2.4K
Tham vấn y khoa:ThS.BS Phạm Thị Vân Ngọc
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa
MỤC LỤC
Hiện nay, hẹp môn vị là bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ. Môn vị bị hẹp khiến cho thức ăn không xuống được ruột, ứ đọng tại dạ dày, gây khó chịu cho người bệnh. Vậy thực chất đây là bệnh lý gì? Nó có nguy hiểm không? Hãy cùng chuyên gia tiêu hóa của MEDIPLUS giải thích rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Môn vị là một cơ quan nằm ở cuối dạ dày, là nơi tiếp nối giữa dạ dày và tá tràng. Môn vị ở trong cơ thể đóng vai trò như một cái van để giữ cho thức ăn nằm lại trong dạ dày cho đến khi thức ăn sẵn sàng đổ xuống ruột non để tiếp tục thực hiện những giai đoạn tiêu hóa tiếp theo.
Hẹp môn vị sẽ gây cản trở quá trình di chuyển của thức ăn xuống ruột non, làm cho lượng lớn thức ăn bị ứ lại trong dạ dày, kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn. Tình trạng này nếu kéo dài, thức ăn bị tích tụ lại sẽ khiến cho dạ dày bị giãn to, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, chức năng dạ dày.
Hẹp môn vị kéo dài có thể gây nhiều biến chứng và bệnh lý nguy hiểm
Hẹp môn vị được gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những nguyên nhân lành tính cũng như các nguyên nhân ác tính. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa nước – điện giải bị rối loạn, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt do hoạt động lưu thông của dạ dày – ruột bị tắc nghẽn.
Môn vị bị hẹp rất hay gặp ở trẻ nhỏ nên bậc cha mẹ cần theo dõi, quan tâm để phát hiện kịp thời những bất thường của trẻ để điều trị sớm bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hẹp môn vị phổ biến bạn cần biết:
Các ổ loét của dạ dày, tá tràng nếu không được điều trị ngay từ đầu thì các ổ loét sẽ lan rộng ra, lâu ngày sẽ chuyển thành các cục u, làm hẹp lại không gian của môn vị.
Khi viêm loét dạ dày – tá tràng gây hẹp môn vị thì người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn kèm theo thức ăn. Điều trị tốt viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ giúp cho môn vị dần trở nên thông thoáng và nhanh trở lại bình thường.
>>> Bạn cần biết: Biến chứng do viêm loét dạ dày tá tràng
Ung thư hang môn vị chiếm tỷ lệ khoảng 20 – 60% trong số các loại ung thư dạ dày. Các khối u trong dạ dày cùng với những tổn thương xâm lấn do ung thư sẽ khiến cho lòng hang vị, môn vị bị hẹp lại. Theo thời gian khi các khối ung thư tiến triển lớn, lan rộng thì môn vị sẽ càng hẹp lại khiến thức ăn ứ đọng càng nhiều trong dạ dày.
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân khách quan gây hẹp môn vị. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị hẹp môn vị thì trẻ đẻ ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này sẽ cao hơn so với những trẻ khác.
Hẹp môn vị cũng có thể xảy ra ở người bị sa tụt niêm mạc dạ dày, teo cơ hang vị, sẹo dạ dày do bị bỏng axit hoặc kiềm, hẹp phì đại môn vị,…
Có thể nhận biết các giai đoạn của bệnh với nhiều biểu hiện qua các giai đoạn
Giai đoạn đầu
Giai đoạn tiến triển
Giai đoạn cuối
Hẹp môn vị nếu phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài lâu, tiến triển nặng thì sẽ rất nguy hiểm, gây đau đớn mệt mỏi, xanh xao, sụt cân nhanh, khiến cho sức khỏe trở nên sa sút.
Ngoài ra do thức ăn bị ứ đọng sẽ khiến cho dạ dày bị giãn rộng, gây suy yếu, lâu ngày làm tổn thương dạ dày, viêm loét, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Biến chứng nguy hiểm do hẹp môn vị không phát hiện và điều trị sớm từ giai đoạn đầu
Điều trị hẹp môn vị bằng cách nào?
Với mỗi mức độ của bệnh cũng như tùy tình trạng của người bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng những phương pháp phù hợp, thường gặp như:
Điều trị nội khoa: Chủ yếu là thông qua bù nước – điện giải để cải thiện và nâng cao thể chất của người bệnh. Ngoài ra, có thể chỉ định sử dụng thuốc để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.
Phẫu thuật: Với hẹp môn vị do loét dạ dày – tá tràng mạn tính, nếu bệnh nhân đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật thì sẽ thực hiện cắt đoạn 2/3 dạ dày. Còn với những người có thể trạng yếu, mắc các bệnh mạn tính thì chỉ tiến hành nối vị tràng.
Với hẹp môn vị do ung thư dạ dày: Người bệnh có đủ sức khỏe phẫu thuật sẽ phải cắt bỏ dạ dày hoặc một phần dạ dày tùy theo vị trí khối u còn không thì chỉ tiến hành nối vị tràng tạm thời.
Khi bị hẹp môn vị, người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín với các trang thiết bị hiện đại để được đội ngũ chuyên gia đầu ngành tiến hành thăm khám và điều trị sớm kịp thời, tránh để lâu có thể biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
ThS.BS Phạm Thị Vân Ngọc
Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Hà Nội, ThS.BS Phạm Thị Vân Ngọc tiếp tục tham gia đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực Nội soi…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.