Nấm miệng ở trẻ nhỏ những điều mẹ cần biết và mẹo chữa dân gian

Cập nhật 25/05/2023

1.6K

BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tham vấn y khoa:BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Nấm miệng ở trẻ là bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bé, nhất là về vấn đề ăn uống. Vậy triệu chứng khi mắc bệnh là gì, cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tất cả câu trả lời sẽ được bật mí ngay qua bài viết sau đây.

Nấm miệng ở trẻ nhỏ

Nấm miệng ở trẻ còn được gọi với tên khác là tưa miệng. Bệnh lý này gây ra bởi loại nấm tồn tại trong niêm mạc miệng có tên là Candida Albicans. Trong điều kiện thường, loại nấm này có thể sống chung với các vi khuẩn vô hại khác bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu số lượng nấm Candida Albicans trong cơ thể tăng lên với số lượng lớn thì sẽ gây nên tình trạng nấm ở miệng.

Đây là chứng bệnh mà bất cứ ai cũng có thể bị mắc phải. Tuy nhiên, đối tượng phổ biến nhất chính là trẻ em, bởi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, vì thế chưa đủ khả năng để chống lại sự sản sinh của các loại nấm gây hại.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh do hệ miễn dịch còn yếu

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh do hệ miễn dịch còn yếu

Nấm miệng ở trẻ khi mắc phải sẽ tạo nên những tổn thương trên bề mặt lưỡi và khu vực má trong, thành từng mảng màu trắng mịn. Tình trạng nấm nếu không khắc phục kịp thời có thể lây lan sang nướu và amidan. Đối với người trưởng thành khi mắc phải thì có thể điều trị bệnh một cách dễ dàng nhưng với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời thì trẻ có nguy cơ mắc phải các biến chứng nặng nề.

Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ gặp phải

Theo các chuyên gia nhi khoa MEDIPLUS, bệnh nấm miệng ở trẻ là tình trạng gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các tác nhân chính có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng này:

Do các yếu tố di truyền

Rất ít ai trong số chúng ta biết rằng nấm miệng gây ra bởi yếu tố di truyền. Theo các nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ bị nhiễm nấm Candida Albicans  trong thời gian mang thai mà không can thiệp điều trị triệt để thì nguy cơ rất cao trẻ sinh ra cũng bị mắc bệnh.

Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu

Đối với trẻ nhỏ, vì hệ thống miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ gặp phải  các vấn đề sức khỏe liên quan đến răng miệng, đặc biệt là tình trạng nấm miệng. Nếu chẳng may mắc phải thì nấm miệng ở trẻ có thể phát triển với tốc độ rất nhanh, kèm theo đó là các triệu chứng không hề dễ chịu đối với trẻ nhỏ.

Đối với những trẻ không may mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như bệnh bạch cầu và HIV thì khả năng rất cao trẻ sẽ bị nấm miệng do cơ thể không đủ sức chống lại các vi sinh vật gây hại.

Trẻ có tiếp xúc với chất kích thích

Khói thuốc lá khi tiếp xúc với trẻ dễ gây tổn thương niêm mạc, từ đó làm tăng nguy cơ bị bệnh nấm miệng. Chính vì thế, để giữ sức khỏe cho con và phòng ngừa bệnh lý này thì bố mẹ cần giữ môi trường xung quanh trẻ khô thoáng và trong lành.

Sử dụng kháng sinh hay thuốc corticosteroid

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh vặt do hệ miễn dịch còn yếu. Chính vì thế nhiều bố mẹ thường nghĩ đến việc dùng thuốc kháng sinh để hỗ trợ điều trị bệnh cho bé. Tuy nhiên, nếu bố mẹ sử dụng tùy ý các loại thuốc kháng sinh, không tham khảo chỉ định của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc cao.

Việc dùng sai liều lượng dễ tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại tấn công, làm cho tình trạng nấm miệng ở trẻ cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Nguy hiểm hơn, nếu dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ dễ khiến trẻ mắc các vấn đề về tiêu hóa và dị ứng.

Vấn đề chăm sóc răng miệng không đúng cách

Răng miệng của trẻ không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các cặn bẩn và mảng bám từ sữa hoặc thức ăn tích tụ nhiều lên. Lúc này, các loại vi khuẩn sẽ sản sinh một cách mạnh mẽ hơn và gây viêm nhiễm, nấm miệng ở trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý làm sạch các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với trẻ như bình sữa, ti giả, dụng cụ ăn uống,… để tránh vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể gây nên các bệnh lý.

Triệu chứng nấm miệng ở trẻ và cách cha mẹ nhận biết

Nấm miệng ở trẻ em khi mới bắt đầu khởi phát thì hầu như rất khó để nhận thấy triệu chứng rõ rệt. Nếu bố mẹ không theo dõi và chăm sóc trẻ kỹ thì rất khó phát hiện con có bị nấm miệng hay không. Dưới đây là một vài dấu hiệu phổ biến ở trẻ khi bị nấm miệng ba mẹ cần lưu ý nhận biết sớm:

  • Trẻ quấy, có vẻ cảm thấy đau và khó chịu trong miệng, đau rát khi ăn uống dẫn đến biếng ăn, bỏ bú.
  • Chú ý vị trí bề mặt lưỡi và mặt trong của má, khu vực vòm miệng của trẻ sẽ xuất hiện các mảng màu trắng.
  • Khi các mảng trắng này bị cọ sát và trầy xước trong quá trình ăn uống có thể gây chảy máu nhẹ ở trẻ.
  • Khi có tổn thương ở thực quản trẻ sẽ rất khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và dễ có cảm giác như thức ăn bị nghẹn ở cổ.
  • Vùng khoé miệng và quanh môi sưng đỏ và có thể khiến bé bị đau khi chỉ va chạm nhẹ.
  • Trẻ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, người sốt cao và hay quấy khóc nhiều.

Một số hình ảnh nấm miệng lưỡi ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một vài hình ảnh trực quan về tình trạng nấm miệng ở trẻ để bố mẹ có thể quan sát và hình dung dễ hơn trong việc nhận biết sớm nhất.

Trẻ xuất hiện các mảng trắng ở lưỡi khi bị nấm

Trẻ xuất hiện các mảng trắng ở lưỡi khi bị nấm

Việc nhiễm nấm gây nứt khóe miệng và chảy máu ở trẻ

Việc nhiễm nấm gây nứt khóe miệng và chảy máu ở trẻ

Nấm miệng làm trẻ rất khó khăn khi nhai nuốt thức ăn do tổn thương bên trong

Nấm miệng làm trẻ rất khó khăn khi nhai nuốt thức ăn do tổn thương bên trong

Môi của trẻ bị sưng đỏ khi nhiễm nấm

Môi của trẻ bị sưng đỏ khi nhiễm nấm

Điều trị nấm miệng như thế nào cho đúng cách?

Để điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ em, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp với từng đối tượng, từng mức độ bệnh khác nhau của bé. Phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay đối với trường hợp trẻ bị nấm miệng chính là sử dụng thuốc chống nấm.

Các loại thuốc chống nấm có rất nhiều dạng: từ dạng bột, nước cho đến dạng kem để ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc chống nấm khi sử dụng ở trẻ có thể gây các tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy,… Chính vì thế, bố mẹ nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ thay vì tự ý mua thuốc để bảo vệ con.

Một số loại thuốc chống nấm thường được sử dụng bao gồm:

  • Dung dịch Nystatin: Đây là loại dược phẩm có chứa thành phần kháng nấm, dùng để rơ lưỡi cho trẻ giúp giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Liều dùng được các chuyên gia khuyến cáo là 4 lần/ngày, và sử dụng liên tục  trong khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, để chấm dứt triệt để tình trạng nấm miệng và ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị tái lại thì bố mẹ nên kéo dài thời gian sử dụng thêm 2 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Kem Miconazole: Loại thuốc kháng nấm này rất phổ biến và được các chuyên gia khuyên dùng. Bố mẹ nên tiến hành thoa kem lên các mảng trắng ở trên bề mặt lưỡi và miệng của trẻ, mỗi ngày thực hiện 4 lần và liên tục trong 7 ngày. Để điều trị bệnh triệt để, các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì sử dụng  thêm 1 tuần để ngăn ngừa bệnh tái phát.

*Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào và cần tuân thủ theo phác đồ điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm!

Mẹo dân gian chữa nấm miệng cho trẻ ngay tại nhà

Trong một số trường hợp nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để điều trị ngay tại nhà cho bé một cách hiệu quả và đơn giản.

Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị nấm miệng ở trẻ ngay tại nhà mẹ có thể tham khảo

Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị nấm miệng ở trẻ ngay tại nhà mẹ có thể tham khảo

Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn tốt, rất an toàn với trẻ nhỏ. Tạo thói quen súc miệng bằng nước muối hàng ngày để làm sạch khoang miệng, loại bỏ các loại vi khuẩn nấm ký sinh gây nấm lưỡi.

Cách tiến hành: Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dung dịch nước muối sinh lý và rơ nhẹ nhàng trên bề mặt lưỡi trẻ. Thực hiện nhẹ nhàng tránh gây trầy xước làm vết thương nặng hơn.

Bột baking soda

Thành phần chính có trong baking soda là NaHCO3 có tính kiềm. Đây là hoạt chất có tác dụng diệt nấm hiệu quả, bởi vì điều kiện thuận lợi để nấm phát triển tốt là môi trường axit chứ không phải là kiềm.

Ngoài ra, baking soda còn giúp loại bỏ các mảng bám, các thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Từ đó hạn chế được khả năng gây bệnh của nấm miếng.

Cách tiến hành: Bố mẹ cho khoảng 1 nửa thìa cà phê baking soda vào 100ml nước ấm. Sau đó dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dung dịch vừa pha rồi nhẹ nhàng rơ nhẹ trên bề mặt lưỡi trẻ.

Lá trà xanh

Lá trà xanh là một loại thảo dược có tác dụng kháng nấm, diệt khuẩn an toàn và hiệu quả. Chính vì thế, bố mẹ có thể kết hợp sử dụng hàng ngày trong quá trình chăm sóc để vết thương nhanh chóng hồi phục.

Cách tiến hành: Cho một nắm lá trà xanh đã rửa sạch vào nồi nước, đun sôi cùng 1 ít muối. Sau đó để nguội và chiết lấy nước. Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào nước trà rồi rơ nhẹ nhàng cho trẻ.

Lá hẹ

Lá hẹ được ví như một loại “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm rất tốt. Ngoài ra, nó còn rất an toàn nên có thể sử dụng điều trị nấm lưỡi cho cả trẻ sơ sinh.

Cách tiến hành: Chuẩn bị khoảng 100g lá hẹ, rửa sạch, xay nhuyễn rồi cho vào 50ml nước đun sôi, để nguội. Sau đó, mẹ lọc lấy dịch chiết để rơ lưỡi cho trẻ.

Dùng gạc rơ lưỡi đã tẩm sẵn dịch

Để thuận tiện hơn trong việc điều trị nấm miệng ở trẻ, hiện nay nhiều nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm gạc rơ lưỡi đã tẩm sẵn dịch. Thông thường, gạc tẩm sẵn sẽ có chứa thành phần NaHCO3, nước muối sinh lý và một số thành phần có tính kháng nấm, kháng khuẩn khác.

Cách sử dụng đơn giản, dễ dàng, bố mẹ chỉ cần bóc ra và đeo vào ngón tay rồi rơ nhẹ nhàng trên bề mặt lưỡi trẻ.

Nấm miệng ở trẻ có nguy hiểm không, phòng ngừa bằng cách nào?

Nấm miệng ở trẻ là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại gây nên cảm giác khó chịu khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc thường xuyên. Chính vì thế, bố mẹ cần chủ động phòng bệnh cho trẻ thông qua các biện pháp dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ: Đối với trẻ em, bố mẹ cần đảm bảo trẻ được đánh răng hai lần mỗi ngày. Đồng thời, khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối sau khi thức dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ để đảm bảo khoang miệng của trẻ trong trạng thái sạch sẽ nhất có thể.
  • Cho trẻ khám răng định kỳ: Theo các nha sĩ khuyến cáo, cứ mỗi 6 tháng thì bố mẹ và cả trẻ đều nên thực hiện khám răng định kỳ. Việc khám răng không chỉ giúp phát hiện các bất thường của răng miệng mà còn có thể ngăn ngừa và được điều trị kịp thời nếu xuất hiện tình trạng nấm miệng.
  • Hạn chế những đồ ăn có chất men: Một loại thực phẩm rất quen thuộc là bánh mì có thể làm gia tăng lượng nấm Candida trong miệng trẻ nếu sử dụng nhiều. Vì thế, bố mẹ cần giám sát khẩu phần ăn của trẻ để phòng ngừa nấm miệng xảy ra.
  • Thêm sữa chua vào khẩu phần ăn: Nấm miệng là tình trạng phổ biến ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu. Vì thế việc bổ sung sữa chua trong khẩu phần ăn sẽ tăng lợi khuẩn, hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch. Trong sữa chua có rất nhiều dưỡng chất và hàng tỷ lợi khuẩn, giúp trẻ tăng khả năng đẩy lùi các loại vi khuẩn gây hại, phòng ngừa bệnh nấm miệng.

Nấm miệng ở trẻ nếu được chăm sóc và điều trị triệt để sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con. Chính vì thế, bố mẹ hãy chủ động kiểm tra, theo dõi các biểu hiện của con để đưa con đến gặp bác sĩ và điều trị sớm. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ hãy liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn sớm nhất.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi cần cẩn trọng

    Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là tình trạng thường gặp phải ở các bé mới sinh, đây cũng có thể dấu hiệu cảnh báo…

    26 Th6, 2023
    1.4K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt

    Trẻ sơ sinh bị đau mắt là một trong những vấn đề lo lắng của các bậc phụ huynh. Đây là bệnh lý lành tính…

    12 Th6, 2023
    663

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Trẻ bị dị ứng thời tiết, bố mẹ phải làm sao?

    Trẻ bị dị ứng thời tiết khá phổ biến vì ở lứa tuổi này hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, làn da…

    23 Th6, 2023
    696

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Viêm hạch mạc treo là gì? Cách phòng và chữa bệnh hiệu quả

    Hạch mạc treo là gì, viêm hạch mạc treo là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị là những thông tin bố mẹ có…

    16 Th8, 2023
    755

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám