3.0K
Tham vấn y khoa:Riêng tư: BSCKI. Mai Văn Bằng
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Với những người lần đầu mang thai, trong lòng sẽ thường trực rất nhiều nỗi lo lắng. Mọi vấn đề từ chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động thể chất đều phải được chú trọng. Đặc biệt nhất, để theo dõi được sát sao sức khỏe của mẹ và bé thì việc nắm rõ các mốc khám thai quan trọng là vô cùng cần thiết. Dưới đây, MEDIPLUS chia sẻ thông tin hữu ích về các giai đoạn mẹ bầu nên đi siêu âm và thăm khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách tốt nhất.
Khám thai định kỳ là quá trình kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn của thai kỳ. Nếu có điều gì bất thường, các Bác sĩ có thể can thiệp và xử lý kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm về sau.
Khám thai định kỳ là cách tốt nhất giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé
Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, cơ thể mẹ và thai nhi sẽ có những thay đổi khác nhau. Chính vì thế, tương ứng với mỗi thời điểm, thai phụ sẽ được bác sĩ thăm khám và chỉ định những xét nghiệm khác nhau giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Một số phương pháp cận lâm sàng quan trọng thường được chỉ định bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo đường huyết, đo độ mờ da gáy, Double test, Triple test, siêu âm thai,…
Thông qua quá trình khám thai, bố mẹ có thể biết được tường tận về tình hình sức khỏe hiện tại của thai nhi, rằng bé đang phát triển trong giai đoạn nào và có thực sự khỏe mạnh hay không. Thông qua việc khám thai định kỳ có thể biết được chiều cao, cân nặng của trẻ đồng thời theo dõi và phát hiện sớm các dị tật để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, việc khám thai cũng giúp bác sĩ kiểm tra tổng quát về tình hình sức khỏe của mẹ bầu, giúp phát hiện và điều trị kịp thời những căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường,…
Một điều hết sức hữu ích đối với người mẹ chính là sau quá trình khám thai sẽ được các bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng, cách sinh hoạt để bảo vệ mẹ và bé bình an trong cả thai kỳ. Ngoài ra, nếu mẹ bầu có bất kỳ thắc mắc nào trong lúc mang thai thì khi khám thai chính là thời điểm tuyệt vời để nhận được các giải đáp chính xác từ chuyên gia.
>>> Xem thêm bài viết:
Khám thai tưởng chừng là một việc đơn giản và không cần chuẩn bị gì nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình thăm khám diễn ra một cách thuận lợi nhất thì mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
2.1 Lựa chọn trang phục khám thai thoải mái
Mẹ bầu nên chọn cho mình những chiếc quần rộng cạp hoặc những chiếc váy có chất liệu nhẹ nhàng và độ co dãn tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thăm khám, không phải mất nhiều thời gian di chuyển để thay đồ theo yêu cầu của các cơ sở y tế.
Mẹ bầu nên lựa chọn trang phục với chất liệu co dãn, tạo thuận lợi cho quá trình khám thai
2.2 Đi vệ sinh và uống nước trước khi siêu âm
Uống nhiều nước trước khi siêu âm trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm bàng quang được đầy, tử cung cũng được đẩy lên cao, giúp bác sĩ có thể quan sát em bé một cách dễ dàng hơn. Đến các giai đoạn sau, do em bé đã lớn hơn nên mẹ bầu sẽ cần đi tiểu để làm rỗng bàng quang trước khi siêu âm, đảm bảo kết quả được chính xác.
2.3 Duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý
Trước khi đi khám thai, mẹ bầu không nên dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê và nước tăng lực. Thay vào đó nên ăn nhiều trái cây, rau củ, bổ sung sữa và các loại protein lành mạnh từ đậu, trứng, thịt nạc. Mẹ bầu cũng nên mang theo đồ ăn nhẹ để ăn trong khi chờ đợi hoặc sau khi xét nghiệm xong để tránh bị mất sức. Trong một vài trường hợp đặc biệt sẽ có các yêu cầu về ăn uống khác nhau, tùy vào chỉ định của bác sĩ.
2.4 Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khám thai
Mẹ bầu nên lưu trữ và mang theo hồ sơ khám thai ở những lần trước để bác sĩ tiện theo dõi quá trình thay đổi và phát triển của thai nhi.
2.5 Chú ý trong việc chọn giày khi đi khám thai
So với giày cao gót, đi giày bệt giúp mẹ bầu có cảm giác an toàn hơn khi di chuyển và hỗ trợ cho những lần lên xuống bàn siêu âm được thuận lợi và dễ dàng. Giày bệt được xem như là một vật dụng không thể thiếu trong các lần thăm khám của thai phụ.
