Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì?

Cập nhật 27/07/2023

5.4K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì rất quan trọng bởi việc nắm rõ các mốc thời gian tiêm phòng giúp cho mẹ bầu chủ động phòng ngừa bệnh khi có thai. Trong bài viết này, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ các thông tin quan trọng về các mũi tiêm phòng cho mẹ bầu 3 tháng đầu của thai kỳ để bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

1. Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì?

Khi đến bệnh viện thăm khám trước khi mang thai hoặc sau khi phát hiện có thai, bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ bầu các thông tin chi tiết về lịch tiêm phòng trong cả thai kỳ. Những mốc thời gian tiêm phòng mẹ bầu cần chú ý như sau:

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ không được tiêm bất cứ mũi tiêm phòng nào. Bởi vì đây là giai đoạn hình thành nên các cơ quan quan trọng của thai nhi nên mẹ bầu không nên thực hiện tiêm phòng nhằm tránh trường hợp ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Bác sĩ không khuyến khích phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thực hiện tiêm phòng

Bác sĩ không khuyến khích phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thực hiện tiêm phòng

Các bác sĩ thường khuyên các chị em có ý định mang thai nên tiêm phòng trước khi có thai từ 3-6 tháng để vacxin phát huy tốt công dụng. Hầu hết các mũi tiêm phòng thường tập trung ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.

2. Lịch tiêm phòng mang thai 3 tháng giữa

Ngoài việc quan tâm đến mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì thì 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ chỉ định tiêm hai loại vắc xin cơ bản, bao gồm:

  • Tiêm uốn ván cho bà bầu: Mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa với mục đích tiêm trước phơi nhiễm, nhằm giúp cơ thể mẹ tự tạo ra các kháng thể để chống lại virus Clostridium Tetani hay còn gọi là trực khuẩn uốn ván. Độc tố của loại vi khuẩn này rất nguy hiểm tới tính mạng con người. Con đường lây bệnh uốn ván là qua các vết thương hở.
  • Sở dĩ mẹ bầu 3 tháng giữa nên tiêm để vacxin phát huy tác dụng, bảo vệ mẹ bầu khi sinh nở có tác tổn thương và bảo vệ trẻ khi sinh ra dễ bị nhiễm trùng uốn ván qua vết cắt dây rốn.
  • Vacxin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván (hay vacxin Tdap,Td): sẽ tạo điều kiện cho cơ thể tự tạo các kháng thể và thai nhi sẽ nhận được khả năng miễn dịch truyền từ mẹ ngay trong thời kỳ thai sản. Các kháng thể này sẽ bảo vệ thai nhi trước những biến chứng bệnh nguy hiểm của bạch hầu, uốn ván và ho gà trước cả khi bé ra đời.

Những vấn đề cần lưu ý:

  • Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên thực hiện tiêm vacxin này trước khi mang bầu để bảo vệ an toàn cho thai nhi.
  • Mẹ bầu 3 tháng giữa nên thực hiện đầy đủ các mũi tiêm phòng để vacxin cần thiết.
  • Dưới đây là bảng thời gian tiêm của hai loại vacxin này trong giai đoạn mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa.

Đối với phụ nữ mang thai lần 1

Loại vacxin Mũi 1 Mũi 2
Vacxin uốn ván Mũi 1: Từ tuần 20 trở đi.
(bắt đầu từ tháng thứ 4, 5, 6)
Tiêm  sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước khi sinh tối thiểu 1 tháng
Vacxin Tdap Tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ với những mẹ bầu đã tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ và chưa tiêm nhắc lại trước khi mang thai.

Lịch tiêm phòng trong thời điểm này cần lưu ý

Thời gian tiêm: Tất cả các loại vacxin kể trên cần phải tiêm trước khi mang thai từ 1-3 tháng để đạt được hiệu quả phòng bệnh tối ưu và an toàn cho thai nhi.

Các loại vacxin khác: Các mẹ bầu có thể tham khảo thực hiện tiêm các loại vacxin phòng bệnh sau:

  • Vacxin viêm gan A, B.
  • Vacxin viêm màng não.
  • Vacxin sởi – quai bị – rubella.
  • Vacxin cảm cúm.
  • Vacxin thủy đậu.

Nếu chưa hoàn thành tiêm phòng vacxin viêm gan B, vacxin cúm bất hoạt… trước đó, các mẹ bầu có thể tiêm bổ sung.

Nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm phòng từ lần mang thai thứ 3 trở đi. Nhưng thời gian tiêm phòng quá 10 năm thì cần phải tiêm mũi 2.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu 3 tháng giữa

Lịch tiêm phòng cho bà bầu 3 tháng giữa

Đối với phụ nữ mang thai lần 2

Loại vacxin Mũi 1 Mũi 2
Vacxin uốn ván Mũi 1: Từ tuần 20 trở đi.
(Nếu trong vòng 5 năm chưa tiêm uốn ván nhắc lại)
Không cần
Vacxin Tdap Không cần Không cần

Lưu ý Mẹ bầu có thời gian đã tiêm phòng quá lâu (từ 5 năm trở lên) cần tiêm phòng lại những mũi tiêm sau:

  • Vacxin uốn ván.
  • Vacxin viêm gan B.
  • Vacxin cảm cúm.

Đối với phụ nữ mang thai lần 3

Loại vacxin Mũi 1 Mũi 2
Vacxin uốn ván Mũi 1: Từ tuần 20 trở đi.

(Nếu trong vòng 5 năm chưa tiêm uốn ván nhắc lại)

Không cần
Vacxin Tdap Không cần Không cần

Chị em cần chú ý trước khi mang thai cần đi xét nghiệm xem các kháng thể của lần tiêm vacxin trước đó còn khả năng miễn dịch hay không, để tiêm ngừa nhắc lại các loại vacxin phòng bệnh, như:

  • Vacxin sởi – quai bị – rubella.
  • Vacxin uốn ván.
  • Vacxin cúm.
  • Vacxin viêm gan B.

3. Lưu ý chung khi tiêm phòng ở phụ nữ mang thai

Dưới đây là các lưu ý chung khi tiêm phòng ở phụ nữ đang mang thai. Cụ thể:

Phụ nữ nên tiêm phòng khi có ý định mang thai

Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ, sẽ cực kỳ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do sự thay đổi của nồng độ hormone estrogen, progesterone,… trong cơ thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Vì thế, việc tiêm phòng bệnh sẽ là rất quan trọng nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn viêm gan, sởi, quai bị, rubella,… cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Xét nghiệm các kháng thể có đủ khả năng miễn dịch hay không, trước khi tiêm phòng, và khám sàng lọc trước khi tiêm sẽ giúp cho mẹ bầu có được những lời khuyên phù hợp từ bác sĩ và lựa chọn cho mình các mũi tiêm phòng hợp lý.

Những mũi tiêm phòng trước khi mang thai các mẹ bầu nên tham khảo, bao gồm:

  • Vacxin phòng bệnh thủy đậu.
  • Vacxin phòng bệnh viêm gan B.
  • Vacxin phòng bệnh cúm.
  • Vacxin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella.
Các tác dụng phụ mức độ nhẹ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng

Các tác dụng phụ mức độ nhẹ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng

Trang phục: Trước khi đi tiêm phòng, mẹ bầu nên mặc trang phục thoải mái nhằm hạn chế những cảm giác gây khó chịu, nóng bức cho cơ thể.

Cách giảm đau tại chỗ tiêm: Các mẹ bầu sẽ gặp các tác dụng phụ mức độ nhẹ như sưng đau hoặc dị ứng ngay chỗ tiêm, sốt nhẹ, ớn lạnh sau tiêm. Lúc này mẹ bầu nên chườm khăn ấm vào chỗ tiêm để giảm đau. Đồng thời, mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước và vitamin sẽ rất có lợi cho cơ thể.

Các mẹ bầu cũng cần tuân thủ phác đồ tiêm phòng và hướng dẫn của bác sĩ sau khi tiêm để có một lịch trình tiêm phòng an toàn nhất.

4. Địa chỉ tiêm phòng dành cho bà bầu

Ngoài mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì rất quan trọng thì việc tìm địa chỉ tiêm phòng cho bà bầu cũng được các mẹ quan tâm. Mẹ bầu có thể đến liên hệ tại các Trung tâm Y tế dự phòng được cấp phép ở địa phương mình đang sinh sống. Ngoài ra, các trung tâm tiêm chủng uy tín có cơ sở vật chất hiện đại hoặc tại chi nhánh Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương vẫn cung cấp các dịch vụ tiêm phòng cho mẹ bầu có nhu cầu.

Cần lưu ý khi các mẹ muốn tiêm chủng tại các bệnh viện sản nhi và đa khoa, nếu bệnh viện không có phòng tiêm chủng trực thuộc bệnh viện thì sẽ không có dịch vụ tiêm chủng.

Các mẹ bầu nên lựa chọn tiêm phòng vacxin tại các cơ sở có uy tín

Các mẹ bầu nên lựa chọn tiêm phòng vacxin tại các cơ sở có uy tín

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì? Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này giúp các mẹ bầu nắm được thời gian, các loại vacxin cũng như địa điểm để các mẹ bầu tham khảo tiêm phòng. Các mẹ nên nắm rõ để chủ động thời gian và lên lịch thực hiện vacxin cho mình nhé. Nếu mẹ bầu còn thắc mắc gì, đừng ngại ngần mà liên hệ đến Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn rau má được không? Mẹ bầu cần biết

    Rau má là loại rau mang lại vị thanh mát được nhiều người ưa chuộng bao gồm cả mẹ bầu. Vậy bầu ăn rau má…

    15 Th9, 2023
    754

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn sứa được không? Đọc ngay để giúp thai nhi khỏe mạnh

    Bầu ăn sứa được không? Là thắc mắc của nhiều người, mặc dù đây là món ăn ngon, mát, dễ ăn. Hãy dành 1 phút…

    25 Th9, 2023
    3.7K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai lang được không? Giải đáp từ chuyên gia

    Bầu ăn khoai lang được không là câu hỏi nhiều chị em băn khoăn, nhất là những người “ghiền” món ăn này. Vậy bầu có…

    08 Th9, 2023
    1.2K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn củ cải trắng được không? Giải đáp cùng chuyên gia

    Bầu ăn củ cải trắng được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Dẫu đây có là một loại thực phẩm…

    25 Th9, 2023
    2.6K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám