[GIẢI ĐÁP] Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê được không?

Cập nhật 24/06/2023

8.4K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê được không bởi có nhiều ý kiến cho rằng dưa lê có chứa lượng đường cao ăn quá nhiều dẫn đến lượng đường huyết trong máu bà bầu tăng nhanh gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu. Thực hư ra sao? Cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê được không?

Theo Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn dưa lê. Đây là loại trái cây có vỏ mịn màu vàng hoặc xanh nhạt. Mang tính hàn và có vị ngọt thanh mát được nhiều mẹ bầu lựa chọn để giải nhiệt.

Nhờ nguồn dưỡng chất dồi dào như beta-carotene, phytoene, sắt, kali, vitamin A, B,… nên dưa lê luôn là một trong những loại thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng khi mang thai.

  • Lượng kali trong kali trong dưa lê có tác dụng điều hòa huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi thận ở mẹ bầu.
  • Nhờ giàu chất xơ, dưa lê giúp khắc phục tình trạng táo bón trong thai kỳ.
  • Vitamin C bên trong loại thực phẩm này giúp bảo vệ tim mạch khỏe mạnh trước các tác nhân gây hại.
  • Nhóm vitamin B giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả. Đồng thời ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
Mẹ bầu 3 tháng có thể ăn dưa lê để tăng cường sức khỏe

Mẹ bầu 3 tháng có thể ăn dưa lê để tăng cường sức khỏe

Mẹ bầu 3 tháng có thể ăn dưa lê để tăng cường sức khỏe

Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm thành phần dinh dưỡng cụ thể trong 177g dưa lê ngay dưới đây:

NĂNG LƯỢNG ĐỊNH LƯỢNG
Nước 89.92g
Protein 0.54g
Chất béo 0.14g
Chất xơ 0.8g
Đường 8.12g
Canxi 6mg
Sắt 0.17mg
Magie 10mg
Phốt pho 11mg
Kali 228mg
Natri 18mg
Vitamin C 18mg
Vitamin B6 0.088mg
Vitamin B6 0.038mg
Vitamin K 2.0mcg

2. 9 Lợi ích không ngờ từ dưa lê cho mẹ bầu 3 tháng

Quả dưa lê chứa thành phần dinh dưỡng cao nên mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Với 9 lợi ích của quả dưa lê dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của các mẹ bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê được không. Cụ thể:

2.1. Hạn chế nguy cơ bị loãng xương ở mẹ bầu

Hàm lượng vitamin K và folate trong dưa lê hỗ trợ xương chắc khỏe và phòng ngừa nguy cơ bị loãng xương ở mẹ bầu.

Folate có khả năng phân giải chất homocysteine trong cơ thể gây giảm mật độ xương. Vitamin K có khả năng giúp kết nối ion canxi giúp hấp thu tối đa lượng canxi được nạp vào cơ thể qua đường ăn uống. Đồng thời, vitamin K giúp tổng hợp osteocalcin – loại protein có khả năng gắn canxi vào xương.

Dưa lê giúp mẹ bầu giảm nguy cơ loãng xương

2.2. Cải thiện làn da sạm màu ở phụ nữ mang thai

Trong giai đoạn đầu mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến làn da của mẹ đầu thường thâm sạm, nổi mụn và khô. Lượng vitamin C trong loại thực phẩm này giúp bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như ánh mặt trời, khói bụi,…

Dưa lê với thành phần chính là nước sẽ giúp phụ nữ mang thai bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, đồng thời cấp ẩm hiệu quả cho làn da.

2.3. Giúp mẹ bầu 3 tháng đầu tăng cường sức đề kháng

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê giúp tăng cường sức đề kháng

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê giúp tăng cường sức đề kháng

Hệ miễn dịch thường suy giảm khi phụ nữ mang thai do nội tiết tố thay đổi. Do đó, đây là giai đoạn mẹ bầu rất dễ nhiễm vi khuẩn gây cảm cúm. Vitamin C trong dưa lê có công dụng hỗ trợ chức năng của các tế bào trong hệ miễn dịch. Đồng thời tăng cường thực bào nhằm tiêu diệt vi khuẩn có hại cho cơ thể.

2.4. Tăng cường thị lực cho bà bầu

Hormone thay đổi khiến đôi mắt phụ nữ mang thai chịu nhiều áp lực. Nếu không kịp thời bổ sung các chất chống oxy hóa, mẹ bầu có thể sẽ bị thoái hóa thị lực. Để giúp đôi mắt khỏe đẹp, mẹ bầu cần bổ sung các chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin,… Và chúng đều được tìm thấy bên trong thành phần dinh dưỡng của quả dưa lê.

2.5. Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê giúp bổ sung nước cho cơ thể

Dưa lê giúp bổ sung nước cho cơ thể bà bầu

Dưa lê giúp bổ sung nước cho cơ thể bà bầu

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, 90% cơ thể thai nhi là nước. Do đó, việc bổ sung nước cho cơ thể là vấn đề quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý.

Dưa lê chứa nhiều nước và các chất điện giải thiết yếu như Kali, Magie, Natri,… Đây là loại quả giúp phụ nữ mang thai tăng cường lượng nước và dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

2.6. Góp phần ổn định huyết áp

Khi mang thai, mẹ bầu rất dễ bị cao huyết áp do cơ thể cần vận chuyển một lượng máu lớn đến các bộ phận quan trọng như tử cung hay nhau thai. Điều này sẽ phần nào gây sức ép lên các thành mạch máu.

Thành phần Kali trong dưa lê giúp mẹ bầu ổn định huyết áp hiệu quả, hạn chế nguy cơ bị suy tim, đột quỵ, tiền sản giật, sảy thai,…

2.7. Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Khi mẹ bầu mang thai 3 tháng, cơ thể tiết ra ra nhiều hormone progesterone gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và nhu động ruột. Đó cũng chính là nguyên nhân mẹ bầu thường bị táo bón trong giai đoạn này. Nếu không kịp thời khắc phục, bà bầu có khả năng mắc bệnh trĩ, sa trực tràng, đại tiện ra máu,…

Với hàm lượng chất xơ cao, dưa lê giúp tăng cường lợi khuẩn dạ dày, đồng thời thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

2.8. Ngăn ngừa dị tật ở thai nhi

Vitamin B6 và folate trong dưa lê là những chất thiết yếu giúp não bộ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vitamin B6 góp phần tham gia vào quá trình sản xuất serotoninnorepinephrine – hormone hạnh phúc. Do đó, ăn dưa lê thường xuyên giúp mẹ bầu cải thiện tăng trạng, giảm tình trạng căng thẳng và nguy cơ bị trầm cảm.

Mẹ bầu ăn dưa lê thường xuyên giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Mẹ bầu ăn dưa lê thường xuyên giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

2.9. Giảm tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu

Tình trạng ốm nghén là dấu hiệu thường thấy ở mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Chúng khiến bà bầu mệt mỏi, chán ăn và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần B6 trong dưa lê có khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, vitamin B6 giúp phụ nữ mang thai ngăn ngừa bệnh tim mạch, cải thiện chất lượng giấc ngủ, bổ máu,…

3. Mẹ bầu 3 tháng ăn dưa lê thế nào cho đúng cách?

Ngoài thắc mắc mẹ bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê được không thì các mẹ bầu cũng nên quan tâm đến việc bổ sung sao cho đúng cách. Bởi dưa lê rất tốt cho cơ thể của mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai chỉ nên dùng 1 quả mỗi ngày. Bởi vì, dưa lê chứa lượng đường cao, nếu ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường huyết trong máu tăng nhanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều, mẹ bầu có khả năng bị các bệnh liên quan đến tiêu hóa như ợ hơi, khó tiêu,…

Mẹ bầu nên ăn dưa lê sau bữa ăn chính hoặc thay thế các bữa ăn vặt và tránh sử dụng vào buổi tối. Bởi vì đây là loại trái cây giàu nước gây lợi tiểu nên sẽ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của các mẹ bầu.

Mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả dưa lê mỗi ngày để đảm bảo an toàn sức khỏe

Mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả dưa lê mỗi ngày để đảm bảo an toàn sức khỏe

Trong quá trình canh tác, dưa lê thường bị phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, nguy cơ cao lượng chất hóa học này vẫn còn bám trên quả dưa. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên ngâm dưa lê trong nước muối loãng trước dùng và rửa tay thật sạch trước khi chế biến.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt dưa lê chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên mẹ bầu không nên bỏ phần hạt khi thưởng thức loại quả này. Trong hạt dưa lê chứa khoảng 3.6% protein, vitamin A, axit béo,… giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe hiệu quả.

4. Một số lưu ý quan trọng khi mẹ bầu ăn dưa lê

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn được ăn dưa lê nhưng với liều lượng vừa phải. Vì các thành phần dưỡng chất trong loại quả này giúp ổn định và kiểm soát lượng đường huyết tốt. Với những phụ nữ mang thai có các vấn đề về dạ dày thì không nên ăn hạt dưa lê. Vì hạt dưa lê cứng, có thể gây khó tiêu cho mẹ bầu.

Dưa lê là loại quả của mùa hè, vì vậy để có thể thưởng thức những quả dưa thơm ngon, mẹ bầu nên chọn mua vào đúng mùa khoảng tháng 5 đến tháng 8. Lúc này dưa lê vừa ngọt thịt vừa rẻ.

Nếu muốn lựa chọn được những quả dưa lê ngon, mẹ bầu có thể để ý những đặc điểm sau:

  • Rốn dưa lê: Mẹ bầu nên chọn những quả có phần rốn to, tròn đầy. Điều này chứng tỏ dưa lê đã già và có vị ngọt.
  • Cuống dưa: Chỉ nên mua những quả dưa lê có cuống tươi và xanh. Vì nếu cuống thâm, đen hoặc gãy rụng thì là dưa cũ.
  • Màu sắc: Những quả có màu sắc đậm thường sẽ có vị ngọt hơn. Ngoài ra, nên chọn những quả dưa có lớp vỏ nên rạn một chút, vì đây là dấu hiệu của phần ruột đã chín. Tuy nhiên, vỏ rạn nhiều không nên mua vì có nguy cơ bị côn trùng xâm nhập là rất cao.

Mẹ bầu nên mua dưa lê ở những địa điểm bán trái cây rau củ uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Mẹ bầu bị vấn đề dạ dày không nên ăn hạt dưa lê vì có thể bị đau bụng

Mẹ bầu bị vấn đề dạ dày không nên ăn hạt dưa lê vì có thể bị đau bụng

5. Hướng dẫn làm 3 món ngon từ dưa lê cho mẹ bầu

Ngoài việc ăn trực tiếp thì dưa lê còn có nhiều cách chế biến khác. Dưới đây là 3 cách đơn giản để sử dụng dưa lê mẹ bầu nên tham khảo.

SINH TỐ DƯA LÊ

Nguyên liệu: 100g dưa lê, 1 thìa cà phê nước cốt chanh, đá.

Hướng dẫn thực hiện: Dưa lê rửa sạch, gọt vỏ và bỏ hạt. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

SALAD DƯA LÊ

Salad dưa lê

Salad dưa lê giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị

Nguyên liệu: 1 quả dưa lê, 200g tôm, cà chua bi, xà lách, gia vị và sốt mayonnaise.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dưa lê sau khi rửa sạch và gọt vỏ thì cắt hạt lựu vừa ăn.
  • Cà chua bi cắt đôi và xà lách cắt nhỏ.
  • Rửa sạch tôm, lấy chỉ đen, luộc chín.
  • Trộn nước sốt gồm 4 thìa mayonnaise, 2 thìa nước cốt tắc, 1 thìa sữa đặc và ⅓ thìa muối.
  • Cuối cùng trộn các nguyên liệu lại và rưới nước sốt lên trên là có thể thưởng thức.

SỮA CHUA DƯA LÊ

Sữa chua dưa lê

Sữa chua dưa lê

Nguyên liệu: 100g dưa lê, 2 hũ sữa chua, mật ong.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sơ chế dưa lê cẩn thận
  • Cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn đến khi hỗn hợp sánh mịn.

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê được không?” – câu trả lời là có. Dưa lê là loại quả hoàn toàn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày trong những 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe và an toàn, mẹ bầu cần ăn đúng cách và tránh ăn quá nhiều.

Nếu có thắc mắc và cần tư vấn thêm, bạn vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu bị chảy máu mũi có sao không có ảnh hưởng đến thai nhi?

    Bầu bị chảy máu mũi thường do các nguyên nhân như cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng xoang,… Mang thai là giai đoạn sức đề…

    08 Th8, 2023
    701

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai môn được không? Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?

    Bầu ăn khoai môn được không là một trong vô vàn câu hỏi mà phụ nữ trong giai đoạn mang thai muốn biết. Hãy cùng…

    25 Th9, 2023
    1.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn mì cay được không? Những điều cần đặc biệt lưu ý

    Bầu ăn mì cay được không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu thích ăn cay quan tâm. Bởi món ăn này đang được…

    26 Th8, 2023
    7.4K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ăn pate được không có ảnh hưởng gì cho thai nhi không?

    Pate là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, kể cả người lớn hay trẻ em. Tuy nhiên có nhiều thông tin đa…

    12 Th8, 2023
    4.9K

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám