Nhiễm nấm candida, âm đạo sưng đỏ đau nhức chị em phải làm sao?

Cập nhật 28/04/2023

7.8K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Nhiễm nấm Candida âm đạo là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa và tiết dịch âm đạo ở chị em phụ nữ. Có thể bạn đã từng nghe hoặc từng được chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo, nhưng liệu bạn có thực sự hiểu về bệnh lý này? Cùng chuyên gia sản phụ khoa của MEDIPLUS tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây!

Nhiễm nấm candida

Trong âm đạo luôn có một hệ thống bao gồm các loại vi khuẩn và nấm. Ở trạng thái bình thường có sự cân bằng giữa “khuẩn hệ âm đạo” và “nấm hệ âm đạo”. Candida là một vi nấm hạt men, có nhiều chủng khác nhau, và sự hiện diện của các chủng nấm Candida được biết đến như một thành phần bình thường trong âm đạo.

Hầu hết các trường hợp viêm âm đạo do nấm là do nấm Candida albicans, chiếm 85% đến 90% các trường hợp viêm âm đạo do nấm. Chúng gây bệnh ở 15 đến 20% phụ nữ không mang thai và 20 đến 40% phụ nữ có thai.

Do một số nguyên nhân nào đó khiến nấm hệ âm đạo phát triển mạnh mẽ, gây mất cân bằng vi sinh vật trong âm đạo. Điều này gây ra tình trạng viêm âm đạo do nấm.

Nấm candida có thể là nguyên nhân gây viêm âm đạo ở chị em phụ nữ

Nấm candida có thể là nguyên nhân gây viêm âm đạo ở chị em phụ nữ

Viêm âm đạo do nấm không được coi là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm nấm âm đạo sẽ tăng lên ở những phụ nữ sinh hoạt tình dục thường xuyên. Cụ thể, phân loại các dạng viêm âm đạo do nấm candada gây ra:

1. Viêm âm đạo do nấm Candida không biến chứng

Người bệnh được coi là viêm âm đạo do nấm Candida không biến chứng khi thỏa mãn các yếu tố:

– Nhiễm nấm đơn thuần.

– Triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.

– Nghi ngờ nhiễm Candida albicans.

– Phụ nữ không bị mắc tình trạng suy giảm miễn dịch.

2. Viêm âm đạo do nấm Candida có biến chứng

Trường hợp được xác định là viêm âm đạo do nấm Candida có biến chứng khi thỏa mãn một trong các yếu tố:

– Tái phát từ 4 lần trong một năm trở lên.

– Triệu chứng mức độ nặng.

– Có bằng chứng nghi ngờ nhiễm nấm không phải Candida albicans.

– Phụ nữ bị đái tháo đường, bệnh lý nội khoa nặng hoặc suy giảm miễn dịch.

Các triệu chứng khi bị nhiễm nấm candida

Các triệu chứng nhiễm trùng nấm men có thể thay đổi ở mỗi người, mức độ từ nhẹ đến trung bình. Người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:

– Có hiện tượng ngứa âm đạo, âm hộ.

– Cảm giác nóng rát và đặc biệt khó chịu khi giao hợp hoặc khi đi tiểu.

– Âm hộ sưng đỏ.

– Đau và nhức âm đạo.

– Dịch tiết âm đạo dày, màu trắng, không mùi, giống như phô mai.

– Tiết nhiều dịch âm đạo bất thường.

Viêm âm đạo do nấm candida gây sung đỏ đau nhức âm đạo

Viêm âm đạo do nấm candida gây sung đỏ đau nhức âm đạo

Dịch tiết âm đạo dày, màu trắng là dấu hiệu cảnh báo nhiễm nấm

Dịch tiết âm đạo dày, màu trắng là dấu hiệu cảnh báo nhiễm nấm

Nguyên nhân bị viêm do nấm candida gây ra

Nguyên nhân bị viêm âm đạo do nấm thường hay gặp nhất ở chị em phụ nữ:

– Đái tháo đường: Phụ nữ bị đái tháo đường dễ bị nhiễm nấm Candida âm đạo hơn bình thường. Đặc biệt, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2 dễ bị nhiễm các loài Candida nonalbicans.

– Sử dụng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh phổ rộng làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh nấm Candida âm đạo. Bởi vì việc dùng nhiều loại thuốc kháng sinh có thể gây ức chế hệ vi khuẩn bình thường, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển tiềm ẩn.

– Tăng nồng độ estrogen: Nhiễm nấm Candida âm đạo xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ mang thai hoặc sử liệu pháp estrogen sau mãn kinh.

– Ức chế miễn dịch: Nhiễm nấm Candida phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, chẳng hạn như những người dùng glucocorticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác, hoặc nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

– Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ không chung thủy một vợ, một chồng hoặc khi quan hệ với bạn tình không sử dụng bao cao su sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm nấm candida âm đạo.

– Di truyền : Một nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa việc nhiễm nấm âm đạo tái phát với sự đa hình trong gen SIGLEC15, gen này tạo ra một protein bề mặt tế bào được tìm thấy trên đại thực bào và tế bào đuôi gai.

– Nguyên nhân khác: Các yếu tố thường được nhắc đến như thụt rửa, vệ sinh vùng kín không đúng cách, dùng quần lót, giấy vệ sinh chất lượng kém…tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển và gây bệnh ở âm đạo.

Biến chứng do nhiễm nấm candida

Viêm âm đạo do nấm Candida nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em và để lại những biến chứng nguy hiểm.

– Nhiễm nấm âm đạo thường gây ra các triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục có thể gây ra nỗi sợ hãi cho chị em, làm giảm sự tự tin và chất lượng cuộc sống.

Nhiễm nấm Candida nếu không được điều trị tốt có thể lây lan qua các cơ quan lân cận như cổ tử cung, tử cung, đường tiết niệu, các bộ phận vùng chậu hông. Trong một số trường hợp, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng ở ống dẫn trứng, gây khó khăn cho việc thụ thai, thậm chí gây vô sinh.

– Phụ nữ mang thai nếu viêm âm đạo do nấm Candida có thể gây dọa sảy thai, dọa đẻ non. Một số trường hợp gây rỉ ối và sinh non. Hơn nữa, mẹ mắc viêm âm đạo do nấm thì em bé sinh ra (qua đường âm đạo sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về mắt và da.

– Viêm âm đạo do nấm Candida cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau các thủ thuật liên quan đến đường sinh dục nữ (như hút thai, đặt vòng tránh thai, sau đẻ hoặc sau mổ lấy thai…)

– Đặc biệt, do nấm Candida là loại nấm thường trực trong hệ khuẩn âm đạo, nên việc viêm âm đạo do nấm Candida có thể tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị triệt để được.

Điều trị viêm nhiễm do nấm Candida dứt điểm

Việc điều trị viêm âm đạo do nấm Candida tuỳ thuộc vào nhóm bệnh nhân có biến chứng hay không có biến chứng và có đang mang thai hay không.

– Viêm âm đạo do nấm Candida cấp tính

Trường hợp viêm âm đạo do nấm Candida cấp tính được điều trị bằng thuốc kháng nấm. Vì hầu hết các trường hợp viêm âm hộ do nấm Candida là thứ phát do các loài C.albicans. Thuốc chống nấm thường được sử dụng là fluconazole 150mg dùng đường uống hoặc bôi âm đạo theo phác đồ 1 ngày hoặc 3 ngày.

Ở những bệnh nhân mắc bệnh không biến chứng (những người không bị ức chế miễn dịch hoặc mang thai không bị viêm âm hộ do nấm candida tái phát) thì cả hai liệu pháp đều có hiệu quả như nhau. Do đó, quyết định điều trị có thể được đưa ra dựa trên chi phí, sở thích của bệnh nhân và tương tác thuốc.

– Những bệnh nhân bị viêm âm đạo do nấm Candida phức tạp

Trong trường hợp này, liệu pháp bao gồm điều trị bằng azole đặt trong âm đạo trong ít nhất 1 tuần, hoặc điều trị bằng đường uống với fluconazole 150 mg 3 ngày một lần với ba liều.

– Phụ nữ có thai nhiễm nấm âm đạo

Phụ nữ có thai không được dùng thuốc kháng nấm đường uống. Ở những bệnh nhân này, liệu pháp đặt âm đạo kéo dài 7 ngày là thích hợp. Fluconazole được coi là an toàn ở phụ nữ đang cho con bú.

Việc sử dụng thuốc kháng nấm thông thường cho hiệu quả khỏi bệnh cao, tuy nhiên, khoảng 20 đến 30% bệnh nhân sẽ tái phát sau một tuần điều trị. Khi đó bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm liệu pháp phòng ngừa.

Fluconazole được coi là loại thuốc kháng nấm an toàn ở phụ nữ đang cho con bú

Fluconazole được coi là loại thuốc kháng nấm an toàn ở phụ nữ đang cho con bú

Viêm âm đạo do nấm Candida là một bệnh lý phổ biến ở chị em phụ nữ, dễ bị tái phát, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, chị em nên đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế sản phụ khoa uy tín, để được thăm khám, đánh giá, và điều trị sớm nếu như có các triệu chứng nghi ngờ.

*Lưu ý: bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có bầu không? 4 cách tránh thai

    Nhiều phụ nữ cho rằng quan hệ tình dục ngay sau khi vừa hết kinh nguyệt không dẫn đến việc mang thai. Tuy nhiên, những…

    16 Th9, 2024
    489

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Quan hệ ra máu trước ngày kinh có nguy hiểm không?

    Tình trạng quan hệ ra máu trước ngày kinh là hiện tượng phổ biến và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.…

    16 Th9, 2024
    559

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm phụ khoa, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe…

    16 Th9, 2024
    203

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Quan hệ bằng tay ra máu có sao không? 5 nguyên nhân, 3 lưu ý

    Quan hệ tình dục bằng tay là một hành vi tình dục phổ biến và thường được cho là có độ an toàn cao. Tuy…

    16 Th9, 2024
    1.5K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám