Bệnh quai bị ở trẻ em: Các triệu chứng nhận biết

Cập nhật 11/05/2023

826

BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tham vấn y khoa:BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Bệnh quai bị ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ từ 5-8 tuổi. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng trên đường sinh dục của trẻ. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan mà hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ con khỏi nguy cơ lây nhiễm. Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh quai bị ở trẻ em

Tham vấn y khoa BSCKII Tạ Thị Thu Hòa – Bác sĩ Nhi khoa MEDIPLUS cho biết, bệnh quai bị ở trẻ là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên. Bệnh lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp và có khả năng lây lan thành dịch trong cộng đồng, nhất là ở thanh thiếu niên và trẻ em. Bệnh tuy lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới (khoảng 20-30%) hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới (khoảng 5%), gây nguy cơ vô sinh.

Bên cạnh đó, các tuyến nước bọt, tuyến tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của bệnh là viêm tuyến nước bọt hai bên mang tai không hóa mủ. Tuyến này nằm ở phía trước tai và dưới gò má, khi bị viêm sẽ sưng lên và khiến trẻ bị đau. Trẻ từng mắc quai bị thường hiếm khi nào mắc lại lần hai do cơ thể đã tạo đủ kháng thể bảo vệ suốt đời qua lần nhiễm đầu tiên.

Bệnh quai bị ở trẻ em là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính

Bệnh quai bị ở trẻ em là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính

Về dịch tễ, quai bị là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh diễn ra chủ yếu vào mùa đông – xuân, khi thời tiết chuyển mát và lạnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh quai bị dao động hàng năm từ 10 đến 40 trường hợp trên 100.000 dân, tập trung nhiều tại miền Bắc và Tây Nguyên (theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng).

Dịch quai bị thường xảy ra ở nhóm đối tượng trẻ đang học, mẫu giáo (chủ yếu là trẻ từ 5-8 tuổi). Bệnh cũng có thể gặp ở nhóm thanh niên và người cao tuổi nhưng ở tỷ lệ thấp hơn. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.

>>> Có thể ba mẹ cũng quan tâm:

Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh quai bị

Bệnh quai bị ở trẻ do virus quai bị Mumps virus, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae gây nên. Loài virus này có khả năng tồn tại từ 30-60 ngày ở môi trường ngoài cơ thể với nhiệt độ 15 đến 20 độ C, và 1-2 năm ở môi trường có nhiệt độ lạnh sâu từ -70 đến -25 độ C.

Mặc dù vậy, theo các nhà khoa học, chúng sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ cao trên 56oC. Ngoài ra, dưới tác động của tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời, hoặc các hóa chất khử khuẩn chứa Clo hoạt tính và chất khử khuẩn trong bệnh viện cũng khiến chúng bị bất hoạt nhanh chóng.

Quai bị lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và ăn uống, cụ thể là qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh. Khi trẻ bị nhiễm quai bị, nồng độ virus sẽ tăng cao trong huyết thanh khoảng từ 12-15 ngày và lan sang các cơ quan khác. Thời gian lây bệnh từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai, đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Mumps virus là tác nhân chính gây bệnh quai bị ở trẻ

Mumps virus là tác nhân chính gây bệnh quai bị ở trẻ

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Sau khi trẻ nhiễm virus quai bị, bệnh sẽ khởi phát triệu chứng trong vòng 2 tuần. Nhìn chung, biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ thường khá giống với cảm cúm, với các triệu chứng như: ho, sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, đau cơ, đau hàm, mệt mỏi.

Trong 1-2 ngày tiếp theo, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao khoảng 38-39 độ C kèm tuyến nước bọt sưng đau định kỳ hoặc khi có kích thích vị giác. Trong giai đoạn này, trẻ có nguy cơ truyền virus cho người khác thông qua các tiếp xúc thông thường. Do đó, ba mẹ cần cách ly trẻ với mọi người xung quanh, đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ hàng ngày.

Sốt cao kèm tuyến nước bọt sưng đau là biểu hiện đặc trưng của bệnh

Sốt cao kèm tuyến nước bọt sưng đau là biểu hiện đặc trưng của bệnh

Cha mẹ làm gì khi trẻ mắc quai bị?

Hiện nay, bệnh quai bị ở trẻ không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là làm thuyên giảm triệu chứng để trẻ thấy dễ chịu hơn. Theo đó, ba mẹ cần biết và chủ động:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động tối đa, an thần và chăm sóc trẻ tốt, nhất là trong thời kỳ toàn phát.
  • Cách ly trẻ với mọi người xung quanh để tránh lây nhiễm, nhất là khoảng thời gian từ 7-10 ngày sau khi trẻ có biểu hiện sốt cao.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, bù dịch, ăn thức ăn nhẹ và lỏng như cháo, súp, sữa chua để tránh kích thích vị giác, ảnh hưởng đến tuyến nước bọt đang sưng đau của trẻ.
  • Dùng thuốc giảm đau để hạ sốt cho trẻ, có thể chườm đá hai bên mang tai để trẻ bớt đau.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ba mẹ nên chú ý theo dõi diễn biến của bệnh và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các biểu hiện bất thường như co giật, mất nước, tuyến nước bọt sưng đau kéo dài hơn 7 ngày,… Chỉ dùng kháng sinh cho trẻ khi xuất hiện triệu chứng bội nhiễm do vi khuẩn theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ở trẻ có diễn biến nặng như viêm tụy, viêm màng não sẽ có thể được chỉ định dùng globulin miễn dịch kết hợp.

>>> Mẹ cần biết: Lịch tiêm chủng cho bé chuẩn nhất từ 0-24 tháng tuổi

Phòng ngừa bệnh quai bị cho trẻ như thế nào?

Có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất là cho trẻ tiêm ngừa vaccin quai bị khi đã đủ 12 tháng tuổi. Vaccin đang sử dụng hiện nay là loại vaccin sống, giảm độc lực, được sản xuất từ chủng Jeryl Lynn trên phôi gà.

Vaccin quai bị có thể ở dạng đơn liều hoặc dạng phối hợp với vaccin sởi và rubella (còn được biết đến với tên thương mại là MMR hay Trimovax). Đây là chế phẩm vaccin có độ an toàn cao, hiệu lực bảo vệ trên 95%, tạo được miễn dịch lâu dài và có thể dùng cho cả người từng có miễn dịch.

Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch, người làm việc trong nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường cấp 1 cấp 2, nhân viên khoa truyền nhiễm của bệnh viện là những đối tượng được khuyến cáo cần phải tiêm ngừa vaccin quai bị. Liều tiêm dưới da 0,5ml, tiêm 1 lần duy nhất tạo miễn dịch cơ bản, nên tiêm nhắc lại sau 5 năm khi trẻ vào lớp 1 (4-6 tuổi) hoặc người lớn sống ở vùng có nguy cơ cao.

Bên cạnh đó, ba mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân trẻ sạch sẽ. Thường xuyên cho trẻ súc họng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch khử khuẩn vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ, đảm bảo nhà cửa luôn thoáng mát, khử khuẩn nhà ở thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.

Tiêm phòng vaccin quai bị là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Tiêm phòng vaccin quai bị là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh quai bị ở trẻ em, triệu chứng nhận biết và các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Nhìn chung, đây là bệnh lành tính, trẻ sẽ thường phục hồi sau khoảng 10-12 ngày. Tuy nhiên, bệnh có biến chứng nặng ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của trẻ, nhất là ở trẻ em nam. Do đó, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng của bệnh, phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Viêm hạch mạc treo là gì? Cách phòng và chữa bệnh hiệu quả

    Hạch mạc treo là gì, viêm hạch mạc treo là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị là những thông tin bố mẹ có…

    16 Th8, 2023
    752

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Nấm miệng ở trẻ nhỏ những điều mẹ cần biết và mẹo chữa dân gian

    Nấm miệng ở trẻ là bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến…

    25 Th5, 2023
    1.6K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy – Tín hiệu “kêu cứu” từ hệ tiêu hóa

    Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy có thể do rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường ruột gây…

    02 Th6, 2023
    4.6K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị

    Trẻ em có hệ miễn dịch non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc viêm lợi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ…

    28 Th6, 2023
    2.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám