Trẻ bị chảy máu cam (chảy máu mũi) Cha mẹ cần biết

Cập nhật 11/05/2023

748

BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tham vấn y khoa:BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Trẻ trong độ tuổi từ 3-8 là những đối tượng dễ gặp tình trạng chảy máu mũi. Trẻ thường bị chảy máu ở ngay phía trước mũi, rất ít các trường hợp chảy máu mũi ở trẻ phải nhập viện điều trị mà thường được xử trí ngay tại nhà. Vậy bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị chảy máu cam? Theo dõi chia sẻ của chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS qua bài viết dưới đây!

Trẻ bị chảy máu cam do đâu?

Trẻ bị chảy máu cam, là hiện tượng chảy máu từ một hoặc cả 2 bên mũi. Thống kê cho thấy, tỷ lệ chảy máu cam ở trẻ em cao gấp 2 lần so với người lớn. Nguyên nhân là do hiện tượng vỡ mạch máu ở trong mũi gây chảy máu.

☝️ Cha mẹ cần biết, các mạch máu ở trong mũi có vai trò làm ẩm không khí khi chúng ta hít thở. Tuy nhiên, các mạch máu này lại nằm sát bề mặt niêm mạc nên dễ bị tổn thương gây chảy máu mũi. Trong một số trường hợp chảy máu cam xuất phát từ các mạch lớn phía sau mũi rất nghiêm trọng, thường xảy ra khi có chấn thương vùng mũi.

90% trường hợp chảy máu mũi là do tổn thương các mạch máu bên trong

90% trường hợp chảy máu mũi là do tổn thương các mạch máu bên trong

Theo các thống kê và báo cáo gần đây, có hơn 90% trường hợp chảy máu mũi ở trẻ do nguyên nhân tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Các yếu tố liên quan đến tổn thương màng mạch bao gồm:

  • Điều kiện môi trường: Độ ẩm không khí thấp, thời tiết hanh khô, ngồi phòng máy lạnh nhiều,… là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu cam ở trẻ. Môi trường bên trong mũi khô, khi trẻ ngoáy mũi hoặc hắt xì mạnh có thể gây tổn thương mạch máu mũi gây chảy máu.
  • Chấn thương mũi: Trẻ bị chảy máu cam có thể do té ngã gây chấn thương vùng mặt. Hoặc bỏ quên các dị vật nhỏ bên trong mũi lâu ngày sẽ gây nên tình trạng chảy máu mũi tái đi tái lại kèm theo mùi hôi do bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc: Các thuốc chống đông máu trẻ đang sử dụng như: warfarin, Clopidogrel, Rivaroxaban, Edoxaban, Dabigatran, Aspirin có khả năng gây chảy máu cam và khó cầm máu ở trẻ. Chính vì thế, khi trẻ đang dùng nhóm thuốc này xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi thì bố mẹ cần đưa đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
  • Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi: Trong thành phần của thuốc xịt mũi điều trị viêm mũi dị ứng có chứa nhóm thuốc chống viêm steroid. Nếu dùng kéo dài và không đúng cách cũng có thể gây chảy máu mũi cho trẻ. Khi trẻ có triệu chứng này, bố mẹ cần báo với bác sĩ để cân nhắc ngừng sử dụng thuốc xịt.
  • Cơ thể thiếu vitamin C: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm bền vững thành mạch. Do đó, thiếu vitamin C sẽ gây tổn thương các mạch máu bên trong mũi làm tăng nguy cơ chảy máu mũi.

Tuy nhiên nếu trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần, kéo dài thì bố mẹ cần lưu ý cho trẻ tới ngay Phòng khám nhi gần nhất để kiểm tra và chẩn đoán rõ nguyên nhân vì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như: Rối loạn đông máu, khối u ở mũi (u lành hoặc u ác), bệnh bạch cầu…

Sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi

Khi con trẻ bị chảy máu mũi, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là tìm mọi cách để cầm máu cho con sau đó mới đi tìm nguyên nhân tránh để tình trạng chảy máu kéo dài gây nguy hiểm cho trẻ. Chuyên gia MEDIPLUS hướng dẫn bố mẹ các bước sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi bao gồm:

Bước 1: Xác định mức độ chảy máu của trẻ

Trước hết bố mẹ cần trấn an tinh thần cho con tránh để con hoảng sợ, quấy khóc, dụi vào mũi bị chảy máu. Xác định bên mũi bị chảy máu, đồng thời dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm nhẹ nhàng thấm máu chảy ra từ mũi.

Đối với trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ hướng dẫn con xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ những cục máu đông đã hình thành phía bên trong mũi.

Sử dụng khăn ẩm nhẹ nhàng thấm máu chảy ra tránh làm tổn thương thêm

Sử dụng khăn ẩm nhẹ nhàng thấm máu chảy ra tránh làm tổn thương thêm

Bước 2: Tiến hành sơ cứu cầm máu

  • Để con ở tư thế ngồi, đầu hơi cúi ra trước, không ngửa ra sau tránh để máu chảy xuống họng làm nghẹt thở hoặc xuống dạ dày sẽ kích thích gây nôn. Hướng dẫn trẻ tập thở bằng miệng. Dùng ngón tay để ép chặt vùng cánh mũi hai bên trong vòng 5-10 phút để cầm máu. Chú ý không bóp phần sống mũi, vì làm vậy không thể giúp cầm máu được.
  • Trong khi chờ đợi, bố mẹ có thể cho trẻ đọc sách hoặc xem tivi. Lưu ý không thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Bởi vì cần có thời gian để hình thành cục máu đông.
  • Có thể chườm lạnh hoặc đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu, đồng thời giảm sưng, giảm viêm trong các trường hợp chấn thương. Chỉ nên áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp.
  • Sau 10 phút mới thả tay ra để xem máu đã ngừng chảy chưa.
Tư thế sơ cứu trẻ bị chảy máu mũi 

Tư thế sơ cứu trẻ bị chảy máu mũi

Bước 3: Chăm sóc trẻ sau sơ cứu

Các trường hợp chảy máu cam thường không quá nghiêm trọng. Hầu hết có thể cầm máu ngay tại nhà. Để ngăn ngừa trẻ bị chảy máu mũi trở lại, ba mẹ cần lưu ý:

  • Bố mẹ cần tiếp tục theo dõi tình trạng của con, nếu đã áp dụng phương pháp trên mà trẻ vẫn chưa ngừng chảy máu thì bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh mất máu.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất trong vòng 2 giờ, chỉ vận động nhẹ nhàng như xem tivi hoặc vẽ tranh, đọc sách.
  • Trong trường hợp có máu chảy xuống họng thì bố mẹ cần để bé nằm nghiêng cho máu chảy ra ngoài, tránh để trẻ nuốt xuống dạ dày gây kích ứng.
  • Dặn trẻ không ngoáy mũi hoặc xì mũi trong vòng 24h.
  • Làm ẩm vùng niêm mạc mũi, tránh để mũi bị khô.

Dự phòng trẻ bị chảy máu mũi

Để phòng ngừa tình trạng chảy máu cam ở trẻ, bố mẹ cần áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng máy phun sương làm ẩm không khí khi thời tiết lạnh, đồng thời dùng vaseline hoặc nước muối sinh lý nhỏ/xịt vào mũi nhằm mục đích làm ẩm niêm mạc mũi.
  • Vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày, tuyệt đối không để con ngoáy, móc, chà xát hoặc xì mũi quá mạnh, cắt ngắn móng tay cho con tránh làm tổn thương các mạch máu bên trong.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng quá nhiều gây tác dụng phụ.
  • Tăng cường bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp bé tăng sức đề kháng và tăng sự bền vững cho thành mạch, cải thiện tình trạng chảy máu cam.
  • Nếu trẻ đang dùng các loại thuốc chống đông, bố mẹ cần kịp thời thông báo cho bác sĩ về tình trạng chảy máu mũi của trẻ để điều chỉnh liều lượng thuốc và có biện pháp xử lý thích hợp.
Tuyệt đối không cho trẻ dùng tay ngoáy, móc hoặc chà xát vùng mũi

Tuyệt đối không cho trẻ dùng tay ngoáy, móc hoặc chà xát vùng mũi

Hầu hết các trường hợp trẻ bị chảy máu cam thường lành tính và ít nguy hiểm. Bố mẹ cần áp dụng xử trí sơ cứu tại nhà đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời, chủ động đưa trẻ đi thăm khám nếu như tình trạng chảy máu cam lặp đi lặp lại nhiều lần tránh gây mất máu quá nhiều. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ liên hệ ngay Hotline: 1900 3366 để nhận được giải đáp từ chuyên gia MEDIPLUS!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị

    Trẻ em có hệ miễn dịch non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc viêm lợi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ…

    28 Th6, 2023
    1.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi cần cẩn trọng

    Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là tình trạng thường gặp phải ở các bé mới sinh, đây cũng có thể dấu hiệu cảnh báo…

    26 Th6, 2023
    1.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Viêm hạch mạc treo là gì? Cách phòng và chữa bệnh hiệu quả

    Hạch mạc treo là gì, viêm hạch mạc treo là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị là những thông tin bố mẹ có…

    16 Th8, 2023
    682

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đánh cảm cho bé – Có nên hay không? [LƯU Ý]

    Trẻ bị cảm, ông bà thường sẽ dùng phương pháp đánh cảm cho bé bởi đây là một phương pháp trị cảm dân gian được…

    07 Th7, 2023
    5.4K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám