Viêm đường ruột ở trẻ em: Bệnh lý biến chứng nguy hiểm, cha mẹ lưu ý

Cập nhật 11/05/2023

4.8K

ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

Tham vấn y khoa:ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Viêm ruột ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ các biểu hiện cảnh báo và phương pháp điều trị viêm đường ruột để phát hiện và xử lý kịp thời khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh. Bài viết dưới đây của MEDIPLUS sẽ cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến căn bệnh này.

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em

Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh về đường ruột do hệ tiêu hóa ở trẻ còn yếu và dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Biểu hiện nhẹ thì có thể gây rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, tiêu chảy,… nặng hơn có thể gây viêm tắc ruột, viêm ruột thừa, bệnh tả…

Viêm đường ruột là bệnh lý phổ biến ở trẻ em

Viêm đường ruột là bệnh lý phổ biến ở trẻ em

Tham vấn Y khoa, BSCKI Phạm Thị Thu Hà – Bác sĩ Nhi khoa MEDIPLUS cho biết, rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm ruột ở trẻ em, có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Lạm dụng dùng quá nhiều thuốc kháng sinh. Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi gây nên tình trạng đường ruột mất cân bằng sinh thái.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
  • Chưa hoàn thiện đầy đủ hệ thống tiêu hóa; thành ruột còn non, mỏng và yếu virus dễ tấn công dẫn đến đường ruột bị nhiễm khuẩn.
  • An toàn thực phẩm không đảm bảo, vệ sinh kém. Trẻ dễ bị nhiễm bẩn từ quần áo, đồ chơi,…
  • Viêm ruột ở trẻ em do biến chứng từ các bệnh liên quan như viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp,…
  • Trong gia đình có người thân viêm đường ruột nguy cơ mắc bệnh của trẻ sẽ cao hơn so với các trẻ khác.
  • Do nhiễm siêu vi trùng, thường gặp nhất là Rotavirus hoặc có thể do ký sinh trùng (parasites), vi trùng (bacteria).
  • Tiếp xúc nhiều với khói thuốc cũng có thể khiến trẻ mắc viêm đường ruột.

Bác sĩ Phạm Thị Thu Hà cho biết thêm, để nhận biết trẻ bị viêm đường ruột, cha mẹ theo dõi nếu thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây, có thể trẻ đã bị bệnh:

  • Xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, trẻ có thể sốt nhẹ hoặc cao, nôn và buồn nôn.
  • Tiêu chảy ở mức độ vừa hoặc nặng, thường xuyên tiêu lỏng trong ngày khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, người xanh xao.
  • Trẻ chán ăn, sụt cân.
  • Thời gian ủ bệnh thường từ 2-3 ngày hoặc kéo dài đến 10 ngày tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé.
Sốt cao có thể là biểu hiện cảnh báo trẻ mắc viêm ruột

Sốt cao có thể là biểu hiện cảnh báo trẻ mắc viêm ruột

Viêm đường ruột lâu ngày dẫn đến hoạt động của hệ tiêu hóa kém, khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bệnh còn khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng hơn gây nên các biến chứng nguy hiểm về đường ruột. Do đó cha mẹ cần sớm nhận biết và có hướng xử lý.

Các bệnh đường ruột phổ biến ở trẻ nhỏ

Theo các kết quả thống kê, trẻ em thường mắc các bệnh lý về đường ruột dưới đây:

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những bệnh viêm ruột ở trẻ em phổ biến nhất. Nguyên nhân do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn tấn công đường ruột trẻ nhỏ dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp trong thời gian dài.

Trẻ bị tiêu chảy thường có các biểu hiện:

– Đau bụng.

– Chướng bụng, đầy hơi.

– Đi phân lỏng liên tục nhiều hơn 3 lần/ ngày.

– Cơ thể mất nước.

Tuy tiêu chảy là bệnh lý thông thường nhưng nếu để lâu sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước trầm trọng, không được bù điện giải và nước kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ vẫn đang ở giai đoạn bú sữa mẹ thì nên tăng lượng bú. Đồng thời cần chia bữa ăn của trẻ thành nhiều phần nhỏ trong ngày. Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy. Khi các biểu hiện của trẻ nặng hơn cha mẹ nên đưa trẻ đi khám.

Kiết lỵ

Trực khuẩn shigella và ký sinh trùng amip là nguyên nhân chính gây nên kiết lỵ. Một số dấu hiệu điển hình của bệnh:

– Sốt cao.

– Đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhầy.

– Cảm giác muốn đi ngoài liên tục.

– Đau bụng.

Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ khiến trẻ kiệt sức, hôn mê thậm chí tử vong. Trường hợp gan bị ký sinh trùng amip tấn công có thể dẫn đến áp xe gan. Nếu trẻ bị biến chứng kiết lỵ do trực khuẩn shigella có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ.

Tắc ruột

Tắc ruột là hiện tượng trẻ không đi vệ sinh được. Đa phần trường hợp tắc ruột là do phình đại tràng bẩm sinh, xoắn ruột, lồng ruột, thoát vị bẹn. Trẻ bị tắc ruột thường xuyên nôn ói, đôi khi nôn ra nước mật. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nhanh chóng khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh.

Bệnh tả

Tả là bệnh viêm ruột ở trẻ em rất dễ lây lan, độ nguy hiểm cao có thể gây ra tử vong. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

– Đau bụng

– Tiêu chảy, đi ngoài thường xuyên ra nước màu trắng đục ồ ạt

– Liên tục nôn ói

Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn tả. Vi khuẩn này thường có trong thức ăn bẩn, không đảm bảo vệ sinh hoặc bị ôi thiu, thức ăn chưa chín, thức ăn bị ruồi nhặng đậu vào. Trẻ nhỏ ăn phải những thực phẩm này sẽ rất dễ mắc bệnh.

Tả là một dạng viêm đường ruột ở trẻ rất dễ lây lan và có thể gây tử vong

Tả là một dạng viêm đường ruột ở trẻ rất dễ lây lan và có thể gây tử vong

Thương hàn

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thương hàn là vi khuẩn salmonella có nhiều độc tố. Thương hàn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm: thủng ruột, xuất huyết ruột hoặc viêm não. Tỷ lệ tử vong do thương hàn ở trẻ em rất cao.

Các triệu chứng điển hình của thương hàn bao gồm:

– Đau bụng

– Chướng bụng, khó tiêu

– Táo bón hoặc tiêu chảy.

Táo bón

Hầu hết trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng táo bón ít nhất một lần. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón gồm:

– Đi đại tiện ra phân rắn.

– Đi đại tiện ít hơn so với ngày thường.

– Cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không rặn được phân.

– Bụng đau quằn quại khi đi đại tiện.

Trẻ bị táo bón thường do chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu nước và thiếu chất xơ. Bên cạnh đó, bệnh có thể tạo nên thói quen nhịn đại tiện, rối loạn chức năng đại tràng, các bệnh đại tràng.

Trào ngược thực quản

Triệu chứng điển hình của trào ngược thực quản ở trẻ là ợ nóng. Một số trường hợp trẻ không có biểu hiện gì, chỉ phát hiện trào ngược thực quản khi đi khám.

Trào ngược thực quản nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng như: hẹp thực quản, viêm loét thực quản, niêm mạc thực quản bị biến đổi,… nặng nhất là ung thư thực quản.

Phòng bệnh viêm đường ruột ở trẻ nhỏ

Có thể nói nhiễm khuẩn đường ruột là một dạng bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và phòng ngừa cho bé bằng cách thực hiện một số biện pháp dưới đây:

– Tạo thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh  xong cho trẻ để loại bỏ hết vi khuẩn gây bệnh bám trên tay.

– Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cho trẻ . Nước có tác dụng làm loãng thức ăn, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Bổ sung chất xơ cho trẻ qua các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ, cà rốt, rau xanh,… Thường xuyên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu kẽm để tăng cường hệ thống miễn dịch như đậu Hà Lan, sò, lạc, củ cải, khoai lang…

– Cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi

– Không cho trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ gây đầy bụng, chướng bụng

– Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm cay, chua quá nhiều

– Hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc các đồ uống vỉa hè vệ sinh không đảm bảo.

– Dạy trẻ ăn chậm nhai kỹ thức ăn để enzym nước bọt hòa trộn với thức ăn, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ, tránh cho trẻ ăn quá no.

– Hình thành thói quen tập thể dục hằng ngày cho trẻ. Tuyệt đối không vận động mạnh sau khi ăn no.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho bố mẹ các thông tin cần thiết về bệnh viêm ruột ở trẻ em. Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bố mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, không được chủ quan biến chứng ảnh hưởng sức khỏe của bé. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ có thể liên hệ đến  Hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ bác sĩ Nhi khoa MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị

    Trẻ em có hệ miễn dịch non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc viêm lợi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ…

    28 Th6, 2023
    1.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Hướng dẫn cách sử dụng thuốc xịt mũi cho bé

    Ở trẻ sơ sinh, tình trạng nghẹt mũi thường xảy ra với tần suất cao hơn các trẻ nhỏ, việc bố mẹ dùng thuốc xịt…

    28 Th4, 2023
    733

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Trẻ bị dị ứng thời tiết, bố mẹ phải làm sao?

    Trẻ bị dị ứng thời tiết khá phổ biến vì ở lứa tuổi này hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, làn da…

    23 Th6, 2023
    664

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Nấm miệng ở trẻ nhỏ những điều mẹ cần biết và mẹo chữa dân gian

    Nấm miệng ở trẻ là bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến…

    25 Th5, 2023
    1.5K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám