2.7K
Tham vấn y khoa:Riêng tư: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Sốt là biểu hiện rất hay gặp ở trẻ, báo hiệu cơ thể trẻ đang gặp vấn đề để bố mẹ có hướng khắc phục kịp thời. Có rất nhiều cách hạ sốt cho trẻ như chườm ấm, cho trẻ uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát,… mà cha mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà để thân nhiệt trẻ nhanh chóng giảm xuống, tránh để sốt cao kéo dài khiến trẻ bị co giật, nguy hiểm đến tính mạng.
Để nhận biết trẻ có đang bị sốt hay không thì cách nhanh nhất chính là đo nhiệt độ cho trẻ. Phụ huynh có thể đo nhiệt độ cho trẻ ở các vị trí như nách, bẹn, hậu môn, tai, miệng. Thông thường đo nhiệt độ ở hậu môn và miệng sẽ cho kết quả chuẩn xác nhất. Nhiệt độ đo được ở hậu môn thường sẽ cao hơn ở nách khoảng 0,5 độ.
Sốt cao khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, gầy sút
Trước khi đo nhiệt độ cho trẻ, nhiệt kế phải được vệ sinh thật sạch sẽ và tiến hành đo thành thạo để tránh khiến trẻ cảm thấy khó chịu, cựa quậy không yên gây sai số khi đo. Nếu đo nhiệt độ qua miệng thì tuyệt đối không được sử dụng nhiệt kế thủy ngân vì nếu vỡ sẽ rất nguy hiểm.Trẻ được xác định là sốt khi nhiệt độ đo được lớn hơn 37,5 độ.
Ngoài sự thay đổi thân nhiệt, cha mẹ có thể nhận biết trẻ đang bị sốt thông qua các biểu hiện sau:
Một số nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ sốt bao gồm:
Sốt do nhiễm khuẩn
Sốt là dấu hiệu điển hình nhất khi cơ thể nhiễm khuẩn. Với trẻ nhỏ sốt, cơ thể là do mắc các bệnh lý viêm nhiễm sau:
Sốt do nhiễm virus
Một số trường hợp, trẻ bị sốt do nhiễm một trong các chủng virus sau:
Sốt do mọc răng
Mọc răng khiến trẻ sốt cao, quấy khóc
Sốt là một trong những dấu hiệu rất hay gặp khi trẻ mọc răng. Sốt khi mọc răng đa phần đều là cơn sốt nhẹ, dưới 38 độ. Sốt do mọc răng bắt đầu xuất hiện khi răng mới nhú lên khỏi lợi và thân nhiệt sẽ nhanh chóng giảm xuống sau 1-2 ngày. Chính vì thế các mẹ chỉ cần nắm rõ các phương pháp hạ sốt tại nhà để áp dụng cho trẻ thì cơn sốt sẽ mau chóng được kiểm soát.
Sốt do tiêm chủng
Tăng thân nhiệt nhẹ sau khi tiêm chủng được cho là phản ứng rất bình thường ở trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng, nhất là với các mũi tiêm trong 1 năm đầu. Do đó, sau khi tiêm chủng, bác sĩ thường dặn cha mẹ ở lại nơi tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm ở trẻ và khắc phục kịp thời khi trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Phụ huynh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những phản ứng sau tiêm để có hướng xử trí phù hợp.
Bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên và cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện sau:
Tùy vào nhiệt độ cơ thể, tình trạng hiện tại của trẻ mà cha mẹ có thể hạ nhiệt ngay tại nhà cho bé bằng các biện pháp sau đây:
Khi bị sốt, do thân nhiệt tăng cao nên trẻ rất dễ mất nước. Thêm nữa, trẻ khi bị sốt thường có thói quen bỏ ăn, bỏ uống do miệng đắng nên càng khiến cho tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, cho trẻ uống nhiều nước vừa có tác dụng bù lại lượng nước đã mất vừa giúp hạ thân nhiệt cho trẻ.
Bố mẹ có thể gián tiếp bổ sung nước cho trẻ bằng việc cho trẻ bú, uống sữa nhiều lần trong ngày hơn, ăn các thức ăn dạng lỏng hoặc uống điện giải theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ khi trẻ sốt cao, cần hạ sốt, bổ sung điện giải để tránh bị co giật, hôn mê.
Nếu 1 giờ sau khi thân nhiệt tăng cao mà trẻ không chịu hoặc không thể uống nước thì cần đưa ngày trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để được khắc phục, xử trí kịp thời.
Lau người bằng nước ấm giúp hạ sốt cho trẻ
Khi bị sốt, cả người lớn và trẻ em đều cần hạn chế tắm rửa ít nhất cho đến khi thân nhiệt trở lại bình thường. Thay vào đó, bố mẹ có thể dùng nước ấm lau người và chườm cho trẻ để giúp thân nhiệt giảm xuống cũng như giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Khi tiếp xúc với khăn ấm, mạch máu dưới da sẽ giãn ra nên giúp thân nhiệt nhanh chóng giảm dần.
Để thân nhiệt nhanh hạ xuống thì phụ huynh nên chườm ấm cho trẻ ở các vị trí như nách, trán, bẹn và tiến hành lau liên tục cho trẻ ít nhất trong 15-20 phút cho đến khi thân nhiệt trẻ trở về mức 37 độ.
Mặc quần áo thoáng mát giúp trẻ nhanh hạ sốt
Khi trẻ sốt, điều đầu tiên phụ huynh cần làm là cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để cơ thể trẻ tỏa bớt nhiệt, giúp cơn sốt giảm nhanh. Nếu trẻ vẫn đi lại, chơi đùa, ăn uống tốt, tiểu tiện bình thường thì cha mẹ đừng vội cho trẻ uống thuốc ngay mà nên lau người, đắp khăn ấm, cho trẻ mặc quần áo rộng để thân nhiệt giảm xuống. Nếu trẻ có biểu hiện rét run, bố mẹ không nên mắc quần áo dày cho trẻ vì sẽ khiến cơ thể khó tỏa nhiệt, làm thân nhiệt trẻ càng tăng thêm.
Để trẻ nằm trong phòng thoáng khí, tránh để gió lùa. Tương tự như việc cho trẻ mặc đồ rộng rãi thì việc để trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát sẽ giúp cơ thể được làm mát, từ đó khiến thân nhiệt trẻ giảm dần. Bố mẹ nên lưu ý nếu dùng quạt hoặc điều hòa thì cần điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải và không để gió lùa thẳng vào người trẻ.
Vitamin C có tác dụng kháng khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Chính vì thế, bổ sung vitamin C cho trẻ khi đang sốt là cách hạ sốt rất hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng được ngay tại nhà. Cách bổ sung vitamin C an toàn nhất cho trẻ chính là thông qua các loại hoa quả có chứa hàm lượng vitamin C cao như bưởi, cam, quýt,… Ngoài tăng cường sức đề kháng, các loại trái cây này còn có tác dụng bổ sung nước làm dịu cơn sốt cũng như phòng mất nước cho trẻ.
Trường hợp trẻ sốt cao lên đến 39, 40 độ cần phải hạ sốt nhanh để tránh gây co giật thì bố mẹ cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Các loại thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là:
Khi sử dụng thuốc hạ sốt, bố mẹ cần lưu ý tham khảo ý kiến của nhân viên y tế và tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng và thời gian dùng thuốc để tránh các tác dụng mong muốn xảy ra.
Khi trẻ bị sốt nếu xử trí không đúng cách sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bé. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà cha mẹ hay mắc phải khi hạ sốt cho trẻ:
Chườm ấm hay chườm mát khi trẻ nhỏ bị sốt?
Khi trẻ bị sốt cao, nhiều phụ huynh thường có thói quen tìm mọi cách làm mát cho trẻ vì nghĩ rằng chỉ cần cơ thể mát là nhiệt độ sẽ giảm. Điển hình nhất là việc sử dụng nước lạnh hoặc đá để chườm cho trẻ. Tuy nhiên cách này được bác sĩ chỉ ra rằng là không chỉ không có tác dụng hạ sốt mà còn rất nguy hiểm nếu áp dụng cho trẻ.
Sau khi chườm lạnh, sờ vào người bé thường cảm thấy mát hơn và cha mẹ nghĩ rằng trẻ đã hạ sốt. Nhưng thực tế đó chỉ là cảm giác mát tạm thời và thân nhiệt của trẻ vẫn không hề giảm xuống do nước lạnh khiến mạch máu dưới da co lại, cơ thể khó tỏa nhiệt nên nhiệt độ trẻ vẫn tiếp tục tăng cao. Bên cạnh đó, chườm lạnh còn có thể khiến trẻ bị bỏng lạnh do chênh lệch nhiệt độ quá mức giữa nhiệt độ bên ngoài và bên trong cơ thể.
Thay vì dùng đá hoặc khăn lạnh để chườm thì bố mẹ nên dùng khăn ấm chườm, lau người giúp mạch giãn ra, cơ thể mau chóng được tỏa nhiệt…
Đắp chăn quá kín làm nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên
Khi thấy con sốt rét run thì nhiều cha mẹ lại đắp cho bé nhiều chăn để tránh cho con bị cảm lạnh. Tuy nhiên cách làm này lại vô tình khiến cho thân nhiệt của trẻ ngày càng tăng cao. Bởi khi đắp nhiều chăn, cơ thể trẻ sẽ không thoát nhiệt được nên thân nhiệt sẽ ngày càng tăng lên. Do đó, thay vì đắp nhiều chăn cho trẻ thì phụ huynh nên cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để cơ thể mau chóng được làm mát.
Dùng tay rất khó để xác định trẻ có đang bị sốt hay không
Một số phụ huynh thường có thói quen dùng tay sờ trán để xác định xem trẻ có đang bị sốt hay không. Tuy nhiên cách này lại có độ chính xác không cao, rất khó để nhận biết khi trẻ chỉ bị sốt nhẹ.
Để kiểm tra nhiệt độ cơ thể chuẩn xác nhất thì cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế để đo cho trẻ. Tuy nhiên nhiệt kế thủy ngân lại dễ vỡ, gây nguy hiểm cho trẻ nên cha mẹ cần theo dõi sát sao trong suốt quá trình đo nhiệt độ cho trẻ. Để yên tâm hơn, phụ huynh nên sử dụng thiết bị đo thân nhiệt hồng ngoại bằng cách đưa đầu dò trực tiếp lên trán, khoảng giữa hai lông mày hoặc ở trước tai và bấm nút đo nhiệt trên thiết bị là nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ ngay lập tức hiển thị trên màn hình.
Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cơ thể trẻ tại các vị trí như nách, miệng, trán tại, hậu môn an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trẻ được kết luận bị sốt khi thân nhiệt đo được tại nách, miệng từ 37,5 độ trở lên và trên 38 độ khi đo tại hậu môn hoặc tai.
Các loại thuốc cho trẻ hiện nay được bán ở hầu hết các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc nên phụ huynh rất dễ dàng tìm mua. Nhiều phụ huynh vì muốn hạ sốt nhanh cho trẻ nên đã tự ý cho trẻ dùng nhiều loại thuốc hạ sốt cùng lúc mà không lường trước được hậu quả nghiêm trọng trẻ có thể gặp phải mà không giúp làm tăng tác dụng hạ sốt.
Việc kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc có thể khiến thân nhiệt của trẻ giảm đột ngột cũng như khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn thời gian cho con uống do thời gian sử dụng khác nhau, làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc ở trẻ. Do đó, khi dùng thuốc hạ sốt cho bé cần tuân thủ đúng chỉ định về thuốc, liều dùng, thời gian dùng của bác sĩ, tuyệt đối không kết hợp cùng lúc bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào.
Trên đây là một số cách hạ sốt nhanh cho trẻ mà cha mẹ có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà khi trẻ bị sốt. Nếu trẻ bị sốt cao không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng co giật rất nguy hiểm. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ đến gặp bác sĩ sớm để có phác đồ điều trị chính xác, kịp thời.
*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Riêng tư: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà
Không những là bác sĩ chuyên sâu về khám tư vấn, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về trẻ em như: hô hấp, tiêu hóa, dinh dưỡng, truyền…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.