1.5K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Khoảnh khắc chào đời của con luôn là những giây phút tuyệt vời và thiêng liêng nhất đối với ba mẹ. Tuy nhiên, để đạt được điều đó người mẹ đã không ngừng nỗ lực trải qua 9 tháng 10 ngày “mang nặng đẻ đau”. Đặc biệt, nhiều thai phụ còn phải đối mặt với tình trạng chuyển dạ kéo dài khiến cho quá trình sinh con trở nên gian nan hơn bao giờ hết. Vậy tình trạng này tại sao lại gặp phải, mẹ bầu cấn xử trí như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết bài chia sẻ dưới đây.
Chuyển dạ là một hiện tượng sinh lý bình thường giúp đẩy thai nhi và các phần phụ ra khỏi tử cung người mẹ. Thai phụ sẽ xuất hiện hàng loạt các cơn co cơ tử cung (dạ con) đều đặn theo chu kỳ, ngày càng mạnh dần. Một quá trình chuyển dạ bao gồm 3 giai đoạn:
Sau giai đoạn sổ nhau, tử cung sẽ co thắt, các mạch máu tại vị trí nhau bám sẽ được siết chặt theo cơ chế đông máu bình thường của cơ thể giúp ngưng chảy máu.
Thông thường, quá trình chuyển dạ diễn ra trong vòng 12-18 tiếng đối với thai phụ sinh con so và trung bình từ 8-12 tiếng ở thai phụ sinh con rạ.
Quá trình chuyển dạ trung bình kéo dài 8 – 18 tiếng phụ thuộc vào lần mang thai của sản phụ
Chuyển dạ kéo dài xảy ra khi thời gian chuyển dạ kéo dài từ 20 giờ trở lên (đối với trường hợp sinh con lần đầu) và từ 14 giờ (đối với trường hợp sinh con lần 2). Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những bất thường ở cơ co tử cung, thai nhi hoặc khung chậu.
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng chuyển dạ kéo dài ở thai phụ. Trong đó, một số yếu tố chính là:
Tính chất cơn co
Các cơn co tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dạ. Do đó, sự bất thường về tính chất cơn co cũng có thể là nguyên nhân làm kéo dài cuộc chuyển dạ.
Cơn co tử cung quá yếu (không đủ trương lực cơ) hoặc thưa (không thường xuyên) là các yếu tố chính khiến quá trình chuyển dạ kéo dài.
Bản thân thai phụ
Các yếu tố liên quan đến sản phụ cũng có thể là nguyên nhân của việc kéo dài quá trình chuyển dạ, trong đó phải kể đến các nguyên nhân sau:
Thai nhi
Bên cạnh các nguyên nhân liên quan đến sản phụ, quá trình chuyển dạ cũng phụ thuộc phần lớn vào tình trạng của thai nhi:
Thai nhi kích thước lớn cũng làm chậm quá trình chuyển dạ
Nhận biết sớm các biểu hiện và nguy cơ gây chuyển dạ kéo dài sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp trị liệu hoặc tầm soát kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng của một cơn chuyển dạ kéo dài thường khá rõ ràng với các biểu hiện chính sau:
Các yếu tố nguy cơ làm tăng chuyển dạ kéo dài
Việc tầm soát sớm hoặc lưu ý các yếu tố nguy cơ gây kéo dài tình trạng chuyển dạ là cần thiết để có những biện pháp đề phòng giúp giảm bớt sự khó khăn trong việc sinh nở của thai phụ.
Chuyển dạ kéo dài không những làm tăng nguy cơ phải mổ lấy thai mà còn tiềm ẩn những biến chứng, di chứng nặng nề về sau, cụ thể:
Biến chứng trên thai phụ
Biến chứng trên thai nhi
Khi đã được chẩn đoán chuyển dạ kéo dài, các mẹ bầu bình tĩnh và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xác định chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý thích hợp.
Rối loạn co cơ tử cung, cổ tử cung ngừng tiến triển
Khi các cơn cơ tử cung yếu dần, bác sĩ thường chỉ định tiêm truyền oxytocin với mục đích tăng cường cũng như điều chỉnh các cơn gò tử cung. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể kết hợp với liệu pháp tia ối (phá ối) giúp tăng cường chuyển dạ.
Trong trường hợp các cơn co tử cung cường tính: Dùng thuốc giảm co để ổn định tần suất co của các cơn gò tử cung.
Thai to hoặc khung chậu hẹp
Bác sĩ sẽ dùng nghiệm pháp lọt ngôi chỏm đánh giá cuộc sinh trong các tình huống cụ thể như khung chậu của mẹ giới hạn hoặc thai nhi khá to. Mục đích cuối cùng của phương pháp này là quyết định xem có nên tiếp tục sinh thường hay chuyển sang mổ lấy thai.
Phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp thai suy, có sẹo mổ tử cung cũ hoặc ngôi thai không phải ngôi chỏm (thai nhi nằm xuôi, trục của thai nhi song song trục tử cung).
Thai suy
Hiện tượng này xảy ra khi thai nhi không được khỏe do không nhận đủ oxy. Điều này có thể để lại di chứng nặng nề về hô hấp cho trẻ sau sinh hoặc thậm chí khiến thai nhi ngưng thở. Khi có suy thai, bước đầu có thể dùng thuốc giảm bớt cơn co tử cung để tăng tuần hoàn, cải thiện oxy cho thai nhi. Nếu tình trạng không cải thiện, bác sĩ cần chỉ định mổ lấy thai cấp cứu kèm với các biện pháp hồi sức tích cực sơ sinh ngay trong phòng mổ.
Mổ lấy thai được chỉ định trong các trường hợp cụ thể
Sinh giúp bằng dụng cụ giác hút hoặc forceps
Forceps là dụng cụ có 2 cành tách biệt, khi bác sĩ tác động kẹp lên forceps đặt sẵn lên đầu thai nhi, đồng thời xoay sẽ kéo được thai nhi ra ngoài âm đạo. Phương pháp này được các bác sĩ cân nhắc sử dụng khi:
Chuyển dạ kéo dài không thường xuyên xảy ra, tuy nhiên, các mẹ bầu cũng cần có những biện pháp phòng ngừa trước cho bản thân để tránh gặp phải tình trạng không mong muốn này:
Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu theo dõi được sức khỏe của bản thân và sự phát triển thai nhi
Trên đây là các thông tin cơ bản về tình trạng chuyển dạ kéo dài ở mẹ bầu, hy vọng bài viết trên có thể giúp sản phụ trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về tình trạng này để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc sinh nở. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bố mẹ liên hệ tới Hotline: 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp tới fanpage Facebook Tổ hơp Y tế MEDIPLUS để nhận được giải đáp từ chuyên gia.
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…
Chuyên mục: Sản khoa
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…
Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…
Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.