Nội soi dạ dày làm CLOtest: 6 điều cần biết

Cập nhật 24/06/2023

3.3K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Hiện nay, nội soi dạ dày làm CLOtest (Campylobacter-Like Organism) là phương pháp xét nghiệm sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày có độ chính xác cao. Vậy nội soi dạ dày làm CLOtest chẩn đoán HP như thế nào? Chuyên gia của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

1. Nội soi dạ dày làm CLOtest là gì?

Nội soi dạ dày làm CLOtest phát hiện vi khuẩn HP là kỹ thuật lấy một mẫu bệnh phẩm tại vị trí tổn thương trong dạ dày khi nội soi. Sau đó đưa đi xét nghiệm CLOtest bằng cách đặt mẫu mô sinh thiết vào môi trường thử nghiệm chứa urê và phenol đỏ. Nếu mẫu mô có vi khuẩn sẽ tiết ra men urease thủy phân urê để giải phóng CO2 và NH3.

Sự giải phóng NH3 làm tăng độ pH của môi trường thử nghiệm và thay đổi màu sắc của chỉ thị pH từ màu vàng sang màu hồng hoặc đỏ. Sự thay đổi màu sắc cho thấy các mẫu sinh thiết dương tính với H. pylori.

Nội soi dạ dày làm CLO-test có khả năng phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày

Nội soi dạ dày làm CLO-test có khả năng phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày

>> Xem thêm: Nội soi dạ dày phát hiện những bệnh gì?

2. Ưu nhược điểm nội soi dạ dày làm CLOtest là gì?

Nội soi dạ dày làm CLOtest chẩn đoán nhiễm khuẩn HP được các chuyên gia đánh giá là có độ chính xác cao với những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm nội soi dạ dày làm CLOtest

  • Đánh giá đồng thời tổn thương và phát hiện vi khuẩn HP: Xét nghiệm vi khuẩn HPp bằng CLOtest được bác sĩ tiến hành trong quá trình nội soi dạ dày. Trong khi nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu bệnh phẩm từ vị trí niêm mạc dạ dày bị tổn thương và đi xét nghiệm chẩn đoán Hp.
  • Thời gian thực hiện và cho kết quả nhanh: Toàn bộ quá trình lấy mẫu bệnh phẩm, làm test và có kết quả diễn ra khoảng 10 – 15 phút.
  • Tiết kiệm chi phí: Thông thường các bệnh viện, phòng khám thực hiện đồng thời nội soi dạ dày và xét nghiệm HP và gộp thành một gói để tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Xét nghiệm CLOtest được thực hiện đồng thời cùng nội soi dạ dày giúp tiết kiệm thời gian và chi phí

Xét nghiệm CLOtest được thực hiện đồng thời cùng nội soi dạ dày giúp tiết kiệm thời gian và chi phí

Nhược điểm nội soi dạ dày làm CLOtest

  • Giới hạn đối tượng nội soi: Các nhóm đối tượng không được chỉ định phương pháp này là: người bị suy tim, người bị suy hô hấp, người bị rối loạn đông máu,…
  • Có thể xảy ra trường hợp dương tính giả: Một số vi khuẩn trong dạ dày như Enterobacter và Pseudomonas cũng sản sinh ra men urease như HP gây ra tình trạng dương tính giả.
  • Trường hợp âm tính giả: Các trường hợp xuất huyết tiêu hóa, teo niêm mạc dạ dày có thể gây âm tính giả. Bởi vì, vi khuẩn Hp thường xuất hiện thành từng đám, nếu bác sĩ lấy vào phần mô không có  vi khuẩn cư trú có thể cho  ra kết quả âm tính giả.
  • Tác dụng phụ khi nội soi dạ dày: Người bệnh có thể cảm thấy đau họng, chướng bụng, đau mũi khi nội soi thường. Nếu lựa chọn nội soi gây mê thì sẽ không có cảm giác gì, không khó chịu, không đau.

3. Chỉ định và chống chỉ định nội soi dạ dày làm CLOtest

Nội soi dạ dày làm CLOtest thường được bác sĩ chỉ định và chống chỉ định thực hiện trong những trường hợp sau:

Chỉ định nội soi dạ dày làm CLOtest

  • Trường hợp nội soi dạ dày phát hiện tổn thương niêm mạc dạ dày như: viêm hoặc loét dạ dày, phát hiện HP sàng lọc.
  • Người có người thân bị ung thư dạ dày.
CLOtest thường được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp nghi ngờ bị loét dạ dày

CLOtest thường được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp nghi ngờ bị loét dạ dày

Chống chỉ định nội soi dạ dày làm CLOtest 

  • Các trường hợp chống chỉ định nội soi dạ dày: người bị suy hô hấp, suy tim, trẻ nhỏ, người già.
  • Người bệnh bị rối loạn đông máu, khó cầm máu: có tỷ lệ tiểu cầu < 50g/l và tỷ lệ Prothrombin < 50%.
  • Người bệnh không đồng ý nội soi và làm xét nghiệm CLOtest.

4. Cần chuẩn bị gì khi nội soi dạ dày làm CLOtest

Trước khi nội soi dạ dày làm CLOtest, người bệnh cần lưu ý chuẩn bị những điều sau theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi.
  • Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn ngừng các loại thuốc đang dùng hoặc hướng dẫn khác của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Người bệnh được bác sĩ tư vấn phương pháp nội soi, giải thích kỹ lợi ích và tai biến của thủ thuật.
  • Bác sĩ chỉ thực hiện nội soi dạ dày làm CLOtest khi người bệnh đồng ý.
Người bệnh nhịn ăn và tuân theo hướng dẫn khác của bác sĩ trước khi nội soi

Người bệnh nhịn ăn và tuân theo hướng dẫn khác của bác sĩ trước khi nội soi

5. Các bước thực hiện nội soi dạ dày làm CLOtest là gì?

Nội soi dạ dày làm CLOtest gồm 3 bước như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe người bệnh 
    • Người bệnh được bác sĩ thăm khám tình trạng sức khỏe tổng thể qua các chỉ số sinh tồn mạch, nhiệt độ, huyết áp. Bác sĩ sẽ khám loại trừ các bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp và ra chỉ định nội soi CLOtest chẩn đoán Hp.
  • Bước 2: Tiến hành nội soi 
    • Sau khi nội soi quan sát tình trạng niêm mạc dạ dày, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì bác sĩ sử dụng kìm sinh thiết lấy 1 hoặc 2 mảnh nhỏ niêm mạc bệnh phẩm ở vùng hang môn vị dạ dày hoặc thân vị dạ dày.
    • Cho bệnh phẩm vào 1 ống nghiệm nhỏ chứa dung dịch test.
    • Ngâm mảnh sinh thiết ngập trong hỗn hợp dung dịch trên. Sau đó chờ khoảng 5 – 10 phút đọc kết quả.
  • Bước 3: Đọc kết quả nội soi dạ dày làm CLOtest  
    • Dương tính: Nếu dung dịch đổi sang màu hồng cánh sen thì kết quả xét nghiệm Hp là dương tính.
    • Âm tính: Màu vàng trên thanh chỉ thị ban đầu không thay đổi thì kết quả là âm tính.
Dung dịch thuốc thử chuyển sang màu hồng là dương tính, giữ nguyên màu vàng là âm tính

Dung dịch thuốc thử chuyển sang màu hồng là dương tính, giữ nguyên màu vàng là âm tính

6. Biến chứng có thể xảy ra khi nội soi dạ dày làm CLOtest

Khi thực hiện nội soi dạ dày làm CLOtest có thể xảy ra biến chứng sau:

  • Chảy máu nhiều tại vị trí sinh thiết: Khi xảy ra biến chứng này, bác sĩ cần nhanh chóng tiến hành bơm rửa bằng nước lạnh giúp co mạch để cầm máu hoặc tiêm cầm máu.
  • Biến chứng khi nội soi dạ dày: Một số biến chứng có thể xảy ra như: đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, đau rát họng…

Lưu ý:  Sau khi nội soi làm CLOtest người bệnh cần được theo dõi tình trạng sức khỏe.

>> Xem thêm: Khi nào cần nội soi dạ dày? 7 trường hợp nhất định phải đi nội soi

Người bệnh nên tới địa chỉ nội soi uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để có kết quả nội soi chính xác cao

Người bệnh nên tới địa chỉ nội soi uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để có kết quả nội soi chính xác cao

Phát hiện vi khuẩn Hp và điều trị sớm là phương pháp tối ưu phòng ngừa viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Để phát hiện sự xuất hiện của Hp thì nội soi dạ dày làm CLOtest hiện đang là phương pháp được đánh giá cao nhất về độ chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội soi dạ dày hoặc các xét nghiệm trong quá trình nội soi, vui lòng liên hệ ngay tới hotline 1900 3366 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám