Adenovirus nguy hiểm đến đâu? Cha mẹ cần phải làm gì?

Cập nhật 11/05/2023

966

BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tham vấn y khoa:BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Theo thống kê trong hai tháng gần đây tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy tỷ lệ số trẻ nhiễm adenovirus đang ngày càng tăng cao. Tính từ đầu tháng 8 đến nay đã có hơn 400 ca bệnh nhi mắc phải và đã có 6 trường hợp tử vong. Chính vì thế bố mẹ không được chủ quan và cần có biện pháp phòng tránh cho trẻ trong thời điểm này.

Adenovirus - tác nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ

Adenovirus – tác nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ

Adenovirus là gì?

Adenovirus được phát hiện từ những năm 1953, đây là những virus dạng ADN chuỗi kép, có vỏ capsid đối xứng xếp thành hình khối 20 mặt. Adenovirus có ít nhất 47 tuýp với khả năng gây bệnh trên các cơ quan trong cơ thể như hô hấp, tiêu hóa, mắt,… Đặc biệt thường gặp nhất là các adenovirus nhóm B.

Adenovirus là loại virus phổ biến, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng chủ yếu phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa gây nhiễm trùng đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, viêm dạ dày ruột cấp tính,…

Hiện nay có một số giả thuyết cho rằng adenovirus còn gây bệnh lý viêm gan bí ẩn ở trẻ – bệnh lý mới xuất hiện nhưng gây tỉ lệ tử vong cao. Theo Tạp chí Y khoa nước Anh, có khoảng 70% trường hợp người bệnh viêm gan bí ẩn dương tính với adenovirus.

Một số giả thuyết cho rằng adenovirus còn gây bệnh lý viêm gan bí ẩn ở trẻ

Một số giả thuyết cho rằng adenovirus còn gây bệnh lý viêm gan bí ẩn ở trẻ

Adenovirus có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt trong  thời gian dài ở nhiệt độ phòng. Cả động vật và con người đều có nguy cơ nhiễm virus này nhưng hầu hết các trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác

Virus adeno có thể lây cho trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hít thở các giọt không khí bị nhiễm bệnh, chạm vào bề mặt xung quanh hoặc tiếp xúc với phân của người bệnh.

Adenovirus có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như: suy hô hấp, suy đa tạng, nhiễm khuẩn huyết hoặc để lại các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ như: xơ phổi, giãn phế quản, hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng.

Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm adenovirus trong đó chủ yếu trẻ nhỏ đặc biệt dưới 5 tuổi sẽ là “miếng mồi ngon” cho virus adeno gây bệnh. Bởi trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, chưa có đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh.

Thống kê các trường hợp tử vong tại bệnh viện Nhi trung ương đều là những trẻ có bệnh lý nền như: còi xương, suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh hay mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch.

Adenovirus gây bệnh gì ở trẻ em?

Virus adeno có thể tác động trên nhiều cơ quan trong cơ thể: hô hấp, tiêu hóa, mắt… đặc biệt virus nhóm B có khả năng gây bệnh cao, phổ biến và có thể tồn tại nhiều năm tại hạch hạnh nhân. Một số bệnh lý Adenovirus gây ra ở trẻ:

Viêm đường hô hấp

Viêm họng cấp: Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, chảy nước mũi, sưng họng. Tình trạng này sẽ kéo dài trong 7-14 ngày và lây lan nhanh tạo thành dịch.

Viêm đường hô hấp cấp: Biểu hiện đau sưng họng, nổi hạch ở cổ sưng đau, ho, sốt cao thường do type 4,7 gây ra.

Viêm phổi: Chiếm 10% viêm phổi cấp ở trẻ nhỏ, chủ yếu do type 3, 4, 7 và 14 gây ra. Các biểu hiện ở trẻ thường xuất hiện đột ngột với sốt cao 39 độ C, chảy nước mũi, ho và có thể có thương tổn tại phổi. Bệnh lý viêm phổi do adenovirus gây ra có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tỷ lệ tử vong cao.

Biểu hiện của Adenovirus dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác

Biểu hiện của Adenovirus dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác

Viêm kết mạc mắt

Viêm kết mạc mắt hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ chủ yếu do virus adeno nhóm B đặc biệt là type 3, 7 gây ra. Bệnh lý này thường lây nhiễm thông qua niêm mạc do trẻ đi tắm ở các bể bơi vào mùa hè gây viêm kết mạc mắt cấp tính. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn ở trẻ.

Viêm dạ dày ruột cấp tính

Adenovirus type 40 và 41 thường gây các bệnh lý tại dạ dày – ruột, chiếm 5-15% trường hợp. Các type này gây bệnh lý đường tiêu hóa với các biểu hiện viêm dạ dày ruột cấp tính. Virus sẽ được đào thải qua phân và sẽ là nguồn lây chủ yếu cho những người xung quanh.

Một số bệnh lý khác

Một số type adenovirus khác như type 11,12 có thể gây viêm bàng quang ở trẻ, đặc biệt là bé trai. Có thể tìm thấy sự có mặt của các loại virus này thông qua mẫu nước tiểu.

Xét nghiệm adenovirus nhận biết trẻ nhiễm bệnh

Mỗi type adenovirus sẽ gây bệnh tại các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Từ đó các biểu hiện nhiễm virus adeno cũng khác nhau. Bố mẹ cần lưu ý một số triệu chứng điển hình bao gồm: sốt, viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan hoặc một số bệnh lý khác hiếm gặp hơn là viêm kết mạc mắt với các biểu hiện như: đỏ mắt, ra nhiều gỉ mắt hoặc viêm dạ dày ruột với các biểu hiện buồn nôn, nôn, sốt.

Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm adenovirus, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác trẻ có bị nhiễm virus adeno hay không. Một số xét nghiệm có giá trị chẩn đoán thường được chỉ định bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Thử tăm bông với xét nghiệm chất nhầy từ mũi.
  • Xét nghiệm mẫu phân.
  • Xét nghiệm kháng nguyên.
  • Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) giúp phát hiện vật chất di truyền của virus.
  • Nuôi cấy và phân lập virus.
Xét nghiệm Adenovirus PCR xác định chính xác sự có mặt của virus adeno

Xét nghiệm Adenovirus PCR xác định chính xác sự có mặt của virus adeno

Hiện tại MEDIPLUS đã triển khai dịch vụ xét nghiệm Adenovirus bằng các phương pháp: Test nhanh bằng mẫu bệnh phẩm phân và Test Realtime PCR mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu/họng. Cụ thể:

Test nhanh Adenovirus/Rotavirus Ag: Xét nghiệm phát hiện đồng thời và phân biệt kháng nguyên Adeno virus type 40/41 và Rotavirus nhóm A.

  • Mẫu bệnh phẩm: Mẫu phân.
  • Chi phí thực hiện: 300.000 VNĐ.

Test Realtime PCR: Phương pháp phát hiện DNA của Adeno virus trong mẫu bệnh phẩm, dùng để chẩn đoán bệnh đường hô hấp do Adeno virus gây ra.

  • Mẫu bệnh phẩm: Dịch tỵ hầu/ họng.
  • Chi phí thực hiện: 1.462.500 VNĐ.

Điều trị nhiễm adenovirus ở trẻ nhỏ

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì thế, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bố mẹ cần cách lý trẻ tại phòng riêng để tránh lây bệnh cho những người xung quanh. Đồng thời, bố mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để giúp con cảm thấy khỏe hơn:

  • Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ bị mất nước nhiều do nôn, sốt và tiêu chảy thì cần bổ sung oresol để bù nước bù điện giải.
  • Có thể cho trẻ uống các loại nước trái cây để vừa bổ sung nước vừa bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
  • Làm sạch vùng mũi họng bằng nước muối sinh lý để làm giảm bớt lượng dịch mũi, họng thông thoáng đường thở cho trẻ.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp lấy khăn ấm lau vùng trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân khi trẻ sốt cao.

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm Adenovirus cho trẻ

Số ca nhiễm adenovirus đang tăng cao phản ánh một thực trạng mầm bệnh đang tồn tại trong cộng đồng rất lớn. Hơn nữa, virus này có thể tồn tại trong nhiều ngày trên các bề mặt, con đường lây nhiễm của virus khá dễ dàng qua giọt bắn và qua tiếp xúc tạo cơ hội lây lan dịch bệnh nhanh chóng tại khu vực tập trung đông đúc trẻ như trường học, khu vui chơi,…

Hiện này chưa có vaccine phòng bệnh adenovirus, vì vậy bố mẹ cần có các biện pháp phòng tránh an toàn và hiệu quả cho trẻ, cụ thể:

  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh và hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nền ở trẻ, điều trị triệt để các bệnh lý viêm đường hô hấp.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra đường đặc biệt là đến nơi tập trung đông người.
  • Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm

Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm

Khi có dấu hiệu nghi ngờ trẻ nhỏ bị nhiễm adenovirus, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị hợp lý, kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời cần chủ động phòng ngừa để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Nếu còn điều gì thắc mắc, hoặc cần tham khảo ý kiến Bác sĩ bố mẹ vui lòng liên hệ đến Hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn cách sử dụng thuốc xịt mũi cho bé

    Ở trẻ sơ sinh, tình trạng nghẹt mũi thường xảy ra với tần suất cao hơn các trẻ nhỏ, việc bố mẹ dùng thuốc xịt…

    28 Th4, 2023
    732

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đánh cảm cho bé – Có nên hay không? [LƯU Ý]

    Trẻ bị cảm, ông bà thường sẽ dùng phương pháp đánh cảm cho bé bởi đây là một phương pháp trị cảm dân gian được…

    07 Th7, 2023
    5.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt

    Trẻ sơ sinh bị đau mắt là một trong những vấn đề lo lắng của các bậc phụ huynh. Đây là bệnh lý lành tính…

    12 Th6, 2023
    629

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Trẻ bị dị ứng thời tiết, bố mẹ phải làm sao?

    Trẻ bị dị ứng thời tiết khá phổ biến vì ở lứa tuổi này hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, làn da…

    23 Th6, 2023
    662

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám