Bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không?

Cập nhật 26/12/2023

61.0K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Trứng vịt lộn là một món ăn bổ dưỡng nhưng không biết bà bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Bài viết dưới đây của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp mối quan tâm này cho các mẹ bầu đang ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không?

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được trứng vịt lộn. Tuy nhiên, bà bầu phải ăn hợp lý với số lượng rất ít. Trứng vịt lộn chứa nhiều photpho, canxi, protein, năng lượng và các nhóm vitamin B, C, PP,…

Nhờ đó, món ăn này chứa mang lại những tác dụng tốt cho mẹ bầu và thai nhi 3 tháng đầu như giảm chứng suy nhược cơ thể, đau đầu chóng mặt, thiếu máu thiếu sắt,…

Trứng vịt lộn giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu

Trứng vịt lộn giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu có thể ăn

Như vậy, bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn trong 3 tháng đầu thai kỳ bởi vì chứa nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Phần tiếp theo là các phân tích về thành phần và lợi ích cụ thể giúp mẹ bầu hiểu thêm về loại thực phẩm này.

2. Tác dụng của bà bầu khi ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn nếu được ăn đúng cách và hợp lý sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho bà bầu và thai nhi 3 tháng đầu. Để có lời giải đáp cho thắc mắc “bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không”, mẹ bầu có thể tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng của trứng vịt lộn dưới đây:

Thành phần dinh dưỡng (100g) Định lượng
Năng lượng 182 kcal
Nước 66.1 g
Đạm 13.6 g
Tinh bột 4g
Chất béo 12.4 g
Canxi 82 mg
Sắt 3 mg
Cholesterol 600 mg
Phốt pho 212 mg
Carotin 435 mcg
Vitamin C 3 mg
Vitamin PP 800 mg
Vitamin B1 100 mcg
Vitamin B2 300 mcg
Vitamin A 875 mcg

Bảng thành phần dinh dưỡng cho thấy những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và thai nhi 3 tháng đầu của trứng vịt lộn. Lợi ích cụ thể khi bà bầu ăn trứng vịt lộn như sau:

2.1 Ăn trứng vịt lộn giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu

Trong 100g trứng vịt lộn chứa 3 mg sắt. Đây là lượng sắt lớn giúp mẹ bầu phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, trong 100g trứng vịt lộn còn chứa 212 mg photpho, 82 mg canxi, 13.6 g protein,… giúp cơ thể mẹ bầu tạo máu, cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho thai nhi.

Trứng vịt lộn phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt cho mẹ bầu

2.2 Mang thai 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn giúp phát triển các cơ quan của thai nhi

Bà bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Lượng vitamin A dồi dào có trong trứng vịt lộn giúp thai nhi phát triển các cơ quan như tim, gan, phổi,… Trong 100g trứng vịt lộn chứa 875 mcg vitamin A giúp thai nhi phát triển về hình thái cơ thể và các cơ quan, chức năng và bộ phận của mắt, tránh hiện tượng phôi thai chết lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Giúp các cơ quan thai nhi phát triển

Dinh dương trong trứng vịt lộn giúp các cơ quan thai nhi phát triển

2.3 Bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn giúp phát triển xương khớp của thai nhi

3 tháng đầu là thời điểm thai nhi hình thành và bước đầu phát triển về xương khớp. 82 mg canxi có trong 100g trứng vịt lộn giúp thai nhi tăng cân nhanh, đảm bảo diễn ra ổn định sự phát triển về xương.

2.4 Ăn trứng vịt lộn giúp bổ sung năng lượng tăng sức đề kháng cho bà bầu

Bà bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Trong 100g trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg photpho, 600mg cholesterol. Đây là nguồn năng lượng dồi dào giúp mẹ bầu vượt qua mệt mỏi, căng thẳng do ốm nghén.

Bên cạnh đó, những chất này còn tăng sức đề kháng, do chất đề kháng bị suy giảm khi thay đổi nồng độ hormone Estrogen và Progesterone trong thời kỳ 3 tháng đầu.

Trứng vịt lộn bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng

Mang thai ăn trứng vịt lộn giúp tăng sức đề kháng và năng lượng cho bà bầu

Trứng vịt lộn là món ăn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi trong 3 tháng nếu ăn đúng cách. Vậy, bà bầu 3 tháng đầu nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn thì tốt? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần sau đây.

3. Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn thì tốt?

Ngoài việc quan tâm đến bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không thì việc ăn bao nhiêu trứng vịt lộn cũng cần được quan tâm. Bởi trứng vịt lộn giàu dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ chỉ nên ăn 2 quả/tuần, chia làm 2 bữa.

Mẹ bầu chỉ nên ăn 2 quả/tuần, chia làm 2 bữa

Mẹ bầu chỉ nên ăn 2 quả/tuần, chia làm 2 bữa

Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối. Trứng vịt lộn nhiều đạm và cholesterol, cơ thể bà bầu mất nhiều thời gian để tiêu hóa những chất này. Nếu ăn vào buổi tối, thời gian ít, mẹ bầu dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Buổi sáng là lúc hệ tiêu hóa hoạt động tích cực nhất dễ dàng tiêu thụ và hấp thụ hết lượng chất có trong trứng vịt lộn.

Một lưu ý quan trọng khác cho mẹ bầu khi ăn trứng vịt lộn là tránh ăn cùng rau răm. Bởi rau răm chứa chất gây kích thích tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh dẫn đến thai nhi bị sẩy thai hoặc sinh non.

4. Rủi ro bà bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn quá nhiều

Ăn trứng vịt lộn mang lại hiệu quả dinh dưỡng cao nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Khi ăn trứng vịt lộn với số lượng lớn, mẹ bầu 3 tháng đầu sẽ gặp phải những vấn đề sau:

Ăn vịt lộn nhiều bà bầu dễ bị cao huyết áp

Bầu 3 tháng đầu ăn vịt lộn nhiều bà bầu dễ bị cao huyết áp

  • Dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ: Trong 100g trứng vịt lộn chứa những 600mg Cholesterol. Lượng lớn Cholesterol đẩy nhanh xơ vữa động mạch khiến cho mẹ bầu dễ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tiểu đường, cao huyết áp,…
  • Làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì: Năng lượng và chất béo khá cao trong trứng vịt lộn là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. Có đên 182kcal năng lượng và 12,4g chất béo trong 100g trứng vịt lộn. Trong 3 tháng đầu, thai nhi chưa phát triển về cân nặng, nếu ăn quá nhiều trứng vịt lộn, các chất trên sẽ tích tụ tạo mỡ thừa cho mẹ bầu.
  • Dư thừa vitamin A trong thai kỳ: Trứng vịt lộn giàu vitamin A vì có đến 875 mcg vitamin A có trong 100g trứng. Nếu bà bầu ăn quá nhiều loại trứng này sẽ dư thừa vitamin A gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Với những rủi ro có thể xảy ra khi ăn trứng vịt lộn thì ngoài việc lo lắng bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không thì bà bầu 3 tháng đầu nên nắm rõ một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn trong phần tiếp theo.

5. Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn dành cho bà bầu 3 tháng đầu

Mặc dù trứng vịt lộn tốt cho mẹ bầu và thai nhi nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên ăn. Để mang lại hiệu quả dinh dưỡng cao nhất, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ bị tiểu đường, huyết áp, tim mạch: Bởi vì lượng cholesterol cao trong trứng vịt lộn sẽ làm các bệnh này trở nên trầm trọng hơn.
  • Hạn chế kết hợp với thực phẩm giàu vitamin A: Mẹ bầu cũng không nên ăn trứng vịt lộn với các thực phẩm chứa nhiều vitamin A (gan bò, dầu gan cá, khoang lang, cà rốt,… ) Lượng Vitamin A dồi dào có trong trứng vịt lộn kết hợp với các thực phẩm khác gây thừa vitamin A, dẫn đến dị tật thai nhi.
  • Tránh kết hợp với các gia vị nóng: Mẹ bầu không nên ăn trứng vịt lộn cùng gia vị nóng (ớt, tỏi,…) hoặc cho quá nhiều muối,… Điều này sẽ khiến mẹ bầu bị nóng trong người, đầy hơi, khó tiêu.
Tránh ăn trứng vịt lộn với thực phẩm giàu vitamin A

Tránh ăn trứng vịt lộn với thực phẩm giàu vitamin A

Vậy bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ có thể ăn trứng vịt lộn để cung cấp thêm dinh dưỡng cho thai nhi nhưng chỉ nên ăn 2 quả/tuần, chia làm 2 bữa. Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu nên ăn vào buổi sáng, không nên ăn kèm rau răm, thực phẩm giàu vitamin A và gia vị nóng. Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

1/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bà bầu ăn nấm được không? 5 lợi ích và 7 lưu ý 

    Nấm là một loại thực phẩm phong phú về hương vị và dinh dưỡng, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy…

    16 Th9, 2024
    332

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    319

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    16 Th9, 2024
    430

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    317

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám