Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

Cập nhật 20/11/2024

108

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ bầu có nhiều thay đổi, những tác động từ môi trường bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, MEDIPLUS sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không cũng như cách xử lý hiệu quả. 

1. Bị điện giật gây ra các tổn thương gì?

Khi bị điện giật, dù chỉ với dòng điện nhỏ, cũng có thể gây ra những tác động nguy hiểm đối với cơ thể con người. Tùy thuộc vào cường độ dòng điện và thời gian tiếp xúc, người bị điện giật có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

  • Tổn thương tim mạch: Dòng điện có thể gây rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí ngừng tim đột ngột, ngay cả với cường độ điện thấp.
  • Tổn thương hệ thần kinh: Điện giật có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến co giật, mất ý thức hoặc tình trạng tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Bỏng do điện: Dòng điện xâm nhập vào cơ thể có thể gây bỏng nặng, làm tổn thương da, mô mềm và xương. Các vết bỏng từ điện thường nghiêm trọng hơn so với bỏng nhiệt, do dòng điện thâm nhập sâu vào các lớp mô. Vết bỏng có thể làm cho người bị điện giật cảm thấy bị đau và khó cử động hơn. 
  • Nguy cơ ngã: Khi bị điện giật, cơ thể có thể phản xạ đột ngột, gây mất thăng bằng và ngã. Ngã có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng như gãy xương, tổn thương đầu hoặc cột sống. Ngã khi bị điện giật nếu không có người hỗ trợ sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng. 
Điện giật có thể gây ra các vết bỏng rát

Điện giật có thể gây ra các vết bỏng rát

Tìm hiểu: Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

2. Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không?

Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cơ thể con người là chất dẫn điện tốt, nên khi tiếp xúc với nguồn điện, cơ thể sẽ ngay lập tức cảm nhận và phản ứng với dòng điện. Điều này làm cho điện giật dễ dàng xảy ra trong nhiều tình huống.

Khi bà bầu bị điện giật, dòng điện có thể lan đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả thai nhi và tử cung. Vậy mẹ bầu bị điện giật có nguy hiểm không? Tác động của dòng điện lên cơ thể mẹ và bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như cường độ dòng điện, thời gian tiếp xúc và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của điện giật, cần phải xem xét các yếu tố này.

Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không?

Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không?

Nếu bà bầu bị điện giật nhẹ, cảm giác tê sẽ xuất hiện tại nơi tiếp xúc và biến mất trong vài giây. Các chuyên gia cho biết, trong trường hợp này, điện giật nhẹ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục và theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có.

Tham khảo: Bà bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

3. Nguyên nhân mẹ bầu bị điện giật

Điện giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống hàng ngày do sự cố về điện hoặc sử dụng thiết bị không an toàn. Đối với bà bầu, các tình huống có thể gây điện giật bao gồm:

  • Sự cố điện trong nhà: Hỏng hóc hoặc đứt mạch điện trong hệ thống điện trong nhà có thể gây ra điện giật.
  • Các thiết bị điện không an toàn: Sử dụng thiết bị điện bị hỏng hoặc không đảm bảo an toàn làm tăng nguy cơ điện giật.
  • Không tuân thủ nguyên tắc an toàn: Việc không tuân thủ các quy tắc như sạc pin điện thoại, tiếp xúc với dây điện bị ẩm hoặc bị rách vỏ có thể gây điện giật.
3 nguyên nhân khiến cho bà bầu bị điện giật

3 nguyên nhân khiến cho bà bầu bị điện giật

Để tránh nguy cơ bà bầu bị tích điện, thai phụ cần tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện, bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị điện định kỳ, tránh tiếp xúc với nguồn điện ẩm ướt và gọi kỹ sư sửa chữa kịp thời khi có sự cố.  

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

4. 5 Cách xử trí khi mẹ bầu bị điện giật nhẹ

Khi bị điện giật nhẹ, để tránh cho bà bầu bị tích điện, dù chỉ là dòng điện nhỏ, người thân cần thực hiện các cách xử lý như sau: 

Ngắt nguồn điện ngay lập tức

Nếu mẹ bầu tiếp xúc với nguồn điện, bước đầu tiên là nhanh chóng ngắt nguồn điện. Dùng vật cách điện như gỗ hoặc nhựa để tách mẹ bầu ra khỏi dòng điện, tránh để dòng điện tiếp tục qua cơ thể.

Nên ngắt nguồn điện ngay lập tức khi bà bầu bị điện giật

Nên ngắt nguồn điện ngay lập tức khi bà bầu bị điện giật

Kiểm tra tình trạng của mẹ bầu

Sau khi tách ra khỏi nguồn điện, cần kiểm tra tình trạng của mẹ bầu xem có các triệu chứng như đau rát, tê bì, tim đập nhanh, chóng mặt, hoặc gò bụng không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu nên nằm nghỉ, theo dõi sức khỏe ở nơi thoáng mát và an toàn. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có triệu chứng nghiêm trọng, cần đưa mẹ bầu đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Theo dõi thai nhi

Nếu thai nhi vẫn cử động bình thường và không có dấu hiệu bất thường, có thể an tâm phần nào. Tuy nhiên, mẹ bầu cần theo dõi trong vòng 72 giờ tiếp theo. Nếu có dấu hiệu như chảy máu, gò tử cung hoặc thai nhi cử động ít hơn, cần đến bệnh viện ngay.

Đến bệnh viện

Ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và thai nhi. Siêu âm hoặc kiểm tra tim thai là các phương pháp quan trọng để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng sau sự cố, đặc biệt quan trọng với những mẹ bầu ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ như chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

Khi đi khám mẹ bầu nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ 

Khi đi khám mẹ bầu nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ

5. Lưu ý đảm bảo an toàn điện trong thai kỳ

Sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi rất quan trọng trong suốt thai kỳ, vì chỉ một tác động nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng bất lợi. Để đảm bảo an toàn điện cho mẹ bầu, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn điện mạnh: Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với các thiết bị điện cao áp, đặc biệt khi tay chân ướt hoặc trong điều kiện không an toàn. Hạn chế ra ngoài trời trong thời tiết xấu.
  • Không sử dụng điện thoại hoặc máy tính khi sạc: Tránh sử dụng điện thoại, máy tính khi đang sạc pin để giảm nguy cơ điện giật.
  • Đảm bảo an toàn thiết bị điện: Kiểm tra và đảm bảo các thiết bị điện trong nhà đều an toàn, không hỏng hóc. Không sử dụng dây dẫn hoặc thiết bị có phần lõi bị ăn mòn hoặc hư hỏng. Khi phát hiện sự cố, cần gọi thợ sửa chữa.
  • Đặt thiết bị điện ở nơi khô thoáng: Các thiết bị điện nên được đặt ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với khu vực ẩm ướt hoặc nhiều nước.
  • Kiểm tra và bảo trì hệ thống điện định kỳ: Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống điện để loại trừ tình trạng rò rỉ điện.
  • Tham vấn bác sĩ: Nếu không may mẹ bầu bị điện giật, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Xem thêm: Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

6. Giải đáp thắc mắc bầu bị điện giật 

Bên cạnh vấn đề mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không thì nhiều người cũng rất quan tâm đến vài điều sau đây: 

Bầu bị điện giật tê tay có sao không?

Nhiều người cũng rất muốn biết mẹ bầu bị điện giật tê tay có sao không? Tình trạng này có thể không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe và tìm sự tư vấn y tế kịp thời.

Bầu 3 tháng đầu bị điện giật có sao không?

Tùy tùy trạng mẹ bầu bị giật điện mà thai nhi có bị ảnh hưởng hay không. Nếu bà bầu bị điện giật mạnh, xảy ra các triệu chứng tê bì, sốt hoặc co giật thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Nếu bà bầu bị điện giật nhẹ thì không quá ảnh hưởng đến thai nhi. 

Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? Mẹ bầu bị điện giật có nguy hiểm không đã được MEDIPLUS giải đáp trong bài viết ở trên. Đối với phụ nữ mang thai, nguồn điện trong nhà cần được thiết lập cẩn thận, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Khi bị giật điện, mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. 

*Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    802

    Chuyên mục: Sản khoa

    10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

    Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

    19 Th11, 2024
    87

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá é được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…

    16 Th9, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    982

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám