Phì đại tuyến tiền liệt – Căn bệnh “khó nói” của các anh

Cập nhật 10/05/2023

2.9K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nam khoa

Phì đại tuyến tiền liệt gây ra các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu rắt,… Tuy nhiên nhiều người thường coi nhẹ những dấu hiệu này mà không đi khám, điều trị khiến bệnh lý ngày càng tiến tiến triển nặng hơn ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Chính vì thế hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh khá phổ biến ở nam giới này qua bài viết dưới đây để có hướng xử trí kịp thời, tránh biến chứng.

Phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sản lành tính tuyến tiền liệt hay u xơ tuyến tiền liệt. Đây là hiện tượng tuyến tiền liệt gia tăng kích thước chèn ép lên bàng quang và niệu đạo cản trở quá trình di chuyển của dòng nước tiểu, gây rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu không hết, bí tiểu,…

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt gây chèn ép bàng quang và niệu đạo

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt gây chèn ép bàng quang và niệu đạo

Khi mới xuất hiện những biểu hiện này, nam giới thường chủ quan, chần chừ đi khám nên khi phát hiện thì bệnh đã biến chứng nặng và nguy hiểm như suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng tiết niệu,… khiến cho sức khỏe và chất lượng sống bị suy giảm.

Bệnh tiền liệt tuyến thường bắt đầu xuất hiện ở nam giới 30 tuổi nhưng phải đến khoảng 50 tuổi thì các triệu chứng mới rõ ràng. Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ với tỷ lệ thấp và có xu hướng tăng khi tuổi càng cao, nhất là sau khoảng 50 tuổi.

Phì đại tuyến tiền liệt nếu thể lành tính thì hoàn toàn chữa khỏi được và không gây biến chứng. Tuy nhiên với một số trường hợp khi phát hiện ra bệnh thì đã phát triển thành u ác tính khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

>>> Xem thêm bài viết khác:

Nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tuyến tiền liệt bị phì đại, có thể kể đến như:

  • Tiền sử gia đình: Nếu người thân bị phì đại tuyến tiền liệt thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Chính vì thế, năm giới cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi bị phì đại tuyến tiền liệt.
  • Độ tuổi: Tuyến tiền liệt có xu hướng phình to theo thời gian nên nam giới có độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, nhất là ở những nam giới đã quá độ tuổi sinh sản, là từ khoảng 50-80 tuổi. Vì thế ở độ tuổi này nam giới nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Do hormon: Hormone giới tính nam testosterone có sự liên kết mật thiết với quá trình phát triển của phì đại tuyến tiền liệt. Cụ thể, testosterone sẽ chuyển thành dihydrotestosterone (DHT) nhờ sự có mặt của enzyme 5α-reductase. Mà DHT lại liên quan trực tiếp đến sự tăng sinh và biệt hóa của các tế bào tuyến. Khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều testosterone sẽ khiến nồng độ DHT tăng cao, làm cho các mô tuyến phát triển với tốc độ nhanh hơn, khiến cho tuyến tiền liệt bị phì đại.
  • Chế độ ăn uống: Theo một số nghiên cứu, việc bổ sung quá nhiều thịt và các sản phẩm từ thịt có thể khiến tuyến tiền liệt nhanh bị phì đại hơn. Còn với các thực phẩm chứa nhiều vitamin và các axit béo không bão hòa lại giúp làm giảm được nguy cơ mắc bệnh.
  • Mắc các hội chứng chuyển hóa: Hội chứng chuyển hóa là tình trạng cơ thể mắc cùng lúc nhiều tình trạng bệnh, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, đột quỵ. Những người bị hội chứng chuyển hóa thường sẽ có tỷ lệ mắc phì đại tuyến tiền liệt cao hơn so với những người khỏe mạnh khác.
  • Béo phì: Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi chỉ số khối của cơ thể cứ tăng lên 1kg/m2 thì thể tích tuyến tiền liệt lại tăng thêm 0,41cc. Điều này chứng tỏ người người béo phì sẽ có nguy cơ mắc u xơ tiền liệt tuyến cao hơn bình thường.
Nguyên nhân phì đại tiền liệt tuyến do nhiều yếu tố, chế độ sinh hoạt hoặc mắc các bệnh lý khác

Nguyên nhân phì đại tiền liệt tuyến do nhiều yếu tố, chế độ sinh hoạt hoặc mắc các bệnh lý khác

Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt biểu hiện

Khi kích thước của tuyến tiền liệt tăng lên sẽ gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo – có nhiệm vụ dẫn nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang gây cản trở quá trình di chuyển của nước tiểu, dẫn đến các biểu hiện như:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm, không nhịn được mà phải đi tiểu liên tục.
  • Khó tiểu, tiểu rắt, mót tiểu.
  • Tiểu gấp, tiểu không kiểm soát được.
  • Tiểu xong mà vẫn còn cảm giác buồn tiểu tiếp.
  • Tiểu ngắt quãng, dòng nước tiểu yếu.
  • Bí tiểu, buồn tiểu nhưng không tiểu được dù đã cố rặn.

Tùy thuộc vào từng người và mức độ của bệnh mà các triệu chứng có thể biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau. Có trường hợp kích thước của tuyến tiền liệt tăng lên rất to nhưng lại chỉ gặp một vài dấu hiệu ở mức độ nhẹ. Trong khi có trường hợp tuyến tiền liệt kích thước dù nhỏ nhưng biểu hiện lại rất rõ ràng, đáng kể.

Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau

Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau

Các biến chứng do phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt có các triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác ở nam giới, vì vậy rất dễ bị bỏ qua và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:

  • Sỏi bàng quang: Nước tiểu bị tắc nghẽn gây tích tụ các chất cặn bã bên trong bàng quang, lâu ngày sẽ hình thành sỏi.
  • Nhiễm trùng tiết niệu: Vi khuẩn, các độc tố trong nước tiểu bị tích tụ lại tại đường niệu do nước tiểu không được đào thải hết sẽ gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Bí tiểu cấp: Một số trường hợp, người bệnh dù cố rặn nhưng vẫn không thể tiêu được dẫn đến bí tiểu cấp và phải đến gặp bác sĩ để thông tiểu thì mới có thể đi tiểu được.
  • Suy thận: Tuyến thượng thận tăng kích thước gây tăng áp lực nước tiểu ở phía bên trong bàng quang. Lúc này, nước tiểu sẽ theo đường niệu quản trực tiếp đổ lên thận, gây ứ nước, giãn bể thận, viêm thận. Tình trạng này nếu kéo dài lâu sẽ dẫn đến suy thận.
Biến chứng do phì đại tuyến tiền liệt gây suy thận nếu không được điều trị

Biến chứng do phì đại tuyến tiền liệt gây suy thận nếu không được điều trị

Chẩn đoán và điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh lý thường gặp, nhất là nam giới ở độ tuổi trung niên. Bệnh gây ra khá nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe của người bị, bởi vậy cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán phì đại tiền liệt tuyến

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến, trước hết bác sĩ có thể thăm khám, khai thác các triệu chứng lâm sàng của người bệnh như rối loạn tiểu tiện sau đó tiến hành thăm khám chi tiết để đánh giá tình trạng bênh:

  • Thăm khám trực tràng: Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ trực tiếp thăm khám. Với một số trường hợp khi kích thước tuyến đã to đáng kể thì bác sĩ chỉ cần sờ vào tuyến tiền liệt từ trực tràng là đã có thể đánh giá được tình trạng bệnh.
  • Siêu âm: Phương pháp này giúp đánh giá được kích thước và khối lượng của tuyến tiền liệt có bình thường hay không đồng thời giúp loại trừ được tình trạng ung thư và ứ nước ở thận.
  • Chụp X-quang hệ tiết niệu: Quan sát sự thay đổi về cấu trúc đường tiểu do bệnh lý gây ra, mức độ phì, lồi vào trong lòng bàng quang của khối u tiền liệt như thế nào. Qua hình ảnh bác sĩ cũng có thể đánh giá chức năng 2 bên thận và tình trạng niệu đạo có biến chứng kèm theo hay không
  • Xét nghiệm máu: Chủ yếu là để đánh giá xem bệnh nhân có bị ung thư tuyến hay không thông qua việc đánh giá hàm lượng kháng nguyên PSA đặc hiệu của tuyến tiền liệt trong máu. Ở những người khỏe mạnh, hàm lượng PSA thường nhỏ hơn 4ng/ml. Khi PSA lớn hơn 10ng/ml thì khả năng cao là người bệnh đã bị ung thư tuyến.

Việc chẩn đoán và làm các xét nghiệm cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như kỹ thuật thực hiện tại mỗi cơ sở. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp nhất.

Siêu âm đánh giá được kích thước và khối lượng của tuyến tiền liệt

Siêu âm đánh giá được kích thước và khối lượng của tuyến tiền liệt

Phương pháp điều trị phì đại tiền liệt tuyến

Không phải tất cả các trường hợp bị tăng sinh tuyến tiền liệt đều cần phải can thiệp. Đối với một số trường hợp bệnh lý nhẹ thì không cần điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật. Qua thăm khám, bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe và điểm triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS) để đưa ra liệu trình điều trị thích hợp.

✜ Theo dõi tích cực

Thường áp dụng cho những người bệnh chỉ mới có những thay đổi nhỏ tại tuyến, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Một vào gợi ý giúp cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh mà bạn có thể tham khảo như:

  • Uống ít nước vào buổi tối để hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều về đêm.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức uống gây lợi tiểu như: rượu bia, nước ngọt,…
  • Làm trống bàng quang bằng cách sau khi đã đi tiểu xong, bạn nên ra khỏi nhà vệ sinh rồi quay lại khoảng 1-2 phút sau để cố gắng tiểu nốt phần nước tiểu còn lại
  • Tăng khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bằng cách: Mỗi khi buồn tiểu thì cần đợi thêm vài phút rồi mới đi và dần dần tăng thêm thời gian sau mỗi lần.

✜ Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc chẹn alpha: Thuốc giúp thư giãn các cơ ở cổ bàng quang và xung quanh tuyến tiền liệt nên giúp cho nước tiểu dễ di chuyển ra ngoài hơn. Do thuốc không làm giảm kích thước tuyến tiền liệt nên phù hợp với những nam giới có kích thước tuyến vừa phải. Một số thuốc thuộc nhóm này rất hay được chỉ định như: Flomax, Uroxatral, Cardura,…
  • Thuốc ức chế 5α-reductase: các thuốc thuộc nhóm này làm ức chế sự bài tiết của DHT, từ đó làm giảm kích thước tuyến tiền liệt. Thuốc này giúp làm giảm ứ đọng cấp tính cũng như giúp hạn chế phải phẫu thuật tuyến. Nhóm 5α có thời gian tác dụng lâu hơn nhóm thuốc chẹn Alpha nên thời gian dùng thuốc cũng sẽ kéo dài hơn. Một số thuốc thuộc nhóm này phải kể đến như: Proscar, Avodart,…

✜ Điều trị ngoại khoa phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt khi sử dụng nội khoa chưa mang lại hiệu quả

Phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt khi sử dụng nội khoa chưa mang lại hiệu quả

Sau khi thay đổi lối sống và dùng thuốc mà vẫn không có hiệu quả thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Một số thủ thuật hay được áp dụng hiện nay như:

  • Đặt Stent tuyến tiền liệt.
  • Phẫu thuật bằng laser.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.
  • TUIP (thủ thuật rạch tuyến tiền liệt).

Cách phòng tránh phì đại tuyến tiền liệt

Để phòng ngừa nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh cần chủ động gặp bác sĩ ngay khi gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào như đã đề cập ở trên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Ngoài ra cũng cần chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây vào mỗi bữa ăn hàng ngày.
  • Uống đủ nước mỗi ngày những không nên uống nhiều vào buổi tối.
  • Xây dựng thói quen đi tiểu đúng giờ.
  • Hạn chế ngồi lâu một tư thế gây chèn ép tuyến tiền liệt.

Phát hiện và điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt kịp thời vẫn là giải pháp hàng đầu để tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị cũng như tránh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Bài viết liên quan

    Quan hệ ra máu đỏ tươi ở nam giới là bệnh gì? có nguy hiểm không?

    Sau khi quan hệ ra máu đỏ tươi ở nam giới là tình trạng nhiều người gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa…

    28 Th10, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Nam khoa

    Dương vật có mùi hôi: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Dương vật có mùi hôi là vấn đề phổ biến mà nhiều nam giới gặp phải và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.…

    17 Th5, 2024
    521

    Chuyên mục: Nam khoa

    Sùi mào gà ở dương vật giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

    Sùi mào gà ở dương vật giai đoạn đầu có nguy hiểm không? là điều rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây, Mediplus…

    04 Th5, 2024
    857

    Chuyên mục: Nam khoa

    Đau tinh hoàn bên phải có gây nguy hiểm không?

    Đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không là câu hỏi thường gặp ở nam giới. Bài viết này, Mediplus sẽ giải đáp thắc…

    28 Th10, 2024
    320

    Chuyên mục: Nam khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám