1.4K
Tham vấn y khoa:BSCKI Phạm Thị Thu Hà
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc không biết trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt do nguyên nhân gì? Phải làm cách nào để khắc phục triệt để tình trạng này. Theo dõi chuyên gia Nhi khoa hướng dẫn chăm sóc trẻ ho nhiều nhưng không có biểu hiện sốt qua bài viết dưới đây!
Nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể là do yếu tố môi trường hoặc dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về tai mũi họng cần được điều trị sớm như viêm phế quản, viêm xoang, bệnh hen suyễn… cụ thể:
Đặc trưng thời tiết nồm ẩm vào những ngày đầu năm, đặc biệt là ở miền Bắc, khiến cho nơi sinh hoạt, phòng ngủ của trẻ rất dễ bị ẩm mốc, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công trẻ.
Do vậy, ba mẹ cần thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ, mở cửa cho không khí được lưu thông và cung cấp đủ oxy… Đồng thời, chăn màn của trẻ cần được giặt giũ thường xuyên, giúp hạn chế bụi và mạt bụi gây ho ở trẻ.
Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ho. Chính vì thế, bố mẹ cần trang bị một máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ giảm thiểu tối đa tình trạng ho về đêm, giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác mà người lớn thường không nghĩ đến là trẻ có thể bị ho nhiều do hít phải khói thuốc lá, thuốc lào. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý để con tránh xa khói thuốc hay các chất độc hại.
Trẻ ho nhiều về đêm do thụ thể nhạy cảm hoặc các tác nhân môi trường
Trước khi đi ngủ, rất nhiều trẻ bị ho do kích ứng với chính những hạt bụi nhỏ ở trên giường chiếu, đệm, đồ chơi, quần áo… Trong trường hợp này ngoài việc dọn dẹp sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn ga, quần áo để giảm tình trạng ho do kích ứng.
Ban ngày, trẻ em thường vui chơi nô đùa nhiều, những thụ thể ho sẽ giảm độ nhạy cảm, kèm theo việc cười đùa, hò hét khiến dịch tiết trong họng phần nào được đào thải ra ngoài, làm trẻ giảm ho. Nhưng khi ngủ thì khác, chỉ cần một chút dịch tiết nhỏ sẽ làm cho trẻ bị ho ngay. Trường hợp này ba mẹ nên cho trẻ uống siro ho thảo dược nhằm che phủ giúp trẻ giảm ho rất tốt.
Dạ dày của trẻ thường nằm ngang, do còn nhỏ nên thực quản rất ngắn. Khi trẻ nằm xuống, nhất là trẻ đang bị nôn trớ, trào ngược.
Khi bị trào ngược, ho được coi như phản xạ của trẻ chống lại khi có sự gia tăng axid từ dạ dày đi vào thực quản, mục đích nhằm bảo vệ đường thở. Đồng thời, acid cũng gây trẻ có kích thích ho nhiều hơn. Vì vậy, ngoài việc điều trị vấn đề trào ngược thì bạn nên hạn chế cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ. Khi khỏi trào ngược trẻ sẽ tự khỏi ho vào ban đêm.
Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương, cơ thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy gây ứ đọng tại các xoang và làm cản trở quá trình hô hấp. Trong đa số trường hợp, dịch mũi sẽ chảy từ xoang xuống họng và gây viêm nhiễm vùng họng. Từ đó, trẻ sẽ xuất hiện các cơn đau rát và ho liên tục. Ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được khám cụ thể, chẩn đoán, điều trị dứt điểm.
Có rất nhiều trẻ có vấn đề về trung thất hoặc mềm sụn thanh khí phế quản. Khi trẻ nằm xuống những tổ chức ngực tác động đè lên làm hẹp đường dẫn khí cũng có thể gây ho.
Với một số trường hợp khác, những trẻ có tuyến hung phì đại, tuyến hung có thể to nhanh khi trẻ bị nhiễm virus vi khuẩn. Vì vậy, ba mẹ cần cho trẻ đi khám nếu kèm theo những hội chứng tím tái môi, đầu ngón tay, ho. Với những trẻ mềm sụn thanh quản thì ba mẹ nên bổ sung tăng cường vitamin D.
Rất nhiều trẻ em bị giãn phế quản khi ở tư thế nằm khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn hơn ở tư thế đứng. Trong trường hợp này ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị tốt nhất.
Tham vấn chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS BSCKI Phạm Thị Thu Hà cho biết, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh lý để đánh giá sự nguy hiểm của tình trạng trẻ ho nhiều về đêm. Nếu như trẻ ho nhiều nhưng không sốt, không dị ứng thì ba mẹ không cần lo lắng, chỉ cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tăng cường sức đề kháng thì ho sẽ chấm dứt.
Cha mẹ cần chú ý khi trẻ bị ho nhiều về đêm nếu là nguyên nhân do các bệnh lý hô hấp
Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt do những bệnh lý hô hấp thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.
Việc trẻ bị ho nhiều, nhất là về đêm nhưng không có biểu hiện sốt do nhiều nguyên nhân gây ra. Chình vì thế, ba mẹ cần bình tĩnh và không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra.
Trẻ ho nhiều về đêm nếu được bố mẹ chăm sóc đúng cách thì chỉ trong vài ngày là sẽ tự khỏi. Một số nguyên tắc bố mẹ cần lưu ý trong quá trình điều trị cho trẻ, bao gồm:
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm trị ho cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào tại nhà. Đồng thời, cần kịp thời đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị triệt để tình trạng ho ở trẻ.để đạt hiệu quả cao.
Khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt khi được ba mẹ chăm sóc khoa học, hợp lý cũng một phần giúp trẻ nhanh chóng hết cơn ho, trở về được trạng thái sức khỏe bình thường nhanh chóng. Ba mẹ cần chú ý:
Về ăn uống
Ba mẹ nên cho trẻ ăn những loại đồ ăn loãng, dễ tiêu, uống nhiều nước trong ngày. Đặc biệt tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại thực phẩm gây kích thích như tôm, cua, hải sản sẽ khiến trẻ bị ho nhiều hơn.
Vệ sinh mũi họng
Nếu trẻ ra dịch mũi nhiều, mẹ có thể tiến hành vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên hoặc hút mũi để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý, mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để vệ sinh tránh việc kích ứng do niêm mạc của bé yếu.
Nên thực hiện vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên, sạch sẽ
Về sinh hoạt
Khi thấy con có những dấu hiệu như ho nhiều, cần hạn chế đưa trẻ ra ngoài, tránh gió, giữ ấm cơ thể cho trẻ. Trong trường hợp bắt buộc thì cần đeo khẩu trang và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và thuốc lá.
Khi ngủ, mẹ nên kê cao gối cho bé, phần vai và đầu đều phải cao hơn phần thân. Như vậy mới có thể ngăn được đờm nhầy chảy xuống cổ họng gây ho. Đặc biệt, cần giữ ấm cho trẻ khi ngủ, tránh để gan bàn chân, bụng, cổ bị hở làm cho trẻ bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn về đêm.
Hiện nay có rất nhiều cách dân gian để chữa trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt vừa dễ thực hiện tại nhà lại an toàn và tiết kiệm cho bậc phụ huynh tham khảo như sau:
Quất với đường phèn
Có thể bạn chưa biết, trong trái quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Trong đó, hoạt chất quan trọng là proanthocyanidins có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng họng.
Ngoài ra, trong quất có chứa nhiều khoáng chất như kali, kẽm, photpho, vitamin C. Các dưỡng chất này giúp tạo hàng rào bảo vệ ngăn chặn vi khuẩn, virus, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc những bệnh ở đường hô hấp.
Kết hợp quất với đường phèn là một trong những bài thuốc dân gian được áp dụng rất nhiều, an toàn, hiệu quả để điều trị triệu chứng ho nhiều về đêm nhưng không sốt ở trẻ.
Cách làm: Cho vài lát quất mỏng cùng ít đường phèn vào chén nhỏ rồi chưng khoảng 30p. Đợi cho hỗn hợp này nguội thì nghiền nát, chắt lấy nước cho trẻ uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 thìa cà phê.
Tham khảo cách dùng quất và đường phèn chữa ho cho bé tại nhà
Lá hẹ và đường phèn
Trong lá hẹ có chứa hoạt chất là allicin có hoạt tính sinh học cao, hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại đối với cơ thể, đặc biệt là tại đường hô hấp. Chính vì vậy, nó thường được ứng dụng trong các bài thuốc trị ho cho trẻ em.
Cách làm: Lá hẹ mang thái nhỏ trộn với đường phèn, mang hấp cách thủy từ 15-20 phút. Đợi hỗn hợp nguội thì chắt nước cho bé uống ngày khoảng 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 1-2 thìa cà phê.
*Lưu ý: các cách trên mang tính chia sẻ thêm, cha mẹ nên tham khảo kỹ và tham vấn y khoa khi thực hiện!
Nếu trẻ ho kéo dài trong nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như:
Cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu thấy trẻ bị tím tái, khó thở
Chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS khuyến cáo, khi trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây thì cần đưa trẻ đi khám sớm để có chẩn đoán chính xác nhất:
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là đang trong thời tiết chuyển mùa. Chính vì vậy, bậc cha mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ hãy liên hệ tới hotline: 1900 3366 hoặc fanpage để nhận được tư vấn từ chuyên gia Nhi khoa hàng đầu!
*Bài viết chia sẻ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị của Bác sĩ chuyên khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
BSCKI Phạm Thị Thu Hà
Theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, học tập và công tác trong lĩnh vực y khoa gần 18 năm, với thái độ ân cần, thân thiện và chuyên môn giỏi,…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.