1.1K
Tham vấn y khoa:ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Bệnh sởi ở trẻ em là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính với gần 100 triệu trường hợp mắc mới mỗi năm cùng nhiều nguy cơ bùng phát thành đại dịch. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong. Do đó, cha mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng ngừa cũng như bảo vệ con em của mình trước nguy cơ lây bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh sởi ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp với các biểu hiện lâm sàng như sốt, phát ban, viêm kết mạc mắt, viêm đường hô hấp và tiêu hóa. Sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng nghiêm trọng và bùng nổ nguy cơ cao phát triển thành đại dịch.
Bệnh sởi tiềm ẩn nguy cơ cao phát triển thành đại dịch
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, có trên 90% số người trước 20 tuổi đã bị mắc bệnh sởi. Hiện nay, nhờ hiệu quả của việc thực hiện chương trình tiêm phòng sởi, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm 99% ở nhiều nước phát triển, thu hẹp đối tượng mắc bệnh chủ yếu nằm ở nhóm trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc thanh thiếu niên, người lớn chỉ mới tiêm 1 liều vaccine.
>>> Xem thêm:
Thời điểm lý tưởng bùng phát bệnh sởi ở trẻ em vào khoảng mùa đông – xuân. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, bệnh có diễn biến khó lường do có thể bùng phát ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, gây khó khăn cho ngành y tế trong việc kiểm soát dịch bệnh lây nhiễm ở cộng đồng.
Sởi là bệnh lây nhiễm cấp tính từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện, hắt hơi, ho,… hoặc cũng có thể qua gián tiếp do đồ vật nhiễm chất tiết từ người bệnh. Do đó, bệnh có thể lây lan nhanh trong cộng đồng và tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát thành đại dịch nếu không có phương án kiểm soát kịp thời.
Cũng theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng, sởi chỉ có thể cắt đứt được sự lây nhiễm trong cộng đồng khi đạt trên 95% tỷ lệ miễn dịch đặc hiệu sởi trong quần thể dân cư. Con số này đặt ra các thách thức cho ngành y tế trong việc kiểm soát và phòng ngừa sởi trong tương lai.
Sởi lây nhiễm trực tiếp từ người sang người qua dịch tiết gây khó khăn trong việc kiểm soát
Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em và những người có sức đề kháng kém. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 12-14 ngày. Tuy nhiên, có trường hợp ủ bệnh lên tới 21 ngày khiến nguy cơ truyền nhiễm trong cộng đồng tăng cao hơn. Một điều đáng lo hơn, bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy,… hoặc thậm chí tử vong.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi ở trẻ em. Do đó, hướng điều trị cơ bản là khắc phục triệu chứng bệnh, đi kèm với đó là cải thiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh cá nhân sạch sẽ đúng cách để phòng ngừa khả năng lây lan bệnh ra cộng đồng.
Tham vấn y khoa BSCKII Tạ Thị Thu Hòa – Bác sĩ Nhi khoa MEDIPLUS cho biết, bệnh sởi ở trẻ em thường tiến triển qua 4 thời kỳ chính. Cha mẹ cần phải nắm vững từng diễn biến của bệnh để phát hiện và kịp thời đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y, phòng khám nhi tế gần nhất, tránh trường hợp bệnh biến chứng nặng gây nguy hiểm cho trẻ. Cụ thể:
Thời kỳ toàn phát của bệnh sởi đặc trưng với các nốt phát ban trên người của bé
Trẻ em bị mắc bệnh sởi thường có biểu hiện sốt cao liên tục trong vòng 10-12 ngày do virus sởi xâm nhập. Tại thời điểm này, khả năng miễn dịch của trẻ giảm mạnh. Do đó, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại các biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến:
Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời
Với khả năng diễn biến nhanh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như vậy, phụ huynh khi có con em mắc bệnh sởi cần theo dõi chặt chẽ từng giai đoạn phát triển bệnh của con. Đồng thời, đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề do căn bệnh này gây nên.
Hiện nay, bệnh sởi ở trẻ em vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị phổ biến được áp dụng tại các cơ sở y tế hiện nay là điều trị triệu chứng với mục tiêu hạ nhiệt, giảm ho.
Bên cạnh đó, cần vệ sinh răng, miệng, da, mắt sạch sẽ để ngăn ngừa bội nhiễm và nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Trẻ cần nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng và đề kháng đặc biệt, nên dùng thêm vitamin A để ngăn ngừa nguy cơ loét giác mạc, mù mắt.
Nếu có biến chứng bội nhiễm viêm phổi, viêm tai, cân nhắc điều trị phối hợp bằng các kháng sinh thích hợp.
Để phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em, hiện nay có 2 phương pháp chính được áp dụng là tiêm vaccine phòng sởi và vệ sinh sạch sẽ cá nhân lẫn môi trường xung quanh. Các biện pháp này cần phải được thực hiện thường xuyên, tuân thủ và cần có sự chung tay, giúp sức của cộng đồng mới có thể đẩy lùi được căn bệnh nguy hiểm này.
Trẻ em được khuyến cáo nên tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi. Mũi 1 được tiêm trong giai đoạn trẻ từ 9-11 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi. Lưu ý, việc tiêm phòng muộn cũng không gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm đủ số mũi cần thiết để hạn chế khả năng mắc bệnh.
Tiêm phòng vaccine sởi là biện pháp phòng ngừa sởi hiệu quả nhất
Nếu trẻ đã không may tiếp xúc với nguồn lây bệnh, có thể sử dụng globulin miễn dịch để ngăn ngừa hoặc kìm hãm sự phát triển của bệnh. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, cần cách ly trẻ với mọi người xung quanh. Chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ hằng ngày và giữ gìn nơi ở sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn sinh sôi và lây lan.
Đồng thời, bố mẹ cũng cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước, trong và sau khi tiếp xúc với trẻ. Vệ sinh sạch sẽ mũi, mắt vì là đường xâm nhập chính của loại virus nguy hiểm này.
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh sởi ở trẻ em mà MEDIPLUS muốn gửi đến bố mẹ. Nhìn chung, đây là căn bệnh diễn biến nhanh, nguy hiểm và tiềm ẩn khả năng lây nhiễm cao. Do đó, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng của bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà
Không những là bác sĩ chuyên sâu về khám tư vấn, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về trẻ em như: hô hấp, tiêu hóa, dinh dưỡng, truyền…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.