[Hỏi – Đáp] Nội soi đại tràng xong bị đau bụng – Phải làm sao?

Cập nhật 24/06/2023

4.0K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Anh Đ (32 tuổi – Cao Bằng) có gửi tới Tổ hợp y tế MEDIPLUS câu hỏi như sau:

Chào bác sĩ, ngày hôm trước, tôi đã thực hiện nội soi đại tràng để kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi nội soi xong, tôi có gặp tình trạng đau bụng nhẹ, có cảm giác chướng bụng và khó chịu. Liệu tình trạng này có bình thường không? Có cần làm gì để hết khó chịu hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ của MEDIPLUS trả lời: Chào anh Đ, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến cho Tổ hợp y tế MEDIPLUS. Với câu hỏi của anh, MEDIPLUS xin trả lời như sau: 

Nội soi đại tràng xong bị đau bụng và chướng bụng là hiện tượng bình thường. Biểu hiện này thường sẽ hết sau nội soi một vài tiếng hay trong ngày, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, anh vẫn nên lưu ý theo dõi tình trạng này để phòng ngừa một số biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra. Các thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây sẽ giúp anh cùng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng này sau nội soi. 

>>> Xem thêm:

Đau bụng sau nội soi đại tràng phải làm sao?

1. Tại sao lại đau bụng sau khi nội soi đại tràng?

Nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm theo đường hậu môn đi ngược lên để quan sát toàn bộ phía bên trong đại, trực tràng. Trong quá trình nội soi, hơi được bơm vào để làm đại tràng căng lên giúp cho bác sĩ có thể quan sát rõ hơn. 

Vì vậy sau khi nội soi, bệnh nhân sẽ có cảm giác thấy đầy bụng muốn đánh hơi, chướng bụng và hơi khó chịu. Ngoài ra, sự di chuyển của ống nội soi làm cho niêm mạc đại tràng bị kích thích. Điều này cũng có thể dẫn tới cảm giác đau bụng của người bệnh sau khi nội soi.

Cảm giác chướng, đau nhẹ và khó chịu ở bụng sau nội soi thường sẽ hết sau khi nghỉ ngơi vài tiếng hoặc trong ngày và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn hoặc đau bụng trở nên dữ dội, bạn nên báo với bác sĩ và tới cơ sở y tế ngay để được thăm khám, xử trí kịp thời.

Trong quá trình nội soi, bác sĩ bơm hơi vào đại tràng để dễ quan sát

2. Một số triệu chứng khác có thể thấy sau nội soi đại tràng

Ngoại trừ đau bụng, đầy hơi, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng khác sau khi nội soi đại tràng, chẳng hạn như:

  • Đau đầu, váng đầu nhẹ.
  • Đi ngoài ra máu. 
  • Cảm thấy cơ thể mất sức.
  • Hồi hộp, tim đập nhanh,… do cơ thể phản ứng với thành phần của thuốc gây mê.

Đa phần các triệu chứng trên đều nhẹ và an toàn. Các biểu hiện thường sẽ hết khi nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Việc chăm sóc sau nội soi đại tràng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể người bệnh hồi phục lại nhanh chóng.

Xem thêm: [Giải đáp] Nội soi xong đi ngoài ra máu có bình thường không?

Ngoài đau bụng, bệnh nhân có thể cảm thấy đau váng đầu nhẹ sau khi nội soi đại tràng

3. Chăm sóc sau khi nội soi đại tràng thế nào?

3.1. Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ sau nội soi đại tràng

Sau khi nội soi, bạn nên nằm nghỉ ngơi lại bệnh viện ít nhất 2 tiếng để được theo dõi, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt với trường hợp nội soi đại tràng gây mê, bạn nên đợi đến khi cảm thấy tỉnh táo hoàn toàn và cần có người thân đưa về.

Trong 1 – 2 ngày đầu sau nội soi, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh làm các công việc nặng nhọc. Bạn cần giữ tâm lý thoải mái, thư giãn, tránh suy nghĩ căng thẳng, stress bởi chúng gây ra ảnh hưởng không tốt tới dạ dày và đại tràng của bạn.  

3.2. Ăn uống sau khi nội soi đại tràng

Chế độ ăn uống sau nội soi rất quan trọng, có thể giúp đại tràng nhanh chóng hoạt động bình thường. Thông thường sau nội soi khoảng 2 tiếng, bệnh nhân có thể uống sữa lạnh, ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo loãng để ổn định lại đại tràng. 

Trong 1 – 2 ngày tiếp sau đó, bạn có thể ăn uống theo chế độ bình thường nhưng nên ưu tiên các loại đồ ăn mềm, lỏng, nhiều xơ giúp giảm gánh nặng lên hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng. Bạn cũng nên bổ sung nhiều nước, hoa quả và vitamin.

Sau nội soi, bạn nên ăn các món ăn mềm, lỏng và dễ tiêu

Trong chế độ ăn sau nội soi, người bệnh nên hạn chế các món cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ. Những loại đồ ăn này không tốt cho việc tiêu hóa của dạ dày và đại tràng. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia; các loại chất kích thích khác như chè đặc, cà phê, thuốc lá,…   

Để biết chi tiết hơn về chế độ ăn uống cho bệnh nhân sau khi nội soi, bạn có thể tham khảo bài viết 101 – [Ý kiến chuyên gia] Sau nội soi đại tràng nên ăn gì? Kiêng gì?

Mong rằng những thông tin trên đây đã giải đáp được thắc mắc về nội soi đại tràng xong bị đau bụng của anh Đ cùng nhiều bệnh nhân khác. Đây là biểu hiện bình thường sau khi nội soi và không quá nguy hiểm. Việc chăm sóc tốt sau khi nội soi sẽ giúp giảm triệu chứng và ổn định đại tràng nhanh chóng.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

    Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề…

    28 Th8, 2023
    3.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Nội soi tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám