4.5K
Tham vấn y khoa:ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Theo thống kê tại Việt Nam, có đến 20% dân số mắc các bệnh liên quan đến dị ứng. 80% trường hợp bắt đầu mắc dị ứng từ trước 20 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng tăng. Do đó, việc sử dụng thuốc chống dị ứng cho trẻ em ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về loại thuốc này để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con.
Trẻ bị dị ứng là những phản ứng của hệ thống miễn dịch khi gặp những yếu tố kích thích, hay có sự xâm nhập của các tác nhân lạ vào cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ sinh ra một loại kháng thể kích thích tế bào sinh ra các chất gây dị ứng làm xuất hiện các triệu chứng dị ứng như phát ban mãn tính, thở khò khè, hắt hơi, ngứa, mề đay,… trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
Trẻ bị dị ứng nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu.
Biểu hiện dị ứng ở mỗi trẻ cũng sẽ rất khác nhau, có thể có triệu chứng trên một số cơ quan của cơ thể, ba mẹ cần lưu ý để nhận biết sớm:
Trẻ bị dị ứng thuốc khiến cho một bên mắt sưng đỏ khó chịu.
Bệnh dị ứng rất phổ biến, bất cứ đối tượng nào cũng có thể gặp đặc biệt là ở những đối tượng có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch còn non nớt như trẻ nhỏ. Theo cơ chế sinh lý bình thường, hệ thống miễn dịch đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các chất có hại như vi khuẩn, vi-rút, bụi,…
Ở những trẻ bị dị ứng, các phản ứng miễn dịch này hoạt động quá mức. Khi nhận ra sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài dù vô hại, thì hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh hơn bình thường do nhầm lẫn chúng là tác nhân gây hại. Cơ thể kích thích các tế bào sinh ra một lượng lớn các chất trung gian gây triệu chứng dị ứng.
Các dị nguyên thường gây dị ứng thường gặp nhất:
Một số loại phấn hoa gây kích ứng nổi mẩn ngứa trên da trẻ
Đa số trường hợp dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn như những trường hợp dị ứng do di truyền, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, hen phế quản,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống dị ứng cho trẻ em có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng dị ứng. Còn các trường hợp cấp tính như sốc phản vệ, bị côn trùng cắn,… thì có thể chữa trị sau khi dùng thuốc.
Ví dụ như các thuốc kháng Histamin H1 có tác dụng giảm nghẹt mũi, hắt xì, giảm ngứa,… ưu tiên dùng trong trường hợp bị viêm mũi dị ứng, bị côn trùng cắn,… Trong khi đó, thuốc corticoid lại được ưu tiên dùng trong các trường hợp bị sốc phản vệ, mề đay, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng,…
Các thuốc chống dị ứng cho trẻ em sẽ làm giảm bớt tác dụng của các chất gây dị ứng hoặc ngăn ngừa kích hoạt quá trình dị ứng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị đúng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khi trẻ bị dị ứng, tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi của bé, mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Một số thuốc điều trị dị ứng thường được chỉ định như:
Đây là thuốc đầu tay thường được chỉ định trong điều trị các bệnh dị ứng. Histamin là một trong những chất trung gian được sinh ra do các phản ứng miễn dịch của cơ thể gây tình trạng dị ứng nên còn được gọi là chất gây dị ứng. Histamin sẽ gắn vào các tế bào, sau đó thích kích tế bào sinh ra các triệu chứng dị ứng.
Sử dụng các dạng thuốc kháng histamin trong điều trị dị ứng.
Khi sử dụng thuốc kháng histamin, các phản ứng dị ứng sẽ bị ức chế. Từ đó, giảm thiểu các triệu chứng dị ứng cho trẻ. 2 loại thuốc kháng histamin được sử dụng phổ biến hơn:
Tên thuốc
Tác dụng phụ
– Tiêm 300mg/2ml
– Tiêm 50mg/2ml
Một số thuốc chống dị ứng kháng Histamin thế hệ 2 thường dùng
Bên cạnh đó, với các trường hợp dị ứng nặng không đáp ứng với các loại thuốc kháng histamin, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thêm thuốc chống viêm corticoid. Thuốc có tác dụng nhanh, do đó cải thiện nhanh các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy, hắt xì,… Ngoài ra thuốc có tác dụng chống viêm, thường được dùng nhiều trong các trường hợp viêm, dị ứng như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc,…
Tuy nhiên, thuốc gây nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, giảm sức đề kháng, loãng xương, làm chậm sự phát triển của trẻ. Do đó bố mẹ tuyệt đối không được lạm dụng hay tự ý mua thuốc sử dụng và cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Những thuốc thông dụng hiện nay như methylprednisolone, prednisone, hydrocortisone, prednisolone, fluocinolone, betamethasone, dexamethasone…
Thuốc này có tác dụng ngăn chặn tế bào mast giải phóng các chất trung gian gây dị ứng (như histamin, serotonin…) Khi sử dụng các thuốc như kháng histamin, corticoid không hiệu quả hay không dung nạp tốt. các bác sĩ sẽ kê thuốc ổn định tế bào mast để điều trị dị ứng cho bệnh nhân.
Phổ biến như nhỏ mắt (azelastine, cromolyn, lodoxamide, ketotifen, nedocromil, olopatadine, pemirolast), đường uống (nedocromil, cromolyn), nhỏ mũi (azelastine, cromolyn).
Thuốc ít có tác dụng phụ, một số tác dụng phụ của thuốc như hắt hơi, chảy máu cam, kích ứng nhẹ ở mắt, đắng miệng, châm chích, ngứa. Nhưng cần phải thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Leukotriene là một nhóm các hoạt chất trung gian có ý nghĩa lớn trong các phản ứng dị ứng.
Hiện nay, có khá nhiều thuốc kháng leukotriene như zafirlukast, montelukast, zileuton,… mang lại hiệu quả và tính an toàn cao. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc có tác dụng trong điều trị các bệnh dị ứng như mày đay, viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc,…
Kháng thể IgE là một chất do hệ miễn dịch sinh ra, tham gia trực tiếp vào các phản ứng dị ứng trong cơ thể.
Cơ chế hoạt động của thuốc kháng IgE là bất hoạt các kháng thể IgE này giúp giảm tới 90% nồng độ IgE, từ đó giảm nhanh các triệu chứng dị ứng. Nhiều nghiên cứu, đã chứng minh hiệu quả loại thuốc này trong điều trị các trường hợp hen phế quản nặng. Một số thuốc kháng IgE hay dùng như Omalizumab cũng thường được sử dụng điều trị các bệnh dị ứng.
Sung huyết là một triệu chứng của tình trạng dị ứng trong viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da tiếp xúc,…
Thuốc chống sung huyết như pseudoephedrine, phenylephrine… giúp giảm tạm thời các triệu chứng ở niêm mạc. Một số tác dụng không mong muốn như gây bồn chồn, mất ngủ, nhịp tim nhanh, lo lắng, chán ăn, ban đỏ da, mất ngủ, hay kích thích (đặc biệt là ở trẻ em),… Có nhiều dạng bào chế như xịt, bôi, nhỏ mắt,… Một số ít trường hợp, thuốc nhỏ mắt chống sung huyết gây tăng nhãn áp.
Việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua dùng thuốc khi có chưa có có sự chỉ định. Đặc biệt, không được ngừng dùng thuốc mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Bởi vì thuốc chống dị ứng dễ kháng thuốc, và có những tác dụng phụ rất nguy hiểm cho trẻ.
Thuốc chống dị ứng cho trẻ em cần có sự hướng dẫn và tư vấn từ bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Hãy là các bậc phụ huynh thông thái, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc để bảo vệ sức khỏe con yêu. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ hãy liên hệ đến hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia sớm nhất!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà
Không những là bác sĩ chuyên sâu về khám tư vấn, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về trẻ em như: hô hấp, tiêu hóa, dinh dưỡng, truyền…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.