Khí hư ra nhiều cảnh báo tình trạng sức khỏe chị em lưu ý

Cập nhật 04/05/2023

766

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể của bạn sẽ trải qua những thay đổi lớn về thể chất đôi khi có thể khiến bạn khó hiểu. Một trong những thay đổi trong khi mang thai 3 tháng đầu là dịch tiết âm đạo (khí hư). Khí hư ra nhiều, có thể thay đổi về màu sắc, độ đặc, tần suất và số lượng khi mang thai. Vậy khí hư thay đổi như thế nào là bất thường và bình thường. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Khí hư ra nhiều có nguyên nhân từ đâu?

Khí hư hay dịch tiết âm đạo bình thường loãng, trong hoặc màu trắng sữa và có mùi nhẹ. Dịch tiết này được tạo thành từ dịch cổ tử cung và âm đạo, các tế bào cũ và vi khuẩn âm đạo bình thường.

Khí hư ra nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

Khí hư ra nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

Tình trạng tăng tiết dịch âm đạo có thể là những biểu hiện sớm nhất của việc có thai, trước cả khi bạn thấy chậm kinh. Trong thời kỳ mang thai, lượng dịch tiết tăng lên do tăng lượng estrogen và lưu lượng máu đến vùng âm đạo.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, tăng dịch tiết âm đạo có vai trò loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn ra khỏi tử cung và âm đạo, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Lượng dịch âm đạo tiết ra sẽ tăng dần trong suốt quá trình mang thai.

Nhiễm trùng âm đạo là nguyên nhân hàng đầu gây ra tăng tiết dịch âm đạo bất thường. Các dấu hiệu của nhiễm trùng có thể gồm dịch đặc, giống như sữa đông hoặc màu xanh lục, có mùi khó chịu, gây ngứa và đau, đặc biệt là đau vùng bụng dưới hoặc đau khi quan hệ tình dục.

Màu sắc và ý nghĩa của dịch tiết âm đạo

Dịch tiết âm đạo bình thường có các đặc điểm: Không màu, màu trong suốt hoặc trắng; Tính chất loãng hoặc giống như chất nhầy; Có mùi nhẹ hoặc không mùi. Màu sắc khác nhau của dịch tiết âm đạo có thể cho thấy các vấn đề sức khỏe khác nhau. Chị em cần chú ý hơn, nhất là trong thời gian mang thai 3 tháng đầu:

Màu trong hoặc trắng sữa

Màu này gợi ý đến dịch tiết bình thường và lành mạnh, đặc biệt nếu nó có mùi nhẹ nên chị em có thể an tâm sức khỏe vẫn bình thường.

Màu trắng và vón cục

Khí hư vón thành cục và có màu trắng, đặc giống như pho mát, có thể gợi ý nhiễm trùng nấm do nấm. Nhiễm trùng do nấm rất phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng do nấm bao gồm: ngứa, rát vùng âm hộ, đau khi đi tiểu hoặc giao hợp.

Khí hư ra nhiều bị vón cục màu trắng có thể do nhiễm nấm

Khí hư ra nhiều bị vón cục màu trắng có thể do nhiễm nấm

Màu xanh lá cây hoặc vàng

Dịch tiết âm đạo màu xanh lá cây hoặc vàng là dấu hiệu bất thường và gợi ý nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia hoặc trichomonas. Các triệu chứng khác có thể xảy ra bao gồm mẩn đỏ hoặc kích ứng ở bộ phận sinh dục.

Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đôi khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của thai phụ và tình trạng của đứa trẻ sau khi ra đời. Những biến chứng này có thể là vô sinh ở người phụ nữ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sự phát triển của trẻ sau này.

Khí hư ra nhiều màu xám

Dịch âm đạo màu xám có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng âm đạo được gọi là viêm âm đạo do vi khuẩn, đặc biệt nếu dịch âm đạo có mùi tanh nồng hơn sau khi giao hợp. Thụt rửa và có nhiều bạn tình là những yếu tố nguy cơ của bệnh, gây nhiễm trùng âm đạo trong thời gian có thai và sau khi sinh đẻ.

Khí hư màu nâu

Dịch tiết ra thường có màu nâu do máu cũ rời khỏi cơ thể, đây có thể là một triệu chứng ban đầu của thai kỳ. Ra khí hư màu nâu khi mang thai nói chung không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nếu thấy dịch tiết màu nâu đen thì nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và đánh giá đúng tình trạng sức khoẻ.

Ra nhiều khí hư màu nâu cũng là biểu hiện bình thường trong thời kỳ mang thai

Ra nhiều khí hư màu nâu cũng là biểu hiện bình thường trong thời kỳ mang thai

Khí hư có màu hồng

Tiết dịch màu hồng khi mang thai có thể là bình thường hoặc không. Dấu hiệu này thường xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc những tuần cuối khi cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nó cũng có thể là dấu hiệu sớm của sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung nếu kèm các triệu chứng đau tức vùng bụng khác.

Màu đỏ

Tiết dịch âm đạo màu đỏ khi mang thai cần được bác sĩ chăm sóc ngay lập tức, đặc biệt nếu máu chảy nhiều, có máu cục, hoặc xuất hiện cùng với chuột rút và đau bụng. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sảy thai hoặc chửa ngoài tử cung, là những bệnh lý cần được chăm sóc và điều trị y tế.

Các nguyên nhân khác gây ra dịch tiết màu đỏ có thể ít nghiêm trọng hơn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, khi nó có thể là do phôi làm tổ hoặc nhiễm trùng. Chảy máu muộn hơn trong thai kỳ có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn hoặc chuyển dạ sinh non, và cần được chăm sóc y tế.

Khí hư ra nhiều do nhiễm trùng âm đạo khi mang thai

Nhiễm nấm Candida âm đạo: Đây là một bệnh lý phổ biến và thường xuyên gây phiền toái cho nhiều phụ nữ mang thai. Nấm Candida âm đạo có thể gây ngứa và tiết dịch màu trắng vón cục. Do sự thay đổi của nội tiết tố nên phụ nữ mang thai thường bị nhiễm nấm Candida, nhất là khi mang thai 3 tháng giữa. Bệnh có thể tái phát trong suốt thai kỳ nhưng thường không ảnh hưởng lâu dài đến thai kỳ.

Nhiễm trùng liên cầu nhóm B: Liên cầu nhóm B là một loại vi khuẩn có thể được tìm thấy trong âm đạo và trực tràng ở phụ nữ. Vào 3 tháng cuối, bạn có thể được xét nghiệm xem có nhiễm liên cầu nhóm B hay không. Nếu có, bạn sẽ cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong quá trình chuyển dạ để giảm nguy cơ nhiễm trùng cho em bé.

Nhiễm trùng liên cầu nhóm B khi mang thai

Nhiễm trùng liên cầu nhóm B khi mang thai

Nhiễm Gardnerella (viêm âm đạo do vi khuẩn): Đây là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo. Trong trạng thái bình thường, các loại vi khuẩn vô hại khác tạo ra những chất hóa học để giữ cho âm đạo có tính axit nhẹ.

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ra mùi và tiết dịch âm đạo bất thường. Nó phổ biến trong thai kỳ và được phát hiện có liên quan đến nguy cơ sinh non và vỡ ối sớm trước khi chuyển dạ. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, đường uống hoặc đường đặt vào âm đạo.

Khí hư ra nhiều có nguy hiểm không?

Có thể nhận thấy, tăng tiết dịch là một tình trạng thường gặp ở chị em, đặc biệt trong thời gian thai kỳ, đa số không gây nguy hiểm. Nhưng điều quan trọng là phải theo dõi phát hiện những thay đổi bất thường nếu có. Bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đi khám phụ khoa ngay cả khi đang có thai nếu nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Khí hư có màu hơi vàng, xanh lục, nhuốm máu hoặc đặc và có mùi tanh
  • Âm đạo hoặc âm hộ có cảm giác bỏng rát hoặc ngứa
  • Đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.

Ra nhiều khí hư khi mang thai cần lưu ý

Phụ nữ thường có thể duy trì sức khỏe âm đạo khi mang thai bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Chọn các sản phẩm chăm sóc cá nhân không mùi và đồ vệ sinh phụ nữ, bao gồm cả xà phòng và giấy vệ sinh không mùi, chất lượng tốt.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách: luôn lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh, lau khô sau khi tắm hoặc đi bơi.
  • Mặc quần lót làm từ vải chất liệu tốt, thoáng khí.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều đường.

Những điều bạn KHÔNG nên làm khi gặp tình trạng tăng tiết âm đạo khi mang thai:

  • Không dùng băng vệ sinh khi mang thai để thấm dịch tiết. Băng vệ sinh không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai vì có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Tránh thụt rửa âm đạo khi mang thai. Việc này có thể làm mất sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong âm đạo và dẫn đến nhiễm trùng âm đạo.
  • Không sử dụng nước rửa âm đạo hoặc chất khử mùi âm đạo. Mặc dù có mùi thơm nhưng chúng có thể làm xáo trộn độ pH của vùng kín và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý để tránh những tác đông không tốt

Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý để tránh những tác đông không tốt

Khí hư ra nhiều là dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý khi có những dấu hiệu bất thường trong khí hư thì cần kịp thời thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Cách đặt viên phụ khoa tại nhà đúng cách an toàn hiệu quả

    Cách đặt viên phụ khoa như thế nào mới đúng là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ. Hiện nay nhiều phụ nữ…

    18 Th8, 2023
    1.8K

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Nữ xuất tinh có bình thường không? Cơ chế xuất tinh ở phụ nữ

    Nữ xuất tinh luôn là một chủ đề gây tò mò và tranh cãi trong lĩnh vực tình dục và sức khỏe. Mọi người thường cho…

    11 Th8, 2023
    5.3K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    U vú lành tính có biến chứng ung thư và có nguy hiểm không?

    U vú lành tính là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Việc nhận biết…

    07 Th8, 2023
    525

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám