Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có sao không? Top 6 việc cần làm ngay

Cập nhật 22/02/2024

28.4K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy không phải là hiện tượng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách, kịp thời khiến mẹ bầu sốc mất nước và để lại hệ quả nghiêm trọng cả sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Mời bạn đọc cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh tiêu chảy cho các mẹ bầu 3 tháng đầu qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có sao không?

Câu trả lời là không. Rất nhiều mẹ lo lắng và thắc mắc về hiện tượng này bởi 3 tháng đầu là giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên trong thai kỳ vì vậy các mẹ thường hay lo lắng khi có bất kỳ hiện tượng lạ nào xảy ra.

Bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có sao không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có sao không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Tiêu chảy không phải là hiện tượng nguy hiểm tuy nhiên các mẹ bầu cũng không nên chủ quan cần biết cách xử lý đúng cách và kịp thời để không để lại hệ quả nghiệm trọng. Chi tiết, các mẹ bầu có thể đọc các phần tiếp theo của bài viết này.

2. Nguyên nhân bà bầu 3 tháng đầu tiên bị tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, để mẹ bầu dễ dàng nhận biết các nguyên nhân, bài viết này sẽ chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau:

Các nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị tiêu chảy là:

  • Nhạy cảm với thực phẩm lạ: Khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu trở nên rất nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài như mùi hương, món ăn,… Khi mang thai, mẹ bầu sẽ bổ sung thêm nhiều thực phẩm, món ăn mới mà có thể chưa từng ăn trước đây. Cơ thể có thể chưa làm quen được với những sự thay đổi này nên tiến hành đào thải ra ngoài, gây ra các hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Thay đổi chế độ ăn do ốm nghén: Trong 3 tháng đầu các mẹ bầu thường bị ốm nghén dẫn đến chế độ ăn của mẹ bầu có nhiều thay đổi đột ngột. Mẹ bầu ăn quá nhiều một số loại thực phẩm do thèm chua, thèm đồ chát hoặc những món ăn nhuận tràng (khoai lang, sữa chua, nước hoa quả,…) Trong khi đó, hệ tiêu hóa của mẹ bầu khi mới mang thai chưa kịp thích nghi dẫn đến tiêu chảy.
  • Không dung nạp đường lactose trong sữa: Khi mang thai, nhu cầu cung cấp canxi cho cơ thể của các mẹ thường cao hơn so với bình thường. Sữa cho bà bầu là thực phẩm được nhiều chị em lựa chọn để cung cấp canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có thể dung nạp được đường lactose trong sữa. Do đó, dẫn tới tình trạng cơ thể không tiêu hóa và hấp thụ được sữa nên bị tiêu chảy.
  • Thay đổi hormone trong 3 tháng đầu: Các hormone như progesterone, estrogen, Gonadotropin sẽ làm chậm hoặc tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa từ đó có thể gây ra các hiện tượng ói mửa, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
3 tháng đầu là thời điểm mẹ bầu dễ nhạy cảm nhất với thực phẩm

Mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu trở nên rất nhạy cảm với mùi hương, thức ăn…

Những nguyên nhân khác có thể kể đến như:

  • Bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn, virus (rota, Cytomegalo), ký sinh trùng đường ruột.
  • Hậu quả của hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, Celiac,…
  • Tiêu chảy do tác dụng phụ của vitamin, khoáng chất hoặc thuốc điều trị, các thực phẩm bổ sung sử dụng trong thai kỳ.

3. Dấu hiện thường thấy khi mang thai 3 tháng đầu bị tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy rất dễ phát hiện bởi những biểu hiện rất rõ ràng và thường xuất hiện từ rất sớm. Dưới đây là các dấu hiệu thường thấy khi các mẹ bầu 3 tháng bị tiêu chảy:

  • Đau quanh rốn: Mẹ bầu đau quanh rốn thường dữ dội và mót đi ngoài. Các cơn đau có thể khiến tử cung co bóp dữ dội, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Tăng tần suất đi ngoài: Các mẹ bầu khi bị tiêu chảy sẽ muốn đi ngoài nhiều hơn bình thường. Thông thường số lần đi ngoài sẽ từ 3 lần trở lên và phân ở dạng lỏng.
  • Đi ngoài phân lỏng và nôn mửa: Đi ngoài phân lỏng và nôn khiến lượng nước trong cơ thể bị đẩy ra ngoài.

Mẹ bầu bị tiêu chảy sẽ khiến bị mất nước, kiệt sức, mệt mỏi. Với những trường hợp bị tiêu chảy kéo dài sẽ gây đe dọa tới sức khỏe của người mẹ và tính mạng thai nhi.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là bầu bị đi ngoài nhiều lần

Đi ngoài phần lỏng nhiều lần trong ngày là biểu hiện đặc trưng của bệnh tiêu chảy

4. Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Bà bầu 3 tháng bị tiêu chảy trong vòng 1 ngày rồi khỏi thì sẽ không nguy hiểm tới sức khỏe thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, trường hợp tiêu chảy kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Cơ thể người mẹ sẽ bị kiệt sức do bị mất nước và thiếu chất dinh dưỡng. Thiếu chất dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Chính vì thế, các chị em cần lưu ý đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị trong các trường hợp sau:

  • Tiêu chảy chuyển biến nặng hơn: Các triệu chứng thường thấy đó là phân có kèm máu, chất nhầy hoặc phân hoàn toàn là chất lỏng. Các biện pháp tại nhà lúc này không còn đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Tiêu chảy kèm sốt: Khi bị tiêu chảy kèm với sốt cao liên tục, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay. Bởi vì lúc này sức khỏe của người mẹ kém đi, nguy cơ sảy thai là rất cao.
  • Tiêu chảy kèm cơn đau dữ dội: Các cơn đau do ruột co bóp quá mạnh gây ảnh hưởng tới thai nhi nếu không điều trị kịp thời.
  • Các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: Những biểu hiện của mất nước nghiêm trọng thường là khô môi, khô miệng, tiểu ít, choáng váng, chóng mặt. Tình trạng mất nước có thể gây ảnh hưởng đến lượng nước ối của thai nhi, tăng nguy cơ gây sảy thai hay dị tật thai nhi.
Bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy kèm theo sốt

Bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy kèm theo sốt cần đi gặp bác sĩ luôn

5. 6 việc cần làm ngày khi bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy

Khi mang thai 3 tháng đầu bị tiêu chảy, các mẹ nên ghi nhớ những việc cần làm sau đây để có thể cải thiện tình trạng bệnh tại nhà hoặc phối hợp với các biện pháp điều trị bằng thuốc để bệnh tình cải thiện nhanh chóng:

5.1. Uống nhiều nước

Khi gặp tình trạng tiêu chảy, các mẹ bầu bị mất nước do nôn nhiều hay đi ngoài nhiều lần vì vậy để giữ cơ thể không bị mất nước bà bầu 3 tháng đầu nên bổ sung nước mỗi ngày. Phụ nữ mang thai nên uống ít nhất khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày.

Bổ sung nước thật nhiều để giữ cơ thể không bị mất nước

Bổ sung nước thật nhiều để giữ cơ thể không bị mất nước

Bên cạnh nước lọc, bà bầu cũng có thể bổ sung chất điện giải. Mẹ bầu có thể sử dụng các chế phẩm oresol dạng viên sủi hay dạng bột hòa tan trên thị trường. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý pha oresol và sử dụng theo đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì mỗi sản phẩm (Lưu ý: trước khi sử dụng oresol nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn)

5.2 Xem xét lại thuốc, thực phẩm, đồ ăn đã đưa vào cơ thể

Việc xem xét các thực phẩm, thuốc đã sử dụng trước đó là việc làm quan trọng giúp các mẹ bầu phát hiện nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh bệnh nặng thêm hay bệnh quay trở lại sau khi khỏi.

5.3 Thay đổi chế độ ăn khi tiêu chảy

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa. Do đó, các mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp với thể trạng của mình.

Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy nên ăn sữa chua

Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy nên ăn sữa chua

Thực phẩm nên ăn

  • Sữa chua: giúp bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, chống lại vi khuẩn xấu tấn công đường ruột gây tiêu chảy.
  • Các thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì nướng, bánh quy, gạo, khoai tây nghiền, bột yến mạch, cà rốt,…) là những thực phẩm có hàm lượng xơ thấp, điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Các loại trái cây (chuối, táo, hồng xiêm,ổi chín….) là những loại dễ tiêu hóa, hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Ăn chín uống sôi, các thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thực phẩm nên tránh khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy

  • Các thực phẩm lạ, các thuốc là nguyên nhân dẫn tới những lần tiêu chảy của mẹ bầu. Đặc biệt, các mẹ bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy do không dung nạp lactose cần tránh uống sữa hay các chế phẩm từ sữa.
  • Các đồ tái sống, tiết canh, những thực phẩm dễ lây nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy.
  • Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu, đòi hỏi hệ tiêu hóa hoạt động nhiều.
  • Hải sản là nhóm thực phẩm khó tiêu hóa do chứa hàm lượng cao thủy ngân vô cơ, dễ làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy.
  • Nước ngọt, nước có gas gây đầy hơi, khó tiêu, nước hoa quả

5.4 Không tự ý uống thuốc

Sử dụng thuốc luôn kèm theo các nguy cơ về tác dụng không mong muốn khác. Do vậy, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, tất cả các thuốc,  đặc biệt đối với các mẹ bầu, cần được bác sĩ tư vấn và chỉ định trước khi sử dụng.

5.5 Nghỉ ngơi nhiều hơn

Tiêu chảy ở các mẹ bầu gây mệt mỏi nhiều, choáng váng, dễ làm mẹ bầu vấp ngã. Do vậy, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể nhanh chóng bình phục, tránh tiêu chảy kéo dài ảnh hưởng đến thai nhi.

Nên nằm nghỉ ngơi khi bà bầu 3 tháng bị tiêu chảy

Nên nằm nghỉ ngơi khi bà bầu 3 tháng bị tiêu chảy

5.6 Theo dõi tình trạng tiêu chảy

Tiêu chảy ở mẹ bầu có thể diễn biến nặng hơn theo thời gian. Đối với trường hợp chỉ đi ngoài phân lỏng, không mệt mỏi, không sốt, số lần đi ngoài ít, các mẹ bầu không nên chủ quan mà phải theo dõi thêm tình trạng diễn biến của bệnh sau đó.

6. Cách phòng ngừa hiện tượng tiêu chảy bà bầu 3 tháng đầu

Sau khi tình trạng tiêu chảy được cải thiện, các mẹ bầu không nên chủ quan vì hiện tượng này có thể quay lại bất cứ lúc nào. Một số lưu ý giúp hạn chế tiêu chảy mà các mẹ bầu cần nhớ đó là:

  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Mẹ bầu nên sử dụng các thực phẩm được chế biến cẩn thận, sạch sẽ để giảm số lượng vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại gỏi, tiết canh, rau sống, thịt tái sống…
  • Bổ sung sữa chua: Ăn sữa chua hàng ngày là biện pháp bổ sung lợi khuẩn để “chiến đấu” với vi khuẩn có hại, cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột và hạn chế vi khuẩn có hại tấn công gây tiêu chảy cho mẹ bầu.
  • Tránh nhóm thực phẩm nhạy cảm với hệ tiêu hóa mẹ bầu: Mẹ bầu nên tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, hải sản. Đây là những nhóm thực phẩm khó tiêu, dễ gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.
  • Hạn chế ăn uống ở ngoài thay vào đó các bà bầu có thể tự nấu để đảm bảo hợp vệ sinh.

7. Hỏi – đáp liên quan vấn đề tiêu chảy bầu 3 tháng đầu

Dưới đây là phần giải đáp cho một số thắc mắc mà các mẹ bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có thể quan tâm:

Câu 1: Thực đơn cho mẹ bầu khi bị tiêu chảy là gì?

Bà bầu có thể bổ sung rất nhiều thực phẩm tốt khi bị tiêu chảy. Dưới đây là các thực phẩm tốt nhất để mẹ bầu bổ sung vào thực đơn cho bà bầu khi bị tiêu chảy.

Thực đơn dành cho bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy như chuối, táo

Thực đơn dành cho bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy như chuối, táo

Mẹ bầu ăn bánh mì là cách tốt nhất tạo cho mình nguồn tinh bột phong phú giúp hút bớt dịch trong lòng ruột khi bạn đang bị tiêu chảy làm phiền. Hơn nữa, thành phần carbohydrate trong bánh mì giúp mẹ bầu tràn đầy năng lượng trong một ngày dài.

Ngoài ra khi mua bánh mì các mẹ nên xem kỹ thành phần trên bao bì, để tránh những loại bánh mì chứa nhiều đường và muối. Tốt nhất là bạn nên tự làm bánh ở nhà bằng những hương vị tự nhiên.

  • Bánh mì: Bánh mì chưa nhiều tinh bột giúp hút bớt dịch trong lòng ruột từ đó hạn chế tiêu chảy ở bà bầu. Ngoài ra carbohydrate có trong bánh mì giúp bổ sung năng lượng cần thiết dành cho bà bầu.
  • Sữa chua: Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn probiotics tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu. Các mẹ bầu có thể ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày giúp loại bỏ vi khuẩn xấu xâm nhập.
  • Chuối: Hàm lượng kali có trong chuối giúp cần bằng chất điện phân trong cơ thể do thiếu nước vì vậy ăn chuối rất tốt cho bà bầu bị tiêu chảy.
  • Táo: Trong quả táo có chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin, các loại chất xơ này sẽ được hòa tan khi vào đường ruột tạo thành lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày từ đó ngăn ngừa tác nhân gây kích ứng ruột hạn chế tình trạng tiêu chảy ở bà bầu.
  • Khoai lang, khoai tây: chứa nhiều enzyme tốt cho hệ tiêu hóa, ngoài ra vitamin A, B, C và kali có trong khoai lang và khoai tây giúp giảm nhẹ hiện tượng tiêu chảy ở bà bầu. Các mẹ có thể chế biến thành các món ăn như: luộc, hấp hoặc xào tùy vào sở thích của mẹ.

Câu 2: Bị tiêu chảy nên ăn sáng gì?

Ở một số phụ nữ mang thai, tình trạng tiêu chảy, đau bụng thường xuất hiện vào buổi sáng. Vì vậy, bữa sáng trở thành mối quan tâm lớn trong dinh dưỡng hàng ngày của các mẹ bầu. Các gợi ý về bữa sáng cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy là:

  • Ngũ cốc: Không gây cảm giác đầy bụng, khó chịu, không gây rối loạn tiêu hóa và hạn chế tình trạng tiêu chảy.
  • Yến mạch: Tương tự như ngũ cốc, yến mạch cũng là sự lựa chọn an toàn cho mẹ bầu bị tiêu chảy. Các mẹ bầu có thể nấu cháo yến mạch với bí đỏ, hoặc sử dụng kèm với sữa tươi, sữa chua hay chuối.
  • Cháo: Đây là món ăn sáng phổ biến và thông dụng nhất cho các mẹ bầu bị tiêu chảy. Mẹ bầu nên ăn nhiều loại cháo như cháo gạo trắng, cháo đậu xanh, cháo thịt bằm, cháo bí đỏ,… để tránh cảm giác chán ăn
  • Sữa chua: Sữa chua nên được bổ sung vào bữa sáng kèm với các thực phẩm khác, giúp cung cấp lợi khuẩn, bảo vệ đường tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Trái cây: Những loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa mà mẹ bầu nên ăn là chuối, táo xay, ổi chín,…

Câu 3: Mẹ bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong hầu hết các trường hợp, mẹ bị tiêu chảy không gây ảnh hưởng đến thai nhi và thường tự hồi phục sau vài ngày điều chỉnh chế độ sinh hoạt.

Với những tình trạng tiêu chảy nặng, gây tiêu chảy ra máu, co bóp tử cung, mất nước nghiêm trọng, có thể phải đối mặt với những vấn đề như:

  • Thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển do cơ thể mẹ mệt mỏi, kiệt sức kéo dài.
  • Giảm lượng nước ối bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi
  • Sảy thai là hậu quả nguy hiểm nhất khi mẹ bầu bị tiêu chảy, tuy nhiên, tỷ lệ mẹ bầu sảy thai do tiêu chảy rất hiếm khi xảy ra.

Như vậy, các trường hợp bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên chủ quan mà cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống cho hợp lý để hạn chế tình trạng tiêu chảy kéo dài hay chuyển biến nặng thêm.

>>> Mẹ bầu cần biết: Phòng khám phụ khoa uy tín Hà Nội

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin và lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị tiêu chảy. Nếu có bất cứ thắc mắc và khó khăn nào, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh nhất!

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn lê được không? Lưu ý ăn lê đúng cách cho mẹ bầu

    3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển cho não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy…

    12 Th8, 2023
    4.9K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn đậu bắp được không? Hướng dẫn mẹ bầu chi tiết

    Bầu ăn đậu bắp được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu bởi bất kỳ loại thực phẩm nào trong giai đoạn này cũng…

    11 Th9, 2023
    1.7K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai mì được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì

    Bầu ăn khoai mì được không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Hãy cùng…

    09 Th9, 2023
    7.7K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn hàu được không? Và những lưu ý đặc biệt mẹ bầu cần biết

    Nhiều người lo lắng liệu bầu ăn hàu được không? Bởi trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống và dinh dưỡng là vô…

    22 Th8, 2023
    877

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám