Bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi chuẩn Quốc tế

Cập nhật 24/10/2024

10.6K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Cân nặng thai nhi là thông tin mà rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm với mục đích kiểm tra và đánh giá tình hình phát triển của bé, để từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cho phù hợp. Chính vì thế, các chuyên gia y tế tại Tổ hợp Y tế Mediplus đã đưa ra Bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn theo từng tuần tuổi chi tiết, chính xác nhất qua bài biết dưới đây để các mẹ có thể tham khảo.

Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Giai đoạn mang thai của mẹ thường trải qua 3 thời kỳ tam cá nguyệt:

Tam cá nguyệt thứ nhất

Tam cá nguyệt thứ nhất được tính từ lúc mang thai đến hết tuần thai thứ 13. Đây là thời điểm phôi thai đang dần được hình thành và hoàn thiện nên thai nhi chưa xác định được kích thước.

Tam cá nguyệt thứ hai

Tam cá nguyệt thứ hai tính từ tuần thai thứ 14 đến tuần thai thứ 28. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bảng cân nặng của thai nhi trong giai đoạn này như sau:

Tuần tuổi của thai nhi

Cân nặng tiêu chuẩn  (kilogram)

Thai nhi nữ Thai nhi nam
14 0,089 0,092
15 0,113 0,116
16 0,141 0,146
17 0,176 0,183
18 0,217 0,226
19 0,266 0,277
20 0,322 0,337
21 0,388 0,407
22 0,464 0,487
23 0,551 0,578
24 0,649 0,681
25 0,758 0,795
26 0,880 0,923
27 1,014 1,063
28 1,160 1,215

Tam cá nguyệt thứ 3

Tam cá nguyệt thứ 3 kéo dài từ tuần 29 đến tuần 40. Cân nặng của thai nhi trong giai đoạn này như sau:

Tuần tuổi của thai nhi

Cân nặng tiêu chuẩn  (kilogram)

Thai nhi nữ Thai nhi nam
29 1,319 1,379
30 1,489 1,555
31 1,670 1,741
32 1,861 1,937
33 2,060 2,140
34 2,268 2,350
35 2,481 2,565
36 2,698 2,783
37 2,917 3,001
38 3,136 3,218
39 3,354 3,432
40 3,567 3,639
29 1,319 1,379
30 1,489 1,555
31 1,670 1,741
32 1,861 1,937
33 2,060 2,140
34 2,268 2,350
35 2,481 2,565
36 2,698 2,783
37 2,917 3,001
38 3,136 3,218
39 3,354 3,432
40 3,567 3,639

Trong quá trình mang thai, để kiểm tra xem thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh hay không thì mẹ bầu có thể dựa theo các chỉ số tiêu chuẩn ở bảng trên đối chiếu với cân nặng của bé ghi trên phiếu kết quả siêu âm.

Tuy nhiên, đây chỉ là những con số tương đối nên mẹ có thể trực tiếp tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác trẻ có đang phát triển khỏe mạnh hay không.

Đo cân nặng và chiều dài thai nhi như thế nào?

Để biết chính xác cân nặng và chiều dài của thai nhi trong từng tuần tuổi, bố mẹ có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

  • Thai nhi từ tuần thứ 8-19: Trong giai đoạn nửa đầu thai kỳ, do một nửa dưới cơ thê của thai bị uốn cong nên rất khó để xác định chính xác chiều dài và cân nặng của thai. Nên trong giai đoạn này, chiều dài thai chỉ tính từ đầu đến mông hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
  • Thai nhi từ tuần thứ 20-32: Chân của trẻ lúc này đã được duỗi thẳng nên chiều dài cơ thể được xác định bằng cách đo từ đầu xuống đến gót chân. Ở giai đoạn này cân nặng và chiều dài của thai sẽ tăng dần theo thời gian nên bố mẹ có thể theo dõi chính xác kích thước của thai theo mỗi tuần.
  • Thai nhi từ tuần thứ 32: Chiều dài thai cũng được xác định tương tự như từ tuần thứ 20. Thời điểm này, thai nhi sẽ phát triển một cách mạnh mẽ nhất, những đường nét cuối cùng trên cơ thể sẽ dần được hoàn thiện cho đến khi chào đời.
Đo cân nặng và chiều dài của thai nhi theo từng tuần tuổi

Đo cân nặng và chiều dài của thai nhi theo từng tuần tuổi

Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển của thai

Thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng sẽ phát triển theo đúng tiêu chuẩn kể trên theo từng tuần. Trong quá trình phát triển, thai nhi có thể bị tác động bởi một số yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước và cân nặngn của bé như:

Sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai

Sức khỏe của mẹ bầu đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Những mẹ bầu có thể trạng béo phì hay các bệnh lý như tiểu đường có thể khiến cho thai nhi có trọng lượng lớn hơn bình thường.

Do đó, để trẻ phát triển khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ béo phì ngay từ khi còn nhỏ thì khi mang thai các mẹ nên tránh bổ sung quá mức các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột vào bữa ăn hàng ngày và khám thai định kỳ để phát hiện và có phương pháp phòng ngừa sớm tiểu đường thai kỳ.

Giới tính của thai nhi

Giới tính cũng một phần quyết định đến cân nặng của thai nhi

Giới tính cũng một phần quyết định đến cân nặng của thai nhi

Giới tính cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định đến cân nặng của thai nhi. Thông thường cân nặng giữa các bé trai và bé gái sẽ có sự chênh lệch rõ rệt. Đa phần các bé trai đều sẽ có cân nặng và chiều cao lớn hơn so với những bé gái ở cùng tuần tuổi.

Số lượng thai

Việc mang đa thai có thể khi trẻ sinh ra sẽ có cân nặng nhỏ hơn tiêu chuẩn

Việc mang đa thai có thể khi trẻ sinh ra sẽ có cân nặng nhỏ hơn tiêu chuẩn

Ngoài việc mang thai đơn thì rất nhiều bà mẹ gặp phải trường hợp mang song thai, đa thai thì việc các trẻ sinh ra có cân nặng nhỏ hơn bảng cân nặng tiêu chuẩn là điều hết sức bình thường. Khi đó bố mẹ không cần quá lo lắng bơi khi chăm sóc cẩn thận các trẻ vẫn sẽ phát triển giống như những trẻ sinh một khác.

Do yếu tố di truyền

Theo di truyền, thai nhi sẽ có vóc dáng và cân nặng tương đồng so với bố mẹ. Những thai nhi có bố mẹ béo phì thì trẻ thường sẽ có kích thước lớn hơn so với những trẻ khác và nguy cơ béo phì cũng sẽ rất cao.

Tương tự ở những dân tộc, quốc gia khác nhau thì sự phát triển của thai nhi về mặt chiều cao và cân nặng cũng sẽ có sự khác nhau.

Thai nhi phát triển nhỏ hơn hoặc lớn hơn có ảnh hưởng không?

Các chỉ số cân nặng tiêu chuẩn của thai ở từng tuần tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo bởi mỗi thai nhi lại phát triển ở một điều kiện khác nhau. Chính vì thế, sẽ có một số trường hợp thai nhi sẽ phát triển vượt mức hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn là điều hết sức bình thường nên các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng cho sức khỏe của bé.

Thai nhi phát triển hơn so với tiêu chuẩn

Thai nhi được kết luận là phát triển hơn so với tiêu chuẩn bình thường khi kết quả siêu âm cho thấy thai có chiều dài lớn hơn 3cm so với những thai ở cùng tuần tuổi. Việc thai có kích thước quá lớn có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như béo phì, tiểu đường,… khi sinh ra.

Đặc biệt, kích thước thai quá lớn có thể gây khó khăn cho người mẹ khi chuyển dạ và sinh đẻ, dễ làm thai bị ngạt khi sinh. Khi phát hiện thai có kích thước lớn, các bác sĩ sẽ tìm hiểu cụ thể nguyên nhân dựa vào một số xét nghiệm thực hiện trên mẹ bầu.

Thai phát triển kém hơn so với tuổi thai

Tương tự như cách tính ở trên, khi siêu âm thai có kích thước ngắn hơn chiều dài ngắn hơn 3cm so với tiêu chuẩn ở tuần thai tương ứng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi chậm phát triển.

Kích thước thai nhi quá bé sẽ khiến cho trẻ bị gầy yếu, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Trong trường hợp này bác sĩ cũng sẽ chỉ định mẹ bầu làm một số xét nghiệm xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

Tại sao nên theo dõi cân nặng và phát triển của thai nhi?

Khi mang thai, vì lo lắng cho sức khỏe của mẹ và bé nên nhiều gia đình có xu hướng cho mẹ bầu ăn thật nhiều những loại thức ăn bổ dưỡng. Thói quen này vô tình khiến cho các mẹ bị tăng cân quá mức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mẹ và bé.

Bên cạnh đó, khi mang thai nhiều bà mẹ thường xuyên bị ốm nghén, hay buồn nôn, nôn, cảm giác chán ăn nên cơ thể không được bổ sung đủ chất để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Chính vì thế, việc theo dõi cân nặng định kỳ của thai nhi trong từng tuần tuổi sẽ giúp các mẹ theo dõi được quá trình phát triển của trẻ. Từ đó xây dựng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện cho phù hợp để vừa đảm bảo cho sự phát triển của trẻ và sức khỏe của mẹ.

Mẹ bầu nên làm gì để con phát triển đạt tiêu chuẩn

Sau khi so sánh cân nặng của con với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn ở từng tuần tuổi, bố mẹ có thể đánh giá được con mình có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Để con yêu phát triển đúng tiêu chuẩn, các mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên bồi bổ quá mức cho bà bầu mà nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng cho cơ thể mẹ và bé.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, vận động một cách hợp lý đồng thời cố gắng giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, giảm thiểu mọi căng thẳng, stress để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Siêu âm, khám thai định kỳ để nắm rõ quá trình phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn.
  • Kiểm soát tốt cân nặng trong giai đoạn mang thai. Thông thường, phụ nữ mang thai sẽ tăng khoảng 10-12kg. Trường hợp mang song thai, đa thai thì  tăng từ 16-20 kg.

Theo dõi chiều dài, cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi là biện pháp tốt nhất để xác định chính xác trẻ có đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ hay không. Từ đó, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện cho phù hợp với trạng thái cơ thể.

Tuy nhiên, trước khi muốn thực hiện bất kỳ một thay đổi gì, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến tư vấn đến từ các bác sĩ chuyên khoa để có nền tảng kiến thức vững vàng về chăm sóc sức khỏe cho bản thân!

Hy vọng với nhưng thông tin chia sẻ về bảng cân nặng thai nhi trong bài viết này sẽ giúp bố mẹ có nền tảng kiến thức cơ bản trong việc theo dõi quá trình phát triển của con yêu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu của MEDIPLUS!

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám