2.4K
Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa
MỤC LỤC
Thủ thuật nội soi đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ với nhiều người khi có các triệu chứng khó chịu tại đường tiêu hóa. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ nội soi dạ dày phát hiện những bệnh gì? Cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây nhé.
Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm theo đường miệng hoặc mũi xuống dạ dày để quan sát toàn bộ phần niêm mạc bên trong. Đây là thủ thuật an toàn giúp phát hiện cũng như chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan tới dạ dày, đồng thời có thể can thiệp điều trị kịp thời trong các trường hợp cần thiết.
Nội soi dạ dày biết được những gì? 8 bệnh lý cơ bản có thể được phát hiện thông qua nội soi bao gồm:
Viêm dạ dày là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến hiện nay với các triệu chứng như đau vùng thượng vị, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng,… Tình trạng viêm có thể xảy ra đột ngột, dữ dội (viêm cấp tính) hoặc kéo dài dai dẳng, âm ỉ (viêm dạ dày mạn tính).
Nội soi dạ dày phát hiện những bệnh gì? Dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi dạ dày. Bệnh nhân có thể lựa chọn thủ thuật nội soi theo đường miệng, đường mũi hoặc nội soi dạ dày không đau. Với bệnh lý này, khi thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ quan sát thấy các vị trí niêm mạc dạ dày bị phù nề, xung huyết đỏ.
Sau khi chẩn đoán xác định bị viêm dạ dày, bệnh nhân sẽ phải sử dụng một số loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ như: thuốc ức chế bơm proton, thuốc trung hòa axit, thuốc bảo vệ niêm mạc,…
Nội soi dạ dày có thể phát hiện bệnh viêm dạ dày
Loét dạ dày là tình trạng tổn thương qua lớp niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, loét ung thư hóa dạ dày,…
Nội soi dạ dày phát hiện những bệnh gì? Khi thực hiện nội soi kiểm tra, bác sĩ có thể quan sát thấy hình ảnh các vết trợt loét trên niêm mạc hoặc các ổ loét lớn đã ăn sâu xuống hết niêm mạc đến lớp cơ gây chảy máu hoặc loét tạo thành các sẹo,…
Khi được chẩn đoán loét dạ dày, bệnh nhân cần được điều trị nội khoa. Sau một thời gian điều trị nên nội soi lại để kiểm tra. Trường hợp loét kéo dài, khuyến khích bệnh nhân thực hiện nội soi dạ dày sinh thiết để đánh giá nguy cơ ung thư.
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây viêm loét dạ dày và có thể biến chứng nặng thành ung thư dạ dày. Chúng xâm nhập, sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc, tiết ra độc tố tạo điều kiện cho acid dễ dàng tấn công niêm mạc dạ dày.
Hiện nay, phương pháp Campylobacter – Like Organism (Clo – test) là một trong xét nghiệm cho kết quả khá chính xác về tình trạng nhiễm Hp trong dạ dày. Để lấy được mẫu làm thử nghiệm Clo – test, bệnh nhân cần phải thực hiện nội soi dạ dày. Đây là kỹ thuật kết hợp nội soi và lấy mẫu mô kiểm tra.
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày
Mẫu niêm mạc dạ dày sau khi lấy sẽ được cho vào dung dịch test. Kết quả là dương tính khi sau thời gian quy định, dung dịch test có sự thay đổi màu thành hồng hoặc đỏ. Bệnh nhân có thể sẽ cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn nếu có kết luận viêm loét dạ dày do Hp.
Polyp dạ dày là những khối tăng trưởng bất thường tại niêm mạc dạ dày. Polyp dạ dày có thể vô hại và không gây ra triệu chứng gì, nhưng cũng có thể là những tổn thương ung thư tiềm ẩn tùy thuộc vào tính chất bề mặt, kích thước của nó.
Nội soi dạ dày phát hiện những bệnh gì? Polyp thường chỉ được phát hiện bằng phương pháp nội soi. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp thực hiện cắt polyp ngay trong khi nội soi để ngăn chặn tiến triển thành ung thư. Việc cắt polyp thường đòi hỏi bệnh nhân phải được nội soi dạ dày qua đường miệng.
Viêm thực quản do trào ngược dạ dày là hiện tượng trào ngược từng lúc hay liên tục dịch axit dạ dày lên thực quản gây viêm thực quản. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, hôi miệng, đau ngực, khó thở,… Trào ngược dạ dày có thể gây ra các biến chứng nặng hơn như loét, hẹp thực quản hay barrett thực quản,… Nội soi dạ dày có thể phát hiện và chẩn đoán bệnh lý này.
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Thời điểm thực hiện nội soi có thể phát hiện thấy viêm thực quản hoặc các tổn thương khác ở thực quản do axit dạ dày gây ra. Đồng thời trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu sinh thiết để kiểm tra các biến chứng như barrett thực quản.
Sau khi nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp như thay đổi lối sống, điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Xuất huyết dạ dày là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn tới chảy máu. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời thì có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Nội soi dạ dày phát hiện những bệnh gì? Nội soi dạ dày giúp phát hiện vị trí niêm mạc tổn thương, đánh giá tình trạng và mức độ xuất huyết theo phân loại Forrest. Với các trường hợp đang chảy máu (Forrest 1a và 1b) hoặc thấy điểm mạch (Forrest 2a), điều trị nội soi dạ dày can thiệp cầm máu được áp dụng.
Bệnh nhân được nội soi dạ dày qua đường miệng để xác định vị trí chảy máu. Sau đó, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các phương pháp như tiêm, đông nhiệt và kẹp clip để cầm máu bằng các dụng cụ chuyên dụng qua ống nội soi.
Bệnh xuất huyết dạ dày có tiến triển rất nhanh
Nếu cầm máu tốt thì không cần nội soi kiểm tra lại sau khi điều trị cầm máu. Nội soi dạ dày kiểm tra lại được khuyến nghị với các trường hợp không chắc chắn hoặc bệnh nhân có nguy cơ tái xuất huyết cao.
Ung thư dạ dày là bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Các tế bào tăng sinh một cách bất thường không kiểm soát tạo thành các khối u bên trong dạ dày. Ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong tương đối cao. Bệnh thường được phát hiện bằng cách nội soi dạ dày có sinh thiết.
Khi phát hiện các bất thường có nghi ngờ ác tính, bác sĩ sẽ tiến hành lấy những mảnh nhỏ của mô tế bào tại vị trí đã được xác định bằng dụng cụ chuyên dụng. Mẫu bệnh phẩm sau đó được đưa tới phòng thí nghiệm để kiểm tra, xác định xem bệnh nhân có bị ung thư dạ dày hay không.
Các dị vật lạ trong dạ dày như giun, đồng xu, tăm, xương động vật… có thể quan sát thấy trực tiếp thông qua nội soi. Phụ thuộc vào vị trí, bản chất, kích thước dị vật và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ xem xét có nên thực hiện nội soi dạ dày lấy dị vật ra ngoài hay không. Theo thống kê, khoảng 80 đến 90% các dị vật dạ dày sẽ tự thoát ra khỏi đường tiêu hóa, 10 đến 20% cần can thiệp bằng nội soi, không phải phẫu thuật, và ≤ 1% cần phải phẫu thuật.
Nội soi dạ dày gắp dị vật
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc nội soi dạ dày phát hiện những bệnh gì?
Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số hotline 1900 3366.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Xem thêm: ⇒ 4 Tác dụng của nội soi dạ dày không thể bỏ qua ⇒ 4 Tác dụng phụ của nội soi dạ dày thường gặp ⇒ Nội soi dạ dày có biết được hở van dạ dày không? ⇒ Khi nào cần nội soi dạ dày? 7 trường hợp nhất định phải đi nội soi
Xem thêm:
⇒ 4 Tác dụng của nội soi dạ dày không thể bỏ qua
⇒ 4 Tác dụng phụ của nội soi dạ dày thường gặp
⇒ Nội soi dạ dày có biết được hở van dạ dày không?
⇒ Khi nào cần nội soi dạ dày? 7 trường hợp nhất định phải đi nội soi
ĐĂNG KÝ NỘI SOI
Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS
Δ
ThS. BS Lê Văn Vinh
“Một trí tuệ minh mẫn chỉ có trong một cơ thể khỏe mạnh”. Đánh giá cao tầm quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh, Thạc sĩ, bác sĩ Lê…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.