Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi Mẹ thực hiện ngay theo cách sau đây

Cập nhật 11/05/2023

808

ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

Tham vấn y khoa:ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi gây khó thở và khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc thường xuyên. Đây có thể là những cảnh báo mắc các bệnh về đường hô hấp nhất là trẻ sơ sinh, bởi sức đề kháng còn yếu, cấu tạo đường hô hấp chưa hoàn thiện. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bít đường thở? Cùng chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó chịu và quấy khóc thường xuyên

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó chịu và quấy khóc thường xuyên

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh là những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị nghẹt mũi do cấu tạo đường hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn tấn công.

Trẻ nhỏ bị nghẹt mũi khiến cho khoang mũi bị tắc nghẽn bởi sự cản trở của dịch nhầy làm bít tắc, chít hẹp đường thông khí của trẻ. Nghẹt mũi không gây sụt sịt, chảy nước mũi nhưng lại gây khó thở, thở rít, thở gấp ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, nghỉ ngơi của con.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi cha mẹ cần biết như:

  • Cảm cúm do virus, vi khuẩn gây ra những mảng gỉ mũi khô cứng đi kèm với biếng ăn, lười bú, sốt nhẹ.
  • Trẻ bị kích ứng với những tác nhân như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật nuôi (chó, mèo) hay mùi khói thuốc,…
  • Trẻ có dị vật trong mũi là tình trạng nguy hiểm có thể làm chảy máu mũi và khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.
  • Vệ sinh mũi không đúng cách, thường xuyên khiến cặn bẩn tích tụ trong hốc mũi gây nghẹt mũi.
  • Trẻ bị nghẹt mũi do dịch bào thai chưa được hút đẩy ra sạch khỏi đường hô hấp.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi cha mẹ cần chú ý

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi cha mẹ cần chú ý

Trẻ bị nghẹt mũi cha mẹ phải làm sao?

Để điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả, điều quan trọng là cần biết chính xác nguyên nhân nào khiến bé nhà bị nghẹt mũi từ đó có hướng cũng như liệu trình điều trị một cách thích hợp hiệu quả. Dưới đây là những cách mà cha mẹ có thể tham khảo thực hiện ngay tại nhà:

Nhỏ nước muối

Đây là cách đơn giản và hiệu quả được nhiều bà mẹ áp dụng nhất. Mẹ chỉ cần cho bé nằm ngửa và nhỏ nước muối mỗi lần 2-3 giọt vào từng bên lỗ mũi của trẻ là được. Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ dịch nhầy, vệ sinh mũi và giúp bé dễ thở hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nhỏ nước mũi cho trẻ sơ sinh quá 3 ngày bởi vì việc lạm dụng nước muối có thể làm khô dịch mũi tự nhiên của trẻ. Đặc biệt bố mẹ lưu ý không tự pha nước muối và đặc biệt không dùng nước muối sinh lý đã hết hạn sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nhỏ nước muối hai bên lỗ mũi giúp loại bỏ dịch nhầy và vệ sinh mũi

Nhỏ nước muối hai bên lỗ mũi giúp loại bỏ dịch nhầy và vệ sinh mũi

Hút dịch mũi cho trẻ

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do dịch bào thai còn sót lại trong đường hô hấp thì việc sử dụng bóng hút dịch mũi là cách xử trí phù hợp nhất. Phương pháp này bố mẹ có thể thao tác tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế hỗ trợ. Các bước tiến hành bao gồm:

  • Chú ý khử khuẩn dụng cụ hút mũi và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi sử dụng bóng hút dịch mũi để tránh các vi khuẩn xâm nhập ngược vào mũi bé.
  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ 2-3 giọt vào mũi bé để tạo độ ẩm ướt, giúp hút mũi dễ dàng hơn và tránh gây tổn thương cho niêm mạc mũi của trẻ.
  • Sử dụng bóng hút dịch mũi, hút lần lượt từng bên một.
  • Sau khi hút mũi xong, sử dụng tăm bông để lau khô bên trong mũi và dùng khăn mềm vệ sinh xung quanh bên ngoài mũi của bé.
  • Cuối cùng, vệ sinh bóng hút dịch mũi bằng nước ấm hoặc nước rửa chuyên dụng và để ở nơi khô ráo.
Hút dịch mũi vệ sinh khoang mũi cho trẻ bằng bóng hút dịch

Hút dịch mũi vệ sinh khoang mũi cho trẻ bằng bóng hút dịch

Do niêm mạc mũi của trẻ còn mỏng yếu nên khi dùng bóng hút mũi cần chú ý không đưa quá sâu và hút nhiều lần trong ngày sẽ gây mất cân bằng độ ẩm, môi trường trong đường hô hấp của trẻ. Trước và sau khi hút cần vệ sinh dụng cụ hút dịch và tay sạch sẽ.

Làm sạch mũi cho bé

Hàng ngày cần phải làm sạch mũi của trẻ sơ sinh bằng cách loại bỏ chất nhầy, cặn bẩn bên trong hốc mũi tạo sự thông thoáng cho đường thở. Có thể dùng bông sạch nhúng nước ấm rồi nhẹ nhàng chấm và lau sạch mũi cho bé.

Massage cánh mũi

Đây cũng là một cách khiến các bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi bởi việc massage này giúp tăng cường lưu thông khí, tăng tuần hoàn, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và làm giảm áp lực lên xoang, đẩy dịch nhầy ra ngoài.

Vỗ nhẹ vào lưng để long đờm cho bé thông thoáng đường thở

Massa cánh mũi cho bẻ giúp khí lưu thông và tăng tuần hoàn

Mẹ có thể thực hiện theo các thao tác như sau: Sau khi nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ, mẹ hãy dùng ngón tay cái và chà nhẹ, xoa tròn vào cánh mũi của bé. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, việc này cũng giúp dịch mũi của trẻ đẩy ra tốt hơn.

Tuy nhiên khi massage cho trẻ, các mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Việc massage chỉ mang tính chất hỗ trợ, và có hiệu quả trong những trường hợp bé bị nghẹt mũi nhẹ hoặc không do tác nhân virus và vi khuẩn
  • Chỉ nên thực hiện massage cho các bé từ 6 tuần tuổi trở lên
  • Không nên massage khi trẻ đang buồn ngủ, quấy khóc hay có vết thương hở ở vùng mũi
  • Thao tác đúng và nhẹ nhàng như hướng dẫn, tránh làm đau trẻ, có thể sử dụng dầu thơm xoa vào tay để tránh tình trạng này

Dùng máy xông hơi

Vào mùa hanh khô, không khí trong phòng thiếu độ ẩm và ngột ngạt, có thể dùng máy xông hơi để giữ cho phòng của trẻ có một không gian sạch sẽ, thoáng đãng và độ ẩm cao hơn.

Vỗ nhẹ vào lưng cho bé

Vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ là phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng long đờm và làm thông thoáng đường thở. Để đạt tác dụng hiệu quả nhất mẹ có thể cho trẻ nằm sấp xuống, gối đầu vào đùi mẹ, một tay giữ, một tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ, lưu ý là chỉ nên vỗ nhẹ tránh làm trẻ hoảng sợ và đau.

Vỗ nhẹ vào lưng để long đờm cho bé thông thoáng đường thở

Vỗ nhẹ vào lưng để long đờm cho bé thông thoáng đường thở

Nâng cao gối đầu của trẻ khi ngủ

Nghẹt mũi có ảnh hưởng rất lớn đối với giấc ngủ của trẻ. Nó khiến cho trẻ ngủ không được ngon giấc, ngủ không đủ, khi đó trẻ sẽ rất dễ quấy khóc. Để trẻ có thể ngủ ngon hơn thì nâng cao gối là một mẹo vô cùng đơn giản nhưng cũng rất  hiệu quả trong việc giảm nghẹt mũi ở trẻ. Điều này giúp trẻ dễ thở và ngủ sâu giấc hơn. Nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý khi đặt trẻ vào gối, nên đặt hẳn một phần vai của trẻ lên gối để tránh cho trẻ không bị mỏi cổ khi thức giấc.

Ngoài ra nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, cha mẹ nên tránh những điều sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh:

  • Không dùng miệng để hút mũi cho trẻ sơ sinh để tránh làm tăng thêm khả năng xâm nhập của vi khuẩn vào mũi của trẻ, phát sinh nhiều bệnh lý khác.
  • Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà không tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Không để trẻ bị quá nóng, bí bách do quấn nhiều tã, mặc nhiều quần áo khiến trẻ khó thở
  • Trong trường hợp này, vấn đề vệ sinh của trẻ càng nên được chú trọng vì vậy, không kiêng tắm cho trẻ. Nên tắm nước ấm cho trẻ, nên tắm nhanh và chọn nơi kín gió.

Trên đây là những nội dung cần biết khi có trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho ba mẹ chăm sóc tốt cho sức khỏe của bé. Bạn có thể gọi đến đường dây nóng 1900 3366 hoặc fanpage của MEDIPLUS để nhận được tư vấn chi tiết khi có vấn đề sức khỏe cần được hỗ trợ.

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Nấm miệng ở trẻ nhỏ những điều mẹ cần biết và mẹo chữa dân gian

    Nấm miệng ở trẻ là bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến…

    25 Th5, 2023
    1.5K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị

    Trẻ em có hệ miễn dịch non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc viêm lợi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ…

    28 Th6, 2023
    1.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Trẻ bị dị ứng thời tiết, bố mẹ phải làm sao?

    Trẻ bị dị ứng thời tiết khá phổ biến vì ở lứa tuổi này hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, làn da…

    23 Th6, 2023
    664

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Thuốc chống dị ứng cho trẻ em Lưu ý dùng thế nào cho an toàn

    Theo thống kê tại Việt Nam, có đến 20% dân số mắc các bệnh liên quan đến dị ứng. 80% trường hợp bắt đầu mắc…

    26 Th6, 2023
    2.7K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám