Giãn phế quản biến chứng nguy hiểm gây suy hô hấp, xẹp phổi

Cập nhật 23/05/2023

1.2K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Hô hấp

Tổn thương đường thở gây giãn phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở những đối tượng lớn tuổi. Đây là căn bệnh diễn tiến thầm lặng, nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị có thể để lại biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi tái phát, ho ra máu nặng, thậm chí là suy hô hấp. Vậy giãn phế quản là gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu thông tin chi tiết của căn bệnh này qua bài viết dưới đây!

Bệnh giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản (Bronchiectasis) là tình trạng giãn nở bất thường và mất khả năng đàn hồi của các phế quản. Sự giãn nở này làm tăng nguy cơ tích tụ dịch nhầy, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lý hô hấp khác.

Bệnh giãn phế quản có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cần lưu ý

Bệnh giãn phế quản có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cần lưu ý

Tham vấn y khoa, Ths.BS Nguyễn Thị Diệu Hồng – Trung tâm hô hấp BV Bạch Mai – Bác sĩ nội hô hấp Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, dựa trên những tổn thương ở phế quản có thể chia ra các dạng bệnh: giãn phế quản hình trụ hoặc hình ống (dạng phổ biến và ít nghiêm trọng), giãn phế quản hình tràng, giãn phế quản dạng nang túi (nguy hiểm và có thể biến chứng).

Ngoài ra, phân loại khác theo giải phẫu có thể gặp: giãn phế quản khu trú (ở một khu vực), giãn phế quản lan tỏa (ở nhiều khu vực), giãn phế quản khổ – ướt…

Nguyên nhân giãn phế quản do đâu?

Giãn phế quản xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do di truyền bẩm sinh hoặc do các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Cụ thể có thể nhắc đến các yếu tố nguy cơ chính gây giãn phế quản như:

Dị tật bẩm sinh cấu trúc phế quản

Quá trình hình thành và phát triển phổi của trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ gặp một số bất thường có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn gây giãn phế quản không hồi phục:

  • Hội chứng Kartagener: Là bệnh phối hợp gồm giãn phế quản lan tỏa, polyp mũi, viêm xoang và đảo lộn phủ tạng; do sự bất thường về cấu trúc và chức năng của nội bào nhung mao gây rối loạn đào thải chất nhầy. Chất này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng nhiễm khuẩn phế quản tái phát, dẫn đến giãn phế quản vĩnh viễn.
  • Hội chứng Williams-Campbell: Do có khuyết tật ở cấu trúc sụn phế quản làm phế quản xẹp xuống khi thở ra và phình ra khi thở vào.
  • Hội chứng Mounier-Kuhn: Sự phì đại bất thường ở phế quản (đường kính gấp 2 lần bình thường) do khuyết tật tổ chức liên kết của thành phế quản gây ra bệnh lý giãn phế quản mạn tính.
  • Hội chứng móng tay vàng (móng tay dày, cong, có màu vàng nhạt): Do hệ thống bạch huyết giảm bẩm sinh gây ra tình trạng phù bạch huyết nguyên phát và giãn phế quản.

Một số rối loạn miễn dịch khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến giãn phế quản mạn tính: suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (HIV/AIDS), phản ứng quá mẫn đối với loại nấm Aspergillus, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, thiếu hụt Gamma-Globulin máu,…

Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên kích thích phản xạ ho nhiều gây giãn phế quản

Viêm đường hô hấp trên kích thích phản xạ ho nhiều gây giãn phế quản

Trong không khí khi ho hoặc tiếp xúc với người bệnh cũng có thể gây viêm làm giãn phế quản. Bởi vì các bệnh này gây ho làm tăng áp lực lòng phế quản dẫn đến giãn phế quản.

Ngoài ra, các tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi như: lao, Klebsiella, Staphylococcus aureus, Pseudomonas và vi khuẩn hiếm khí,… nếu tái nhiễm nhiều lần có thể gây giãn phế quản mãn tính.

Trong trường hợp bị lao phổi có thể gây ra các xơ sẹo trên phổi dù đã điều trị dứt điểm. Các mô xơ này phát triển và gây tổn thương cấu trúc phế quản, cùng với phản xạ ho của bệnh nhân làm giãn phế quản không hồi phục.

Tắc nghẽn phế quản

Phế quản bị tắc sẽ ứ đọng dịch bên trong gây tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến cho cấu trúc thành phế quản bị tổn thương vĩnh viễn. Một số tác nhân gây tắc nghẽn phế quản thường gặp bao gồm:

  • Có khối u trong lòng phế quản.
  • Sẹo gây ra bởi lao phổi hoặc nhiễm virus gây viêm phổi kéo dài,…
  • Dị vật lọt vào phế quản như thức ăn, chất nhầy,… nếu không được phát hiện trong vòng 6-8 tuần có thể gây giãn phế quản mãn tính.
  • Các bệnh lý khác như polyp phế quản, lao hạch, Lymphosacom, Hodgkin,…
Viêm và tắc nghẽn phế quản kéo dài gây tổn thương cấu trúc thành phế quản

Viêm và tắc nghẽn phế quản kéo dài gây tổn thương cấu trúc thành phế quản

Tiếp xúc với môi trường độc hại

Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại ô nhiễm với nhiều hóa chất bay hơi, cũng có thể bị giãn phế quản. Hóa chất bay hơi độc hại sẽ kích thích tăng tiết chất nhầy làm tổn thương cấu trúc thành phế quản, đồng thời gây các phản xạ ho và tăng áp lực trong lòng phế quản.

Giãn phế quản nguyên phát

Trong một số trường hợp không phát hiện được nguyên nhân gây giãn phế quản được gọi là giãn phế quản nguyên phát. Có đến khoảng 40% trường hợp giãn phế quản thuộc nhóm này.

Triệu chứng nhận biết bị giãn phế quản

Các triệu chứng của giãn phế quản có thể nặng hay nhẹ tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý:

  • Ho, thường là ho có đờm kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Đờm có thể có mủ xanh, vàng. Khi có biểu hiện sốt kèm theo ho nhiều đờm hoặc ra máu thì có thể đây là chỉ dấu hiệu của nhiễm trùng phế quản cấp.
  • Ho ra máu: Đây có thể là triệu chứng duy nhất, ho có thể dai dẳng tái phát nhiều lần, mức độ ho ra máu có thể ít, trung bình hoặc ho ra máu rất nặng.
  • Đau tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè, thở có tiếng rít, biểu hiện bị suy hô hấp do tổn thương lan tỏa ở phổi hoặc nhiễm khuẩn phổi, túi phế quản.
  • Sốt cao kèm ho đờm: Khi bị nhiễm khuẩn hô hấp, tình trạng sốt kèm theo khạc đờm nặng và màu sắc của đờm thay đổi.
  • Da móng tay, móng chân dày lên.

Các triệu chứng toàn thân khác có thể gặp ở người mắc bệnh giãn phế quản lâu ngày như: mệt mỏi, giảm sút tinh thần, chán ăn, sụt cân,…

Ho, có đờm là triệu chứng đặc trưng của bệnh giãn phế quản

Ho, có đờm là triệu chứng đặc trưng của bệnh giãn phế quản

Biến chứng nguy hiểm do giãn phế quản gây ra

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giãn phế quản giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh, giảm mức độ tổn thương phế quản, thậm chí phục hồi hoàn toàn chức năng phế quản.

Ngược lại, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hoặc chữa trị không đúng cách có thể gây các ổ giãn phế quản lan rộng và kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác của cơ thể như:

  • Suy hô hấp: Xảy ra khi phổi không cung cấp đủ Oxy cho hệ tuần hoàn gây thở gấp, thở ngắn, khó thở,…
  • Xẹp phổi: Là tình trạng thùy phổi hoặc phổi bị xẹp do một phần hoặc toàn bộ các túi khí nhỏ trong phổi bị xẹp.
  • Ho ra máu: Đây là triệu chứng không phổ biến nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân do làm xuất hiện các cục máu đông gây tắc đường thở.
  • Ngoài ra giãn phế quản còn có thể gây áp xe phổi, mủ màng phổi, mủ phế quản, viêm phổi gây khó thở, xơ phổi,…

>>> Bạn cần biết: Áp xe phổi nguy hiểm như thế nào?

Áp xe phổi do viến chững giãn phế quản không được điều trị sớm

Áp xe phổi do viến chững giãn phế quản không được điều trị sớm

Biến chững giãn phế quản, mủ phế quản, mủ mảng phổi

Biến chững giãn phế quản, mủ phế quản, mủ mảng phổi

Chẩn đoán và phác đồ điều trị giãn phế quản

Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh lý và các biểu hiện lâm sàng xuất hiện trên người bệnh để có cơ sở chẩn đoán tình trạng giãn phế quản:

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh lý và các biểu hiện lâm sàng xuất hiện trên người bệnh để có cơ sở chẩn đoán tình trạng giãn phế quản:

  • Ho khạc đờm kéo dài
  • Ho ra máu tái phát
  • Đau tức ngực
  • Khó thở,…

Chẩn đoán cận lâm sàng: Để xác định chính xác nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (CT scan): là kỹ thuật sử dụng tia X để thu lại hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp. Với hình ảnh có độ phân giải cao, đây là phương pháp cận lâm sàng giúp xác định chính xác vị trí và mức độ tổn thương của phế quản.
  • Chụp X-quang phổi: Hình ảnh X quang phổi của người bị giãn phế quản có thể thấy rõ nhất là sự dày lên của niêm mạc phế quản hoặc sự giãn nở không hồi phục của đường thở.
  • Xét nghiệm máu: Các chỉ số xét nghiệm máu có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý miễn dịch hoặc xác định các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Đo chức năng hô hấp: Kiểm tra mức độ tắc nghẽn phổi thông qua sự thông khí ở phổi, từ đó đánh giá chức năng và hoạt động ở phổi.
  • Cấy đờm: Phương pháp này được sử dụng khi nghi ngờ có nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, mẫu nuôi cấy sau đó có thể dùng làm kháng sinh đồ để đưa ra liệu pháp kháng sinh phù hợp.
  • Nội soi phế quản: Giúp phát hiện sớm các dị vật đường hô hấp, các phế quản bị gấp khúc, chảy máu hoặc hút dịch phế quản để cấy vi khuẩn.

Ngoài ra, để phát hiện sớm một số biến chứng ở tim, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân làm thêm siêu âm tim, điện tâm đồ,…

ĐIỀU TRỊ

Giãn phế quản là bệnh lý mãn tính nên không thể hồi phục hoàn toàn. Do đó, mục tiêu điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện các đợt cấp và duy trì chức năng phổi.

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế

Thường được chỉ định trong các bệnh lý hô hấp với mủ phổi phế quản, bao gồm cả giãn phế quản. Cách thực hiện các bước trong kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế như sau:

  • Dựa vào vị trí tổn thương của phổi để đặt bệnh nhân ở tư thế dẫn lưu phù hợp. Cần đảm bảo phần phổi bị tổn thương cần giải phóng ở cao hơn so với khí phế quản.
  • Vỗ lên thành ngực liên tục với lực vừa phải tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân. Sau từng đợt vỗ, kỹ thuật viên cần hướng dẫn bệnh nhân cách ho để giải phóng tình trạng ứ đờm.
  • Đặt hai bàn tay lên phần thành ngực phía sau tương ứng với vị trí tổn thương
  • Thở bụng và khạc đờm.

Điều trị bằng kháng sinh

Kháng sinh thường được chỉ định cho người bệnh giãn phế quản có bội nhiễm vi khuẩn. Thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng đường uống trước, sau đó mới cân nhắc chuyển sang đường tiêm hoặc liệu pháp kháng sinh lâu dài nếu người bệnh không có đáp ứng.

Các dạng thuốc điều trị triệu chứng:

  • Thuốc giãn phế quản: Có tác dụng làm giãn các cơ đường thở, giúp người bệnh dễ thở hơn.Thường các thuốc được kê ở dạng hít hoặc khí dung.
  • Thuốc tiêu đờm, thuốc long đờm: Thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh ho có đờm.
  • Corticoid dạng xịt: trong trường hợp bệnh nhân mắc kèm bệnh hen hoặc có các cơn khò khè.

*Lưu ý: Điều trị bằng các dạng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mau thuốc và điều trị tránh tác dụng hoặc biến chứng không mong muốn!

Các bài tập vật lý trị liệu

  • Liệu pháp thông đờm: Giúp làm loãng đờm để người bệnh có thể dễ dàng nhổ ra. Phương pháp thực hiện bằng các vỗ vào ngực, lưng bằng tay hoặc bằng máy.
  • Liệu pháp thở oxy: Dùng mặt nạ để cung cấp oxy cho người bệnh nhằm nâng oxy trong máu lên.

Điều trị ngoại khoa

Có thể tiến hành cắt thùy phổi hoặc một bên phổi trong các trường hợp phát hiện có khối u gây tắc nghẽn hoặc ho ra máu dai dẳng,… Ngoài ra, biện pháp phẫu thuật còn được áp dụng khi các hướng điều trị khác không đạt hiệu quả và tình trạng giãn phế quản khu trú tại một khu vực xác định. Có thể cân nhắc ghép phổi thay thế phần phổi bị tổn thương trong các bệnh lý giãn phế quản trầm trọng.

Phòng ngừa bệnh giãn phế quản sớm tránh biến chứng

Bệnh giãn phế quản tuy không đe dọa tính mạng nhưng diễn tiến khá âm thầm và có nguy cơ để lại những biến chứng mạn tính, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, mỗi người cần tự trang bị kiến thức về phương pháp phòng ngừa bệnh giãn phế quản càng sớm càng tốt.

  • Giữ vệ sinh tai mũi họng, răng miệng để phòng bệnh giãn phế quản.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng đường hô hấp như: thuốc lá, khói bụi, khí gas,… hoặc nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường nhiều bụi, nên đeo khẩu trang theo tiêu chuẩn.
  • Tập thể dục với cường độ thích hợp hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ ấm vùng cổ ngực và toàn bộ cơ thể khi trời lạnh. Cần tránh gió lùa khi tắm.
  • Điều trị triệt để các bệnh viêm amydal, viêm họng hạt, viêm lợi, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi,… theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tiêm vaccine phòng cúm và phế cầu mỗi 4 năm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đề phòng và lấy sớm các dị vật trong phế quản.
  • Đối với trẻ sơ sinh hoặc người chưa có miễn dịch chống lại vi khuẩn lao, cần tiêm phòng vacxin lao (BCG) càng sớm càng tốt.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh giãn phế quản. Khi bị giãn phế quản người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám nhằm xác định nguyên nhân và hướng xử trí phù hợp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Nếu còn điều gì thắc mắc, hoặc cần tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh lý, sức khỏe… khách hàng vui lòng liên hệ tới Hotline 1900 3366 để nhận tư vấn từ chuyên gia y tế của MEDIPLUS nhé!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì nên ăn gì? [Bác sĩ chia sẻ]

    Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp thường gặp. Người bị hen suyễn nặng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây…

    06 Th7, 2023
    569

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng

    Chuyên mục: Hô hấp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám