923
Tham vấn y khoa:ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh lý truyền nhiễm dễ lây lan và bùng phát nhanh chóng. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ thường khó phân biệt được với cảm cúm nên phụ huynh dễ chủ quan, tự ý điều trị cho con tại nhà. Chăm sóc không đúng cách, không kịp xử trí khi bệnh diễn tiến nặng chính là nguyên nhân khiến bệnh tình của trẻ trở nên nguy kịch.
Sốt xuất huyết ở trẻ hay sốt Dengue là bệnh lý truyền nhiễm với trung gian gây bệnh là muỗi vằn. Sốt xuất huyết thường lây lan rất nhanh, bùng phát thành những đợt dịch lớn trên diện rộng.
Muỗi vằn là tác nhân trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Có 4 chủng virus gây bệnh sốt xuất huyết là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4 và sau khi nhiễm bất kỳ chủng virus sốt xuất huyết nào thì cơ thể người bệnh chỉ có khả năng hình thành miễn dịch chống lại chủng virus đó. Chính vì thế, một người có khả năng mắc sốt xuất huyết tối đa đến 4 lần.
Sốt xuất huyết hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng tránh nên tạo thành một gánh nặng rất lớn đối với ngành y tế. Do nguyên nhân lây bệnh là từ muỗi vằn chích nên bệnh sốt xuất huyết sẽ xuất hiện chủ yếu ở những nơi có điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển như ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, các ca mắc sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm nhưng thường bùng phát thành những đợt dịch lớn vào mùa mưa, chủ yếu là các tháng 7, 8, 9, 10 do nước mưa đọng tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản.
Xem thêm:
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2022 đến ngày 4-7, cả nước ghi nhận khoảng 92.000 ca sốt xuất huyết, 36 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết. Số trẻ em tử vong do sốt xuất huyết nhiều hơn người lớn, trong khi những năm trước số người lớn tử vong nhiều hơn. Đặc biệt, các bệnh ghi nhận nhiều trường hợp nhập viện khi đã ở giai đoạn nặng.Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ban đầu khá giống với cảm cúm bình thường khiến cho các bậc phụ huynh bị nhầm lẫn, chủ quan tự điều trị tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên điều này có thể khiến cho bệnh lý ngày càng chuyển biến xấu hơn và gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình điều trị.
Theo Bác sĩ CKII Tạ Thị Thu Hòa – Bác sĩ Nhi khoa Tổ hợp Y tế MEDIPLUS, khi trẻ sốt cao, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để xác định chính xác căn nguyên. Bởi với mỗi nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị đặc hiệu riêng. Chính vì thế, tốt hơn hết khi trẻ có biểu hiện sốt cao đột ngột thì bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.
Trẻ xuất hiện ban đỏ trên da khi mắc sốt xuất huyết
Virus sau khi xâm nhập cơ thể trẻ nhỏ sẽ ủ bệnh khoảng 3-10 ngày, tùy thuộc vào sức đề kháng của từng trẻ. Trong giai đoạn ủ bệnh cơ thể trẻ gần như không có nếu có cũng sẽ rất khó nhận biết. Sau giai đoạn ủ bệnh, cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên, mở đầu cho 3 giai đoạn tiến triển bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
Giai đoạn sốt
Giai đoạn sốt kéo dài khoảng 3-7 ngày. Trẻ tăng thân nhiệt đột ngột kèm theo một số triệu chứng khác như mệt mỏi, đau nhức các khớp, cơ, đau đầu, đau thượng vị, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn,… Một số trẻ khác lại có biểu hiện sổ mũi, đau họng. Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ trong giai đoạn này thường không đặc hiệu nên rất dễ nhầm lẫn với sốt do mắc các loại virus khác.
Giai đoạn nguy hiểm
Xuất hiện từ khoảng ngày thứ 3-7 của bệnh, trẻ có thể đã đỡ sốt, tuy nhiên không phải là đã khỏi. Một số trường hợp, bệnh nhi sau khi đỡ sốt vẫn còn một số triệu chứng:
Chính vì thế cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe để kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng ở trên.
Giai đoạn phục hồi
Giai đoạn phục hồi thường diễn ra vào khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh. Trẻ đã hết sốt và bắt đầu có cảm giác thèm ăn, đi tiểu nhiều hơn và huyết áp dần trở nên ổn định.
Nắm rõ triệu chứng của từng giai đoạn mắc sốt xuất huyết sẽ giúp cha mẹ dễ dàng theo dõi hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ. Từ đó có hướng chăm sóc đúng cách và kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm.
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Hiện nay chưa có vắc xin cũng như phương pháp điều trị đặc hiệu nào khi mắc sốt xuất huyết. Do đó, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tiêu diệt, hạn chế tiếp xúc với nguồn lây bệnh là các loại loăng quăng, bọ gậy, muỗi bằng cách:
Tiêu diệt muỗi xung quanh môi trường sống để phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ
Phòng ngừa muỗi đốt cho trẻ bằng cách:
Trên đây là một số thông tin về bệnh lý sốt xuất hiện ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý. Đây là bệnh lý truyền nhiễm khá nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Chính vì thế, khi trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo phác đồ phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu của MEDIPLUS!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà
Không những là bác sĩ chuyên sâu về khám tư vấn, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về trẻ em như: hô hấp, tiêu hóa, dinh dưỡng, truyền…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.