung từ 200 đến 500mg muối/ngày.

14. Thực phẩm chứa Transfat và omega 6

Chất béo chuyển hóa và chất béo omega 6 có nhiều trong dầu thực vật, một số loại bơ và đồ ăn chế biến sẵn. Thường xuyên nạp vào cơ thể thực phẩm có chứa các chất này sẽ khiến bệnh hen suyễn và bệnh lý về tim mạch ngày càng nặng hơn.

c. Bác sĩ đưa ra những lưu ý cho người bị hen suyễn

Các chuyên gia MEDIPLUS cũng chia sẻ thêm, việc bổ sung các loại thực phẩm, xây dựng thực đơn khoa học giúp hỗ trợ và cải thiện tình trạng bệnh khá tốt, bên cạnh đó người bệnh hen suyễn cùng cần lưu ý đến thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:

Giữ ấm cơ thể

Thời tiết trở lạnh là một trong những nguyên nhân gây hen suyễn cấp và các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Vì vậy, người mắc hen suyễn cần đeo khẩu trang, đội mũ, mặc áo khoác,… để giữ cho cơ thể luôn ấm áp nhất là vào thời điểm  giao mùa.

Tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ

Người mắc hen suyễn cần dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều, ngừng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh, giảm thiểu các cơn khó thở cấp tính, hạn chế nguy cơ nhập viện hoặc tử vong.

Đồng thời, người bệnh hen suyễn cần phải mang thuốc theo bên mình  để cắt cơn khó thở đột ngột, tái khám định kỳ thường xuyên để bác sĩ có hướng điều trị hiệu quả.

Không tiếp xúc với lông động vật

Lông động vật (chim, mèo, chó,…) là tác nhân gây tái phát các cơn hen cấp ở người bị hen suyễn. Để cải thiện sức khỏe, kiểm soát tình trạng bệnh thì cần tránh hạn chế tiếp xúc với động vật.

Đeo khẩu trang đầy đủ khi ra ngoài

Người bị hen suyễn cần chú ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài nhất là đến các nơi có phấn hoa, khói bụi, khói thuốc hoặc làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm,… Cách này sẽ giúp hạn chế các yếu tố gây kích ứng niêm mạc, hạn chế các cơn hen phế quản chuyển nặng.

Dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa

Nhà cửa không sạch sẽ, bám nhiều bụi bẩn sẽ có thể khiến bệnh hen suyễn trở nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, hút bụi, sát khuẩn; thường xuyên thay vỏ gối và ga trải giường nhằm hạn chế tối đa ký sinh trùng, các tác nhân gây dị ứng, vi khuẩn.

Trên đây là danh sách các thực phẩm bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ theo hotline 1900 3366 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám