7.4K
Tham vấn y khoa:BSCKI Phạm Thị Thu Hà
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ khoảng 4-5%. Bệnh có thể được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ trong tháng đầu sau sinh hay khi tiêm chủng, hoặc cũng có thể muộn hơn khi thấy trẻ lên cân chậm, bú và phát âm khó. Vậy, làm thế nào để nhận biết sớm dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ và giải pháp điều trị như thế nào?
Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ ở trẻ do bất thường về cấu trúc giải phẫu. Trẻ mắc dị tật này bị ngắn dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng ở niêm mạc dưới lưỡi) khiến các cử động bình thường của lưỡi bị hạn chế.
Theo thống kê, có khoảng 4-5% trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi được phát hiện ngay sau khi sinh hoặc trong tháng đầu sau sinh khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phát hiện dính thắng lưỡi muộn hơn, khi thấy trẻ bú khó, khó phát âm và chậm lên cân. Bệnh gặp ở trẻ em nam nhiều hơn so với trẻ em nữ (tỷ lệ 3:1).
Ở trạng thái bình thường, chiều dài thắng lưỡi lớn hơn 16 mm. Trẻ có thể bị dính thắng lưỡi hoàn toàn (mức độ nặng) hoặc một phần (mức độ nhẹ – trung bình). Theo phân loại của Kotlow năm 1999, dựa trên chiều dài thắng lưỡi, có thể chia dị tật thành 4 mức độ như sau:
Trên lâm sàng, để xác định chính xác mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và sử dụng các máy móc chẩn đoán hình ảnh. Thông qua đó, quan sát kỹ hình dạng và cử động của lưỡi rõ nét hơn.
Dưới đây là một số hình ảnh thắng lưỡi bình thường và trẻ bị dính thắng lưỡi, cha mẹ có thể quan sát trực tiếp bé để phát hiện sớm:
Hình ảnh thắng lưỡi bình thường
Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh nhẹ ở trẻ
Trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi bú mẹ, khiến trẻ chậm lên cân hoặc thời gian bú rất lâu. Đối với trẻ lớn hơn có thể xuất hiện tình trạng khó nuốt khi ăn dặm, chậm nói, khó phát âm dẫn đến hiện tượng nói ngọng (thường là các phụ âm sử dụng lưỡi như kh, tr, l, r,…)
Tùy thuộc vào mức độ và lứa tuổi mắc dị tật, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau mà bố mẹ cần phải lưu tâm. Một số dấu hiệu thường được ghi nhận trên lâm sàng như:
Dính thắng lưỡi dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng cần được phát hiện sớm và nhanh chóng điều trị kịp thời. Trẻ càng lớn, lưỡi càng xuất hiện nhiều mạch máu khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Trẻ có thể bị mất nhiều máu, gây đau đớn và tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ.
Do đó, khi phát hiện có các dấu hiệu trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám, tư vấn, theo dõi để có hướng điều trị phù hợp, hạn chế tối đa các ảnh hưởng do dị tật dính thắng lưỡi gây ra.
>>>Xem thêm các bài viết khác:
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám nếu phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi
Nhìn chung, dính thắng lưỡi tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến chức năng của lưỡi. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguyên nhân gây dị tật này. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền do phần lớn các ca bệnh là xuất hiện bẩm sinh ở trẻ.
Dính thắng lưỡi không chỉ ảnh hưởng lớn đến khả năng ngôn ngữ mà còn khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi phát âm, dẫn đến tình trạng nói ngọng. Bên cạnh đó, dị tật này còn gây nhiều tác động khác như:
Dính thắng lưỡi có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và ăn uống của trẻ
Chẩn đoán và xác định sớm tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, tương ứng với mức độ bệnh của trẻ. Bệnh có thể chẩn đoán bằng cách đo chiều dài dây thắng lưỡi, bắt đầu từ sàn miệng đến mặt dưới lưỡi. Nếu chiều dài đo được dưới 16 mm chứng tỏ trẻ đã mắc dị tật dính thắng lưỡi. Từ số đo trên, trẻ sẽ được phân loại vào mức độ bệnh phù hợp.
Theo đó, trẻ bị dính thắng lưỡi độ 1 (mức độ nhẹ) và độ 2 (mức độ vừa) cần được theo dõi thêm do thắng lưỡi có thể nới lỏng theo thời gian và dị tật sẽ tự khỏi mà không gây ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị dị tật ở độ 3 (mức độ nặng) và độ 4 (dính thắng lưỡi hoàn toàn) thì phải được tiến hành phẫu thuật cắt dây thắng lưỡi. Việc chỉ định phẫu thuật sẽ được các bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt cân nhắc sau khi khám, kiểm tra và chẩn đoán đúng tình trạng.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, các bác sĩ sẽ bôi hoặc tiêm thuốc tê cho trẻ và dùng dao điện cắt phần thắng lưỡi. Sau 30 phút phẫu thuật xong, trẻ có thể bú sữa mẹ, được xuất viện và theo dõi thêm tại nhà. Những trẻ lớn tuổi hơn sẽ được tiến hành gây tê hoặc gây mê, sau đó cắt dây thắng lưỡi bằng dao mổ hoặc máy cắt đốt, và khâu lại vết thương. Trẻ có thể về nhà khoảng 30 phút sau phẫu thuật.
Trong trường hợp thắng lưỡi quá dày cần phải chỉnh sửa thêm, tạo hình thắng lưỡi là phương pháp thường được các bác sĩ áp dụng. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân và thực hiện phẫu thuật tạo hình thắng lưỡi. Kết thúc phẫu thuật, vết thương sẽ được khâu lại bằng chỉ tan để thuận tiện cho sinh hoạt của trẻ.
Khi thực hiện cắt hoặc tạo hình thắng lưỡi, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng như chảy máu, tổn thương lưỡi, viêm tuyến nước bọt, nhiễm trùng,… Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra các biến chứng này là rất hiếm, thường gặp là sẹo trong tạo hình do khu vực tác động của cuộc phẫu thuật này tương đối lớn. Để hạn chế tình trạng này và tăng khả năng cử động cho lưỡi, cha mẹ nên dành thời gian cùng bé luyện tập các bài tập dành riêng cho lưỡi.
Tùy theo mức độ dính thắng lưỡi mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau
Thông thường, tại vị trí cắt thắng lưỡi sẽ xuất hiện vệt màu trắng sau khi phẫu thuật. Đây là biểu hiện bình thường và sẽ biến mất sau vài tuần nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Bên cạnh đó, bố mẹ cần tuân thủ các hướng dẫn và điều trị của bác sĩ, theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận để tránh nhiễm trùng hậu phẫu thuật. Dưới đây là một số điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ:
Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ đã có những kiến thức cơ bản về tật dính thắng lưỡi ở trẻ. Nhìn chung, dị tật này không gây nguy hiểm nhưng về lâu dài, bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Do vậy, khi phát hiện trẻ có những bất thường liên quan đến dây thắng lưỡi, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa nhi để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
BSCKI Phạm Thị Thu Hà
Theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, học tập và công tác trong lĩnh vực y khoa gần 18 năm, với thái độ ân cần, thân thiện và chuyên môn giỏi,…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.