2.6 Chú trọng việc vệ sinh cơ thể
Mẹ bầu trước khi đi khám cần vệ sinh cơ thể kỹ càng, nhất là vùng kín để quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tránh ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả khám.
Khám thai là quá trình diễn ra đều đặn trong suốt hành trình 280 ngày của thai kỳ. Mỗi mốc khám thai sẽ có một ý nghĩa riêng. Vậy đâu là những mốc khám thai quan trọng? Chuyên gia MEDIPLUS hướng dẫn mẹ bầu nên khám thai vào các giai đoạn dưới đây:
Đây là một mốc vô cùng quan trọng, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Sau 2 tuần trễ kinh và dùng que thử thai đã xuất hiện 2 vạch thì nên đi khám ngay để biết được kết quả chính xác rằng mình có mang thai hay không.
Trong lần khám đầu tiên này, thai phụ sẽ được chỉ định như sau:
Trong lần khám thai này, mẹ bầu nên cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sĩ chẳng hạn như đã từng sảy thai hay có tiền sử tiền sản giật không, có mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường và cao huyết áp hoặc trong gia đình từng có ai mắc bệnh Down hay không vì dị tật bẩm sinh này có thể sẽ di truyền sang cơ thể thai nhi.
Trong giai đoạn này, thông qua kỹ thuật siêu âm sẽ giúp các bác sĩ kiểm tra xem trẻ đã xuất hiện tim thai hay chưa. Khi thai nhi được 5 tuần tuổi thường là đã hình thành tim thai. Kích thước tim thai lúc này chỉ nhỏ bằng hạt gạo, bao gồm các ống dẫn đơn giản. Ở tuần thai thứ 7, tức là sau 2 tuần thì tim thai đã lớn hơn một chút và bắt đầu chia làm 2 buồng tim trái và phải. Trong trường hợp bất thường khi bác sĩ siêu âm thai 7 tuần nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện tim thai hoặc có âm vang thai nhưng chưa có tim thai thì mẹ bầu bắt buộc phải thực hiện một số xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra xem thai còn sống hay không. Xét nghiệm nồng độ hCG được xem là phù hợp nhất ở thời điểm này.
Trong lần khám thai này, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm máu và thử nước tiểu để kiểm tra xem cơ thể có đang bị thiếu máu hay thiếu chất không, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp. Khi thai nhi được 8 tuần thì bác sĩ đã có thể tính ngày dự sinh tương đối chính xác thông qua kết quả siêu âm.
Các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua việc khám thai khi thai nhi đủ 11 tuần. Ngoài các bước khám cơ bản như hai lần đầu thì lúc này thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định thêm các kỹ thuật như xét nghiệm Double test, siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy để chẩn đoán về các dị tật bẩm sinh như bị Down, dị tật liên quan đến tim mạch, dị dạng chân tay, sứt môi hoặc hở hàm ếch nếu có.
Trong trường hợp xấu nhất sau khi đo độ mờ da gáy là trẻ có kết quả nghi ngờ mắc các dị tật bẩm sinh như trên, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu làm xét nghiệm sinh thiết gai nhau. Thông qua xét nghiệm này có thể biết được tình trạng và mức độ dị tật của thai nhi.
Từ đủ 16 tuần tuổi, thai nhi đã bắt đầu phát triển tương đối hoàn thiện về hình thái, do đó việc khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện được các bất thường ở thai nhi như hở hàm ếch hoặc bị dị dạng cơ quan. Các bước khám thai ở thời kỳ này cũng rất cơ bản như đo chiều cao, cân nặng, huyết áp cho thai phụ. Sau đó sẽ là các xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng và chi tiết hơn:
Dựa trên kết quả các xét nghiệm sau khi khám thai, thai phụ sẽ nhận được những tư vấn cụ thể về cách chăm sóc bản thân cũng như thai nhi trong những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.
Trong lần khám thai thứ 5 này, các mẹ bầu sẽ được kiểm tra chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, đo chiều cao tử cung và siêu âm để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi và theo dõi lượng nước ối.
Khám thai ở giai đoạn tuần thứ 20 rất quan trọng. Thông thường, tuần thứ 20 của thai kỳ các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thai 4 chiều để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát sớm những bất thường có thể xảy ra tại các cơ quan trong cơ thể (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối. Nếu kết quả siêu âm có phát hiện bất thường về thể chất của thai nhi, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu xem có nên đình chỉ thai nghén hay không.
Đây là lúc mà các bác sĩ sẽ dựa trên quá trình khám thai để đưa ra những chẩn đoán về dị tật ở cơ quan nội tạng của thai nhi như tim hoặc phổi, biết được tình trạng phát triển của thai nhi so với tiêu chuẩn và cung cấp những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu.
Đây là thời điểm để bác sĩ phát hiện những dị tật muộn có thể xảy ra, kiểm tra lại sự phát triển các cơ quan và đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua kỹ thuật siêu âm 4 chiều. Đây cũng là khoảng thời gian vàng để kiểm tra xem người mẹ có mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường hay không để kịp thời can thiệp bằng chế độ ăn, hỗ trợ thêm bằng insulin và áp dụng các chế độ luyện tập phù hợp. Thông thường các mẹ bầu sẽ phải nhịn ăn theo yêu cầu của bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm. Trong giai đoạn thai nhi đạt từ 26 đến 30 tuần, người mẹ cần được tiêm phòng vắc xin để ngăn ngừa uốn ván.
Với kỹ thuật siêu âm 4 chiều, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ và bé
Các dị tật có thể xuất hiện với thai nhi sẽ được các bác sĩ chẩn đoán lần cuối thông qua siêu âm 4 chiều ở tuần thai thứ 32. Thai phụ sẽ được khám tổng quát, đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi doppler động mạch rốn và não của thai nhi và động mạch tử cung. Siêu âm doppler thai giúp các bác sĩ đo lường lưu lượng máu ở những vị trí khác nhau của thai nhi như tim, não, dây rốn,… nhằm kiểm tra xem em bé có tiếp nhận được đủ oxy từ mẹ và các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua nhau thai hay không.
Đây chính là sự khác biệt mà siêu âm thông thường không thể kiểm tra được. Kỹ thuật siêu âm doppler được ứng dụng rất phổ biến trong y học ngày nay, đây được xem là một trong những phương pháp an toàn, không gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi nếu tần suất siêu âm trong 3 tháng cuối của thai kỳ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ bầu tiêm nhắc lại vacxin phòng ngừa uốn ván.
Ngoài các quy trình cơ bản như đo chiều cao cân nặng, huyết áp,… thì mẹ bầu sẽ được tiến hành siêu âm và xét nghiệm Non-stress. Việc siêu âm nếu cho kết quả thai ngôi mông, các bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn mẹ bầu xoay ngôi thai một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cổ tử cung để dự đoán rằng em bé sắp chào đời hay chưa.
Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, nếu bác sĩ đánh giá thai có vấn đề và cần được theo dõi kỹ hơn, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm xét nghiệm Non-stress để chắc chắn rằng thai nhi vẫn đang phát triển tốt dựa trên sự so sánh thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động của thai. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp bác sĩ tìm hiểu xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không tương tự như kỹ thuật siêu âm doppler thai.
Ở giai đoạn quan trọng này, người mẹ sẽ được các bác sĩ tiến hành chạy máy Monitor sản khoa để có thể ghi nhận các cơn co tử cung cũng như theo dõi sự thay đổi của tim thai. Thông qua kết quả siêu âm ở giai đoạn này, các bác sĩ có thể sẽ dự báo cân nặng của thai nhi khi sinh ra, đồng thời kiểm tra lại tình trạng dây rốn và nước ối xem thai nhi có được đảm bảo an toàn hay không. Bắt đầu từ thời điểm này, bất kỳ lúc nào mà mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu báo chuyển dạ thì cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra kỹ lưỡng.
Hy vọng thông qua bài viết này, mỗi bậc cha mẹ, đặc biệt là những thai phụ lần đầu mang bầu sẽ nắm rõ được các mốc khám thai quan trọng, từ đó có thể chủ động lên kế hoạch khám thai để theo dõi sức khỏe của bản thân cũng như quá trình phát triển của thai nhi, vì một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp tới Fanpage của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được giải đáp từ chuyên gia một cách nhanh nhất.
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phá đồ điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Riêng tư: BSCKI. Mai Văn Bằng
BSCKI. Mai Văn Bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I Đại học Y Hà Nội..Với kinh nghiệm 9 năm trong đó có 5 năm bác sĩ siêu âm tại…
Bài viết liên quan
Bầu ăn hạt dẻ được không? Hạt dẻ thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại ít calo là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.…
Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi
Chuyên mục: Sản khoa
Thắc mắc “Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?” Của rất nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai vì món ăn này dễ…
Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS.BS Trương Quang Hải
Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Là câu hỏi của các tín đồ ăn vặt khi bước vào giai đoạn mang thai. Tuy đây…
Bầu ăn sứa được không? Là thắc mắc của nhiều người, mặc dù đây là món ăn ngon, mát, dễ ăn. Hãy dành 1 phút…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.