Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi Cha mẹ nên lưu lại

Cập nhật 11/05/2023

1.3K

ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

Tham vấn y khoa:ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Trẻ em ở những độ tuổi khác nhau cần được bổ sung các chất dinh dưỡng theo đúng chế độ và liều lượng để đảm bảo phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí não. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo tháp dinh dưỡng sẽ đảm bảo cân đối lượng chất cung cấp vào cơ thể đáp ứng được sự phát triển của trẻ trong giai đoạn từ 1-6 tuổi. Vậy, tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi sẽ bao gồm những gì? Chuyên gia của MEDIPLUS sẽ giải đáp cho bố mẹ qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm của trẻ từ 1-6 tuổi

Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi được xem là cột mốc quan trọng trước khi trẻ bắt đầu bước sang độ tuổi đi học tại các trường tiểu học. Đây là thời điểm vô cùng cần thiết để cha mẹ tăng cường thể chất, phát triển não bộ và sức khỏe toàn diện cho trẻ.

Cha mẹ cần hiểu rõ giai đoạn trẻ từ 1-6 tuổi để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cha mẹ cần hiểu rõ giai đoạn trẻ từ 1-6 tuổi để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Về mặt thể chất, trẻ ở độ tuổi 1-6 sẽ có mức tăng trưởng ổn định hơn nhiều so với những tháng đầu đời. Điển hình là một số trẻ lúc dưới 1 tuổi khá bụ bẫm thì ở độ tuổi này sẽ gọn và ốm hơn. Đây cũng là lý do các bậc cha mẹ thường lo lắng sợ con sẽ bị suy dinh dưỡng hoặc thấp còi nhưng trên thực tế các trẻ vẫn đang phát triển bình thường.

Cũng vào giai đoạn này, trẻ em sẽ bắt đầu thể hiện nhu cầu lựa chọn những loại thực phẩm ưa thích hoặc không thích, thậm chí còn từ chối ăn. Đặc biệt đối với những trẻ từ 3 đến 5 tuổi, các con thích tự mình làm chủ bữa ăn và có sự thích thú với những món mới lạ.

Chính vì thế, bố mẹ cần thấu hiểu và xây dựng cho trẻ một chế độ ăn vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa đáp ứng được mong muốn của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi

Thường thì khi ở giai đoạn từ 1-6 tuổi, trẻ sẽ phát triển nhanh về cả thể chất và trí não. Vì vậy cha mẹ nên tập trung xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo trẻ phát triển một cách toàn diện.

Để làm được điều này, cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ và cân đối về cả số lượng và chất lượng vì việc thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về nhiều mặt của trẻ.

Đầu tiên, cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất quan trọng như đạm, chất béo Omega-3, thực phẩm chứa lợi khuẩn, thực giảm giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ để tăng tường phát triển não bộ và hệ miễn dịch của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ giàu đạm và chất béo Omega3

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ giàu đạm và chất béo Omega3

Ngoài ra, cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ, nước ngọt có ga và các loại bánh kẹo vì dễ gây nghiện và chứa nhiều chất gây hại như chất béo không tốt, chất ngọt tổng hợp, màu thực phẩm, đường và các chất phụ gia có hại cho sức khỏe.

Nguyên tắc xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi, cha mẹ nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Lượng thức ăn, nhóm thực phẩm và hàm lượng dinh dưỡng cần được phân bổ hợp lý tùy vào độ tuổi, nhu cầu và cơ địa của từng trẻ.
  • Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên tập cho trẻ ăn các thức ăn từ dạng lỏng, khẩu phần ít đến dạng đặc, lượng nhiều hơn và dần dần tập cho bé ăn các loại thực phẩm mới.
  • Không sử dụng nhiều dầu mỡ khi nấu ăn, các mẹ chỉ nên dùng lượng vừa phải để hòa tan các loại vitamin tan trong dầu mỡ.
  • Đối với các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như cá, thịt, tôm, cha mẹ nên cho trẻ ăn nguyên con, không ăn nước hầm, ninh.
  • Nên thay đổi khẩu phần, đa dạng hóa nguồn thực phẩm, không nên chỉ cho trẻ ăn một số loại nhất định và lặp lại. Các mẹ cũng nên trang trí các món ăn đẹp mắt, sáng tạo để kích thích sự thèm ăn của trẻ.
  • Trước và trong quá trình chế biến, cần lựa chọn các loại thực phẩm vệ sinh, an toàn, đảm bảo chất lượng và các mẹ phải luôn rửa tay trong khi nấu ăn cho trẻ.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi

Trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi chưa thể tự ăn mà cần sự hỗ trợ và giám sát của bố mẹ và người thân để tránh bị nghẹn trong lúc ăn. Ở giai đoạn này, thức ăn chính của trẻ vẫn là các loại thực phẩm mềm như cháo, sữa, bột ăn dặm hoặc đồ ăn được cắt nhỏ. Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1-3 tuổi nên ăn 3-4 bữa chính mỗi ngày với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính bao gồm:

  • Tinh bột (có trong gạo, bún, phở, đỗ,…) với hàm lượng được khuyên dùng khoảng từ 100-140g gạo hoặc ngũ cốc. 
  • Đạm (có trong cá, thịt, trứng, tôm, cua,…) Khuyến khích ăn cả con, khẩu phần tầm 100-120g các loại, không ăn nước hầm, ninh.
  • Chất béo (có trong mỡ động vật, dầu ăn) khoảng 20ml mỗi ngày.
  • Các loại vitamin và khoáng chất (có trong rau xanh, hoa quả cắt hoặc xay, nghiền,…) với hàm lượng  ít nhất 100-200g các loại rau xanh và 100-200g các loại quả chín.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi sẽ bắt đầu đi học ở các trường mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ thường cần bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng nhiều hơn để có đủ năng lượng cho việc học tập và vui chơi cùng bạn bè. Đây cũng là giai đoạn chiều cao và cân nặng của trẻ phát triển nhanh, vì vậy ngoài việc bổ sung 4 nhóm dưỡng chất cần thiết ở trên thì bố mẹ cần cho con uống thêm sữa để hỗ trợ phát triển thể chất cho trẻ.

Các loại sữa được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng là sữa tươi không đường, ít đường hoặc sữa công thức với liều lượng khoảng 500ml hàng ngày. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của trẻ cần bổ sung thêm rau củ quả và trái cây để tăng sức đề khoáng và năng lượng mỗi ngày cho trẻ. Các bố mẹ cũng nên bày biện món ăn đẹp mắt và hấp dẫn hơn để kích thích khẩu vị ăn rau và trái cây của trẻ.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ tử 3-6 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ tử 3-6 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ đi học tiểu học

Ở Việt Nam, hầu hết các bé 6 tuổi sẽ bắt đầu bước vào các trường tiểu học. Từ giai đoạn này, cơ thể của trẻ sẽ phát triển rất nhanh và mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ, lượng calo cần nạp khoảng 1350-2200kcal mỗi ngày… Ngoài ra, đây cũng là thời điểm trẻ bắt đầu tích lũy dưỡng chất cho quá trình dậy thì sau này.

Chính vì vậy, cha mẹ cần tránh để trẻ thiếu hụt bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào vì sẽ ảnh hưởng lớn đến tầm vóc và trí lực khi dậy thì. Song hành cùng với việc đó, các bậc phụ huynh cũng cần tránh cho trẻ ăn uống tự do, thiếu khoa học vì dễ gây thừa cân, béo phì.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi tiểu học gồm 6 tầng, xếp theo mô hình kim tự tháp bao gồm các nhóm chất sau:

  • Nhóm 1: Tinh bột (có trong các loại ngũ cốc, khoai củ, gạo và các chế phẩm từ gạo). Hàm lượng có thể thay đổi tùy theo thể chất của từng trẻ, 1 phần chứa 20g glucid và trẻ nên được bổ sung từ 8-13 phần từ 6 đến 11 tuổi.
  • Nhóm 2: Các chất xơ, vitamin có trong trái cây và rau củ quả. Khẩu phần khuyên dùng từ 2-3 phần trong đó mỗi phần tương đương 100g.
  • Nhóm 3: Các chất đạm, protein, và những thực phẩm giàu canxi có trong thịt, hải sản, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa. Trẻ tiểu học nên được bổ sung 4-6 phần sữa, trong đó mỗi phần gồm 100mg canxi, tương đương với 1 cốc sữa 100 ml hoặc 1 hộp sữa chua 100g.
  • Nhóm 4: Chất béo từ mỡ động vật và các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, đậu phộng,… Thường 1 phần mỡ tương đương với 5g mỡ và một phần dầu tương đương 5ml dầu ăn. Trẻ ở độ tuổi đi học tiểu học nên sử dụng từ 5 đến 6 phần chất béo hàng ngày.
  • Nhóm 5: Đường từ bánh kẹo, đồ ngọt và nước ngọt. Theo y học, đường giúp tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn và nâng cao đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ nên hạn chế cho con ăn quá nhiều vì dễ gây béo phì. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ ở độ tuổi này không nên tiêu thụ quá 35g đường.
  • Nhóm 6: Muối. Đây là nhóm cao nhất của tháp dinh dưỡng có vai trò giúp trẻ phát triển trí não một cách đầy đủ và cân bằng thể dịch trong cơ thể trẻ nhưng cũng là nhóm cần được đưa vào khẩu phần ăn với liều lượng thấp, khoảng dưới 4g mỗi ngày, trẻ ở tuổi này chỉ nên ăn nhạt và hấp thụ muối qua các món ăn.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi tiểu học gồm 6 tầng

Tháp dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi tiểu học gồm 6 tầng

Việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về tháp dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp cha mẹ trang bị những kiến thức quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện, đặc biệt là giai đoạn từ 1-6 tuổi. Hy vọng thông qua bài viết tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi, bố mẹ sẽ xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc inbox trực tiếp Zalo, Fanpage để được các chuyên gia y tế khoa nhi ở MEDIPLUS tư vấn và giải đáp!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Viêm hạch mạc treo là gì? Cách phòng và chữa bệnh hiệu quả

    Hạch mạc treo là gì, viêm hạch mạc treo là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị là những thông tin bố mẹ có…

    16 Th8, 2023
    677

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy – Tín hiệu “kêu cứu” từ hệ tiêu hóa

    Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy có thể do rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường ruột gây…

    02 Th6, 2023
    4.5K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị

    Trẻ em có hệ miễn dịch non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc viêm lợi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ…

    28 Th6, 2023
    1.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đánh cảm cho bé – Có nên hay không? [LƯU Ý]

    Trẻ bị cảm, ông bà thường sẽ dùng phương pháp đánh cảm cho bé bởi đây là một phương pháp trị cảm dân gian được…

    07 Th7, 2023
    5.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám