18.0K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa
MỤC LỤC
Nội soi là phương pháp thường dùng để kiểm tra ống thực quản nhằm phát hiện những tổn thương, dấu hiệu bất thường,… từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Bài viết sẽ cung cấp 10+ hình ảnh nội soi thực quản giúp người bệnh hình dung được tình trạng thực quản khi bị bệnh và lợi ích tuyệt vời của nội soi.
Đường tiêu hóa trên bắt đầu từ khoang miệng tới D2 tá tràng, trong khi thực quản bắt đầu từ cơ thắt thực quản ngay ngã ba hầu họng tới chỗ nối dạ dày thực quản (đường Z ).
Hình ảnh ngã ba hầu họng khi nội soi thực quản dạ dày, điểm bắt đầu của thực quản ngay sau cơ thắt thực quản tại ngã ba hầu họng (Hình ảnh thực hiện tại Mediplus)
Hình ảnh thực quản (đoạn giữa) bình thường dưới nội soi ánh sáng trắng là ống cơ ảo, hình trụ khi được bơm hơi với niêm mạc hồng nhẵn, thấy rõ các mạch máu.
Hình ảnh thực quản (đoạn giữa) bình thường dưới nội soi ánh sáng trắng là ống cơ ảo, hình trụ khi được bơm hơi với niêm mạc hồng nhẵn, thấy rõ các mạch máu (Hình 3)
Hình ảnh đoạn cuối thực quản nối với tâm vị dạ dày qua lỗ tâm vị (đường Z) bình thường dưới nội soi ánh sáng trắng
Hình ảnh thực quản đoạn nối với tâm vị bình thường dưới nội soi ánh sáng màu BLI
Hình ảnh thực quản đoạn nối với tâm vị bình thường dưới nội soi ánh sáng LCI
Viêm thực quản nhiễm khuẩn thường do nguyên nhân chính là vi khuẩn lao, nấm Candida, Cytomegalovirus, virus Herpetic…
Viêm thực quản do nấm candida (Candida esophagitis ):
Nấm thực quản hay còn gọi là bệnh nấm Candida thực quản là tình trạng niêm mạc thực quản bị viêm do nấm Candida gây ra. Dấu hiệu thường thấy trên hình ảnh nội soi thực quản là những mảng nhầy màu trắng hoặc vàng bám trên niêm mạc.
Hình ảnh nội soi nấm thực quản theo phân độ của Kodsi.
A: Độ I, một vài mảng trắng kích thước ≤ 2mm không bị phù nề hoặc loét.
B: Độ II, nhiều mảng trắng nổi lên có kích thước lớn hơn 2mm không loét.
C: độ III, mảng trắng dạng nốt lớn,hội tụ thành các đường thẳng.
D: Độ IV, giống độ III có màng nhầy và đôi khi hẹp lòng thực quản.
E: Xuất hiện ” thảm trắng ”, mảng bám dày màu trắng phủ toàn bộ niêm mạc thực quản làm hẹp lòng thực quản.
F: Bệnh nấm miệng,nội soi có thể phát hiện được bệnh nấm Candida ở thanh quản.
Hình ảnh nội soi nấm thực quản độ II
Viêm thực quản do Cytomegalovirus (CMV esophgitis):
Viêm loét thực quản do CMV với nhiều ổ viêm trợt loét rời rạc
Viêm loét thực quản do CMV với nhiều ổ viêm trợt loét rời rạc (Hình 2)
(a) Trợt viêm với các mảng giả mạc dễ bong tróc.
(b) Nội soi phóng đại thấy mạng lưới các mao mạch nhỏ trên phần loét niêm mạc.
(c) Sử dụng nội soi phóng đại nhuộm màu, tổn thương loét hiện rõ là khu vực màu nâu ranh giới rõ ràng với các vi mạch dạng lưới không đều.
Viêm thực quản do herpes ( Herpetic esophagitis):
Tổn thương thực quản do herpes trên nội soi thường có đặc điểm có nhiều ổ loét nông, bề mặt có xuất tiết. Khoang miệng và thành họng có thể cũng có tổn thương.
Hình ảnh nội soi thực quản bị tổn thương do herpes (Hình 1)
Hình ảnh nội soi thực quản bị tổn thương do herpes (Hình 2)
Hình ảnh nội soi thực quản bị tổn thương do herpes (Hình 3)
Viêm thực quản do lao ( Tuberculous esophgitis ):
Hình ảnh tổn thương thực quản do lao thường có thể ở các dạng loét, quá sản, hạt, trong đó dạng loét thường gặp nhất.
Hình ảnh nội soi viêm thực quản do lao (Hình 1)
Hình ảnh nội soi viêm thực quản do lao (Hình 2)
Hình ảnh nội soi viêm thực quản do lao (Hình 3)
Tình trạng viêm loét thực quản không nhiễm khuẩn thường do những những nguyên nhân chính như sau:
Nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc (Pill-induced esophagitis)
Hình ảnh nội soi thực quản có thể thấy các ổ loét đơn độc hoặc đa ổ hình tròn hoặc bầu dục. Bờ ổ loét có thể không đều nhưng ranh giới rõ.
Hình ảnh nội soi thực quản có thể thấy các ổ loét (Hình 1)
Hình ảnh nội soi thực quản có thể thấy các ổ loét (Hình 2)
Hình ảnh nội soi thực quản có thể thấy các ổ loét (Hình 3)
Nguyên nhân do tăng bạch cầu ái toan hay bạch cầu ưa acid (Eosinophilic esophagitis)
Hình ảnh điển hình là niêm mạc có các nếp sọc dài, vòng tròn, nhiều nốt màu hơi trắng hoặc trắng, niêm mạc mủn, xuất tiết trắng, hẹp lòng thực quản.
Viêm thực quản do tăng bạch cầu ái toan với các nếp nhăn chạy dọc thực quản.
Hình ảnh nội soi viêm loét thực quản niêm mạc mủn
Viêm thực quản do chất ăn mòn (Corrosive esophagitis)
Hình ảnh tổn thương thực quản do chất ăn mòn như acid hoặc kiềm trong giai đoạn cấp thường gặp phù nề, xung huyết, chảy máu, phỏng nước, trợt, loét. Thủng thực quản thường xuất hiện trong 2 – 3 ngày hoặc 2 tuần sau uống hóa chất.
Hình ảnh nội soi viêm thực quản do chất ăn mòn (Hình 1)
Hình ảnh nội soi viêm thực quản do chất ăn mòn (Hình 2)
Viêm thực quản do tia xạ (Radiation- induced esophagitis)
Hình ảnh tổn thương thực quản do phụ thuộc mức độ và thời gian chiếu xạ. Giai đoạn cấp sẽ xung huyết, phù nề, loét, hoại tử, xuất tiết và giả mạc. Trong giai đoạn bán cấp hoặc mạn có tạo sẹo, chít hẹp, dò, giãn mạch.
Hình ảnh nội soi viêm thực quản do tia xạ (Hình 1)
Hình ảnh u dưới niêm mạc thực quản là khối lồi vào trong lòng thực quản, bề mặt niêm mạc bình thường, nhẵn, mềm mại.
U dưới niêm mạc thực quản có khối lồi trong lòng thực quản (Hình 1)
U dưới niêm mạc thực quản có khối lồi trong lòng thực quản (Hình 2)
U dưới niêm mạc thực quản có khối lồi trong lòng thực quản (Hình 3)
Trên nội soi các vết trợt niêm mạc ở đường Z có thể gặp ở khoảng 40%-50% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Do tính dễ sử dụng và sự thay đổi giữa các cá nhân rất nhỏ trong việc đánh giá, nên thường sử dụng phân loại Los Angeles (LA) để đánh giá mức độ viêm thực quản do trào ngược.
LA độ A: một hoặc một số vết trợt, loét giới hạn ở (các) nếp gấp niêm mạc và không lớn hơn 5 mm.
Hình ảnh nội soi viêm thực quản trào ngược (Hình 1)
Hình ảnh nội soi viêm thực quản trào ngược (Hình 2)
Hình ảnh nội soi viêm thực quản trào ngược (Hình 3)
LA độ B: một hoặc một số vết trợt, loét giới hạn ở (các) nếp gấp niêm mạc và lớn hơn 5 mm.
Hình ảnh nội sọi viêm thực quản trào ngượcn LA độ B (Hình 1)
LA độ C: các vết trợt, loét kéo dài trên các nếp gấp của niêm mạc, lớn hơn 5mm nhưng chiếm trên ba phần tư chu vi.
Hình ảnh nội soi viêm thực quản trào ngượcn LA độ C (Hình 1)
Hình ảnh nội soi viêm thực quản trào ngượcn LA độ C (Hình 2)
LA độ D: các vết trợt, loét kéo dài hợp lưu kéo dài, chiếm hơn 3/4 chu vi.
Hình ảnh nội sọi viêm thực quản trào ngượcn LA độ D (Hình 1)
Hình ảnh nội sọi viêm thực quản trào ngượcn LA độ D (Hình 2)
Hình ảnh nội sọi viêm thực quản trào ngượcn LA độ D (Hình 3)
Hình ảnh nội sọi viêm thực quản trào ngượcn LA độ D (Hình 4)
Hình ảnh nội sọi viêm thực quản trào ngượcn LA độ D (Hình 5)
Vòng Schatzki có cấu trúc là niêm mạc thực quản, dạng vòng ở vị trí nối giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy. Nguyên nhân gây ra vòng Schatzki được biết tới là do phản ứng viêm trào ngược thực quản. Hầu hết vòng Schatzki không gây triệu chứng, tuy nhiên một số trường hợp có thể gây khó nuốt nếu vòng có đường kính nhỏ hơn 13mm.
Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng tĩnh mạch tăng lưu lượng máu qua hệ thống tuần hoàn bàng hệ do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, nguyên nhân do xơ gan. Kích thước của giãn tĩnh mạch liên quan tới áp lực tĩnh mạch thực quản. Áp lực càng cao thì nguy cơ xuất huyết sẽ có nguy cơ dễ xảy ra. Có nhiều hệ thống khác nhau để phân loại giãn tĩnh mạch thực quản. Dưới đây là hình ảnh theo phân loại Paquet.
Giãn tĩnh mạch thực quản độ I: các búi giãn nổi gồ trên niêm mạc và xẹp khi thực quản bơm căng hơi.
Giãn tĩnh mạch thực quản độ II: các búi giãn nổi gồ trên niêm mạc lên đến một phần ba đường kính thực quản và không xẹp khi thực quản bơm căng hơi. (Hình 1)
Giãn tĩnh mạch thực quản độ II: các búi giãn nổi gồ trên niêm mạc lên đến một phần ba đường kính thực quản và không xẹp khi thực quản bơm căng hơi (Hình 2)
Giãn tĩnh mạch thực quản độ II: các búi giãn nổi gồ trên niêm mạc lên đến một phần ba đường kính thực quản và không xẹp khi thực quản bơm căng hơi (Hình 3)
Giãn tĩnh mạch thực quản độ II: các búi giãn nổi gồ trên niêm mạc lên đến một phần ba đường kính thực quản và không xẹp khi thực quản bơm căng hơi (Hình 4)
Giãn tĩnh mạch thực quản độ III: các búi giãn nổi gồ trên niêm mạc chiếm hơn 50% đường kính thực quản (Hình 1)
Giãn tĩnh mạch thực quản độ III: các búi giãn nổi gồ trên niêm mạc chiếm hơn 50% đường kính thực quản (Hình 2)
Giãn tĩnh mạch thực quản độ III: các búi giãn nổi gồ trên niêm mạc chiếm hơn 50% đường kính thực quản. (Hình 3)
Giãn tĩnh mạch thực quản độ III: các búi giãn nổi gồ trên niêm mạc chiếm hơn 50% đường kính thực quản (Hình 4)
Hình ảnh thực quản bị giãn tĩnh mạch mức độ nặng với các dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ chảy máu
Thoát vị làm một phần dạ dày qua thực quản vào trung thất. Bệnh thường được phát hiện tình cờ trong quá trình nội soi dạ dày. Năm 1996 Hill và cộng sự đã phân loại thoát vị hoành trượt trên nội soi thành 4 loại.
Năm 1996 Hill và cộng sự đã phân loại thoát vị hoành trượt trên nội soi thành 4 loại.
Hill I: Van nắp dạ dày thực quản dạng vách, luôn đóng chặt quanh ống nội soi
Hill II: Hở van dạ dày thực quản ít, với sự đóng không hoàn toàn phụ thuộc vào hô hấp của tim quanh ống nội soi.
Hill III: Van dạ dày thực quản hầu như không xuất hiện nữa, không đóng kín quanh ống nội soi.
Hill IV: Van dạ dày thực quản không còn, hở đoạn nối thực quản vĩnh viễn.
Một số ảnh thực tế lâm sàng:
Hình ảnh nội soi thực quản lâm sàng thực tế (Hình 1)
Hình ảnh nội soi thực quản lâm sàng thực tế (Hình 2)
Hình ảnh nội soi thực quản lâm sàng thực tế (Hình 3)
Hình ảnh nội soi thực quản lâm sàng thực tế (Hình 4)
Nội soi công nghệ cao được khuyến nghị trong tầm soát ung thư sớm vì có khả năng phát hiện các tế bào ung thư từ khi đang ung thư tại chỗ và chưa xâm lấn. Ở giai đoạn đầu, bề mặt niêm mạc bị thay đổi màu sắc, không còn nhẵn bóng, mờ nhạt. Càng về sau, các khối u bắt đầu tăng kích thước, loét sùi và xâm lấn sang khu vực xung quanh. Đồng thời lòng thực quản bị hẹp lại.
Hình ảnh ung thư thực quản type I: gồ cao ( phần thông tin cá nhân của bệnh nhân được che để đảm bảo tính riêng tư )
Hình ảnh ung thư thực quản type IIb: phẳng hoàn toàn ( phần thông tin cá nhân của bệnh nhân được che để đảm bảo tính riêng tư )
Thức ăn và nhiều vật lạ bị nuốt có thể ứ lại trong thực quản. Dị vật thực quản gây khó nuốt và đôi khi gây thủng Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, tuy nhiên có thể cần chẩn đoán hình ảnh và nội soi Một số vật tự thoát qua, nhưng phần lớn cần nội soi lấy dị vật.
Thức ăn là dị vật thường bị mắc kẹt trong thực quản
Hình ảnh nội soi mảnh xương vịt trong thực quản bệnh nhân
Barrett thực quản là hậu quả của tình trạng viêm thực quản trào ngược mãn tính gây biến đổi dần dần niêm mạc biểu mô vảy không sừng hóa của thực quản thành biểu mô trụ dưới dạng dị sản ruột.
Hình ảnh Barrett thực quản là đường ranh giới biểu mô trụ – vảy lên cao so với chỗ nối thực quản dạ dày (đường Z).
Hình ảnh barrett thực quản dưới ánh sáng trắng và BLI (Hình 1)
Hình ảnh barrett thực quản dưới ánh sáng trắng và BLI (Hình 2)
Hình ảnh barrett và vòng Schatzki thực quản dưới ánh sáng màu LCI
U nhú biểu mô vảy thực quản thường đơn độc, không có cuống, phát triển từ lớp biểu mô vảy, thường không có nguy cơ ác tính.
Hình ảnh nội soi thực quản lâm sàng thực tế (Hình 5)
Trên đây là những hình ảnh nội soi thực quản mà MEDIPLUS tổng hợp được, hy vọng đã giúp người bệnh phần nào hình dung được đặc điểm của thực quản bị tổn thương như thế nào.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về nội soi thực quản, hãy liên hệ tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐĂNG KÝ NỘI SOI
Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.