Mang thai ngoài tử cung: Dấu hiệu nào để nhận biết sớm

Cập nhật 04/05/2023

2.9K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Mang thai ngoài tử cung là biến chứng thai sản hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ. Vì vậy chị em phụ nữ cần nắm vững những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung dưới đây để phát hiện sớm có biện pháp phòng ngừa và xử trí kịp thời tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt sức khỏe sinh sản sau này.

Mang thai ngoài tử cung là như thế nào?

Mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng sau khi thụ tinh làm tổ ở vị trí bên ngoài tử cung người mẹ. Chửa ngoài tử cung có thể gây hiện tượng chảy máu ồ ạt trong ổ bụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Mang thai ngoài tử cung(chửa ngoài tử cung) có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Mang thai ngoài tử cung(chửa ngoài tử cung) có thể gây biến chứng nguy hiểm

Bình thường, trứng sau khi được thụ tinh ở trong ống dẫn trứng sẽ được đưa vào tử cung và làm tổ bên trong niêm mạc tử cung. Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi sẽ diễn biến bên trong tử cung của người mẹ.

Khi thai bám ngoài tử cung thì phôi thai không thể sống sót và phát triển nữa gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người mẹ.

Có nhiều trường hợp thai ngoài tử cung không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, đa số thai phụ gặp tình trạng này thường có liên quan đến các nguyên nhân dưới đây, chị em cần lưu ý nhận biết sớm:

  • Viêm ống dẫn trứng và có sẹo do thai phụ đã phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng trước đó.
  • Phụ nữ mắc một số bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục như: bệnh lậu, bệnh giang mai,…
  • Phụ nữ đã từng nạo phá thai, bị u nang buồng trứng.
  • Viêm nhiễm vòi trứng, tử cung, vùng chậu.
  • Hẹp ống dẫn trứng, dị tật ống dẫn trứng.
  • Phụ nữ đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung thì dễ có nguy cơ thai ngoài tử cung ở lần mang thai tiếp theo.

Ngoài các yếu tố kể trên thì cũng có nhiều vấn đề có thể tăng nguy cơ như: phụ nữ lớn tuổi; đã có tiền sử mắc các bệnh; từng làm các phẫu thuật ở vùng chậu hoặc có điều trị vô sinh, có sử dụng nhiều chất kích thích, thuốc lá,.. việc sử dụng các loại thuốc tránh thai cũng làm tăng nguy cơ.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung và cách nhận biết

Ở những thời điểm đầu, việc có thai ngoài tử cung thường có những biểu hiện giống như có thai bình thường, vẫn trễ kinh, đau tức vùng ngực,… tuy nhiên việc mang thai và thai không thể phát triển bình thường, kèm với đó lá các triệu chứng bất thường khác cần chú ý hơn:

Chậm kinh, trễ kinh

Chậm kinh là biểu hiện của tất cả các trường hợp mang thai. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mang thai ngoài tử cung thì kinh nguyệt không đều nên cũng khó nhận biết. Cần đặc biệt chú ý nếu có những dấu hiệu bất thường và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, đi kiểm tra nào kèm theo các triệu chứng dưới đây.

Âm đạo chảy máu bất thường

Chảy máu âm đạo bất thường: Khi xuất hiện chút máu màu hồng dính ở quần lót mà không phải đến chu kỳ kinh nguyệt thì có thể bạn đã có thai (Dấu hiệu mang thai). Đối với người mang thai ngoài tử cung thì hiện tượng ra máu có thể kéo dài hơn và có màu đỏ thẫm.

Nhiều bệnh nhân dễ nhầm lẫn hiện tượng này là chu kỳ kinh nguyệt, nhất là thời điểm ra máu lại trùng với chu kỳ kinh. Vì vậy, chị em phụ nữ cần phân biệt màu sắc, số lượng máu chảy, độ đông đặc, độ loãng của máu xem có sự khác biệt so với những lần có kinh nguyệt trước đó không và chủ động thăm khám phụ khoa để phát hiện sớm.

Đau quặn vùng bụng dưới

Mang thai ngoài tử cung sẽ gây triệu chứng đau bụng tại vị trí thai làm tổ (đau bụng dưới). Đau có thể âm ỉ, kéo dài, đôi khi đau dữ dội kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo. Thai càng phát triển thì mức độ đau sẽ càng tăng lên, cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu này.

Đau quặn bụng dưới có thể là dầu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Đau quặn bụng dưới có thể là dầu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Đau vùng chậu

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung có thể xuất hiện các cơn đau vùng bụng dưới, đau một bên. Các cơn đau này thường âm ỉ và thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau nhói.

Nếu không được phát hiện sớm, túi thai có thể vỡ bất cứ lúc nào, gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng người mẹ. Khi đó thai phụ sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn đau quặn kéo dài kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, thậm chí ngất xỉu, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.

Vì vậy, khi xuất hiện một trong số các dấu hiệu trên đây, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây biến chứng sau này.

Thăm khám và chẩn đoán sớm mang thai ngoài tử cung

Việc thăm khám và chẩn đoán nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung giúp bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm cho người mẹ. Các phương pháp chẩn đoán sớm bác sĩ thường áp dụng bao gồm:

Xét nghiệm thử thai ngoài tử cung có lên 2 vạch? Theo nguyên lý, que thử thai hoạt động dựa vào nồng độ hCG có trong nước tiểu chứ không theo vị trí thai làm tổ. Vì vậy trường hợp mang thai trong hay ngoài tử cung thử que thử thai đều sẽ lên 2 vạch. Nhưng dựa vào que thử thai, thai phụ sẽ chỉ biết được bản thân có đang mang thai hay không chứ không biết được mang thai ngoài tử cung hay trong tử cung.

Vậy làm cách nào để biết là đang mang thai ngoài tử cung và có hưởng xử trí kịp thời? Dưới đây là các kỹ thuật kiểm tra và thăm khám chẩn đoán nếu nghi ngờ có thai ngoài tử cung:

– Siêu âm chẩn đoán: Trong trường hợp nghi ngờ chửa ngoài tử cung người bệnh sẽ được chỉ định làm kỹ thuật siêu âm thai để xác định chính xác vị trí làm tổ của trứng. Kết quả siêu âm sẽ giúp bác sĩ quan sát được túi thai nằm trong tử cung hay ống dẫn trứng.

Siêu âm chẩn đoán mang thai ngoài tử cung nếu có các dấu hiệu bất thường

Siêu âm chẩn đoán mang thai ngoài tử cung nếu có các dấu hiệu bất thường

Bác sĩ thường áp dụng kỹ thuật siêu âm qua đầu dò âm đạo thay vì siêu âm ổ bụng. Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra âm đạo, tử cung, cổ tử cung, kích thước và vị trí túi thai để có kết luận chính xác về hiện tượng chửa ngoài tử cung.

– Làm xét nghiệm máu: Hormone hCG được cơ thể sản xuất ngay sau khi trứng đã được thụ tinh. Dựa vào mức tăng nồng độ hCG có thể đánh giá được nguy cơ thai ngoài tử cung của thai phụ. Có trên 60% trường hợp có nồng độ beta – hCG tăng gấp đôi sau 48h, còn trong trường hợp mang thai ngoài tử cung thì nồng độ chất này không tăng.

– Nội soi ổ bụng: Nội soi ổ bụng là kỹ thuật chẩn đoán giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng mang thai ngoài tử cung khi có kết quả nghi ngờ. Đây là kỹ thuật có can thiệp xâm lấn nên bắt buộc phải gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ rạch 1 lỗ nhỏ để đưa một ống nội soi vào bên trong ổ bụng. Ống nội soi này có tác dụng kiểm tra túi thai có trong tử cung hoặc ống dẫn trứng hay không.

Khi phát hiện có thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ túi thai ngay mà không cần chờ lần phẫu thuật sau.

Mang thai ngoài tử có nguy hiểm không?

Chửa ngoài tử cung là điều mà không người phụ nữ nào mong muốn. Tình trạng này còn gây những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ như:

– Vỡ thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt, nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ khiến cho thai phụ bị tụt huyết áp, mạch nhanh, thậm chí trụy mạch và tử vong vì mất nhiều máu.

Có thai ngoài tử cung nên được điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm

Có thai ngoài tử cung nên được điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm

– Nguy cơ mang thai ngoài tử cung ở lần mang thai tiếp theo: Nhiều phụ nữ có tiền sử mang thai ngoài tử cung sẽ có khả năng cao mắc lại tình trạng này hơn so với những phụ nữ chưa có vấn đề về sản phụ khoa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như: các vết sẹo mổ, bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hay tác dụng phụ của các thuốc tránh thai đã sử dụng,…

– Nguy cơ vô sinh: Thai ngoài tử cung vỡ có thể gây tổn thương những cơ quan sinh sản khiến cho chúng không còn được nguyên vẹn. Ngoài ra, vết sẹo sau phẫu thuật thai ngoài tử cung để lại cũng có thể ngăn chặn quá trình thụ thai hoặc làm tổ của trứng về sau.

Phát hiện có thai ngoài tử cung xử trí thế nào?

Chửa ngoài dạ con khiến thai không thể phát triển như bình thường, không thể sinh và thai không thể trở về lại tử cung được. Do đó cần thực hiện loại bỏ để tránh những biến chứng nguy hiểm đến thai phụ. Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng để điều trị tình trạng mang thai ngoài tử cung, cụ thể:

Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Thuốc được sử dụng trong điều trị chửa ngoài tử cung là methotrexate. Thuốc này có khả năng ngăn chặn quá trình phát triển của các tế bào, dừng thai kỳ và bảo toàn được ống dẫn trứng.

*Lưu ý: Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có sự tham vấn từ các y bác sĩ chuyên khoa!

Phẫu thuật can thiệp để loại bỏ

Phẫu thuật nội soi: Nội soi chửa ngoài tử cung là một phương pháp xâm lấn có tác dụng lấy thai nằm ngoài tử cung ra nhằm bảo vệ sức khỏe cho thai phụ. Đồng thời, ngăn ngừa tổn thương ở ống dẫn trứng và vòi trứng đảm bảo an toàn cho chức năng sinh sản.

Phẫu thuật mở bụng: Khi thai ngoài tử cung vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng thì cần phẫu thuật khẩn cấp để ngăn ngừa mất máu nặng cho người bệnh. Trong những trường hợp này cần kết hợp hồi sức chống choáng do mất nhiều máu.

Theo dõi thoái triển của thai: Thai ngoài tử cung thoái triển là hiện tượng thai tự tiêu biến mà không cần có sự can thiệp từ các biện pháp xâm lấn. Trong giai đoạn sớm, thai nằm ngoài tử cung có thể tự thoái triển theo cơ chế tự đào thải. Nhưng khi thai đã phát triển lớn, nếu không có sự can thiệp kịp thời thì quá trình thoái triển diễn ra gây vỡ thai, xuất huyết đe dọa tính mạng của người mẹ.

Mang thai ngoài tử cung là biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, cần có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe thai phụ. Do đó, chị em phụ nữ cần lưu ý đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm khi có những dấu hiệu bất thường.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bầu ăn rau má được không? Mẹ bầu cần biết

    Rau má là loại rau mang lại vị thanh mát được nhiều người ưa chuộng bao gồm cả mẹ bầu. Vậy bầu ăn rau má…

    15 Th9, 2023
    821

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bao lâu thì có tim thai? Cần làm gì để con khỏe mạnh

    Bao lâu thì có tim thai là câu hỏi tất cả chị em đều muốn biết khi phát hiện bản thân mang thai. Tim thai…

    16 Th8, 2023
    1.9K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai lang được không? Giải đáp từ chuyên gia

    Bầu ăn khoai lang được không là câu hỏi nhiều chị em băn khoăn, nhất là những người “ghiền” món ăn này. Vậy bầu có…

    08 Th9, 2023
    1.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn lê được không? Lưu ý ăn lê đúng cách cho mẹ bầu

    3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển cho não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy…

    12 Th8, 2023
    4.9K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám