Bệnh rubella là gì? Nhiễm trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Cập nhật 04/05/2023

1.2K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Cho đến nay, số lượng phụ nữ có thai bị bệnh Rubella khá thấp (khoảng 10 ca được báo cáo mỗi năm tại Mỹ) do tiêm phòng vaccin đầy đủ. Tuy nhiên, đây vẫn là một căn bệnh khiến các bà bầu lo sợ vì khả năng mắc hội chứng Rubella bẩm sinh cho con có thể lên đến 90%. Vậy bệnh rubella là gì có thật sự đáng sợ đến như vậy, hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Rubella là bệnh gì?

Bệnh rubella (hay sởi Đức) là bệnh lý truyền nhiễm do một loại virus cùng tên gây ra. Bệnh lý này có thể lây qua đường hô hấp hoặc từ mẹ sang con. Theo thống kê năm 2020, tỷ lệ bao phủ vaccine Rubella trên toàn cầu đạt tới 70% nhưng hằng năm vẫn có khoảng 100.000 trường hợp trẻ em sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Không phải bất kỳ trường hợp mang thai nào nhiễm rubella cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tỉ lệ này phụ thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh của người mẹ. Tỷ lệ này có thể lên đến 85% nếu mẹ nhiễm virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên tỉ lệ giảm xuống còn 50% nếu mẹ nhiễm bệnh vào tuần thứ 13-16 của thai kỳ và chỉ còn 25% nếu nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Bệnh rubella có thể lây qua đường hô hấp hoặc từ mẹ sang con

Bệnh rubella có thể lây qua đường hô hấp hoặc từ mẹ sang con

Các biểu hiện khi mắc bệnh Rubella

Bệnh Rubella nguy hiểm ở chỗ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của trẻ sơ sinh, nhưng nếu mẹ bị nhiễm bệnh thì triệu chứng lại diễn ra vô cùng nhẹ nhàng và khó nhận diện. Có tới 20-50% các trường hợp nhiễm Rubella không triệu chứng. Các biểu hiện của bệnh Rubella trong thai kỳ bao gồm:

  • Sốt nhẹ (từ 38-39 độ).
  • Đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Đỏ mắt, viêm sưng mắt.
  • Đau tai, khó nghe.
  • Mỏi người, đau cơ, khó cử động cổ.
  • Viêm hạch bạch huyết.
  • Phát ban đỏ, thường bắt đầu ở mặt rồi lan dần xuống khắp cơ thể.

Các triệu chứng trên cũng giống như các cơn cảm cúm thông thường nên nhiều phụ nữ mang thai thường chủ quan. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu trên kéo dài thì chị em nên tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh rubella có nguy hiểm không?

Như đã trình bày ở phần trên, ảnh hưởng của Rubella đối với sức khỏe người mẹ trong đa số trường hợp là không đáng kể. Phần lớn trường hợp các bà mẹ nhiễm Rubella sẽ bị ảnh hưởng nhiều về mặt tâm lý hơn do mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ.

Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan vì đây là một căn bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con. Do đó, khi có dấu hiệu nhiễm Rubella trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu cần tích cực thăm khám và điều trị để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Biến chứng bệnh rubella với phụ nữ mang thai

Trong thai kỳ, nếu người mẹ nhiễm Rubella sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải một số vấn đề như:

  • Sẩy thai: Các bà mẹ nhiễm virus Rubella trong 12 tuần đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu trong cơ thể.
  • Bệnh lý xương khớp: Có đến 70% phụ nữ nhiễm Rubella xảy ra các bệnh viêm khớp. Hơn nữa, phụ nữ có thai là đối tượng có nội tiết tố không ổn định nên càng làm gia tăng khả năng mắc các bệnh lý xương khớp khác như: loãng xương, viêm khớp,…
  • Các bệnh lý khác: Có một số ít trường hợp hiếm gặp bệnh nhân có biến chứng viêm não, viêm màng não hay các rối loạn về đông máu sau khi nhiễm Rubella.

Rubella biến chứng nặng đến thai nhi?

Virus rubella tuy không gây các triệu chứng nghiêm trọng cho người mẹ nhưng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi, cụ thể hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ là một bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ, các triệu chứng thường gặp của hội chứng này bao gồm:

  • Đục thuỷ tinh thể, điếc.
  • Chậm phát triển, sa sút trí tuệ, chứng đầu nhỏ.
  • Trẻ sinh ra nhẹ cân, nguy cơ sinh non cao.
  • Nổi ban đỏ ở da khi sinh.

Bên cạnh đó, trẻ mắc phải hội chứng Rubella bẩm sinh có thể bị các biến chứng đa cơ quan như: viêm võng mạc, viêm màng não, hẹp động mạch phổi, bệnh mềm xương,… dị tật bẩm sinh khiến 25% trẻ có mẹ nhiễm Rubella bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan quan trọng như tim, não và mắt.

Cách phòng ngừa bệnh Rubella thai kỳ

Tác hại của bệnh Rubella đối với thai nhi là không thể tiên đoán trước và việc điều trị vô cùng khó khăn. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh rubella, bệnh có thể khởi phát và tự khỏi. Do đó, tốt nhất nên áp dụng các cách sau để phòng ngừa Rubella trong giai đoạn mang thai:

Tiêm vaccine phòng rubella

Đây là cách tốt nhất được các chuyên gia khuyến cáo giúp phòng ngừa Rubella một cách hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Vaccine Rubella thường được sử dụng hiện nay có bản chất là virus giảm độc lực, và thường phối hợp với vaccin sởi và quai bị thành vaccin 3 trong 1. Phụ nữ nên tiêm vaccin này trước khi có ý định mang thai 3-6 tháng.

Mỗi lượt tiêm vaccine 3 trong 1 bao gồm 2 mũi cơ bản như sau:

  • Mũi đầu tiên: nên tiêm 3-6 tháng trước khi có ý định mang thai.
  • Mũi nhắc lại: cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng.

*Lưu ý: Vắc xin Rubella chống chỉ định trong trường hợp phụ nữ suy giảm miễn dịch và không tiêm ngừa vaccin này trong lúc mang thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Chủ động tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh Rubella

Chủ động tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh Rubella

Bị rubella cần được cách ly

Cách ly với người thân bị nhiễm bệnh hoặc có các dấu hiệu nhiễm Rubella càng sớm càng tốt. Khi mang thai, bà mẹ nên tránh đi đến các khu vực dễ lây nhiễm nguồn bệnh như bệnh viện, trạm xá. Trong trường hợp khu vực xung quanh có người nhiễm bệnh, tốt nhất nên chủ động phòng ngừa bằng cách mang khẩu trang, súc rửa mũi họng thường xuyên, hạn chế sử dụng chung đồ đạc với người khác.

Thực hiện cách ly an toàn để phòng ngừa Rubella tránh lây lan cộng đồng

Thực hiện cách ly an toàn để phòng ngừa Rubella tránh lây lan cộng đồng

MEDIPLUS là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các gói dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao. Với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa dày dặn nhiều năm kinh nghiệm luôn cập nhật những phương pháp điều trị bệnh hiện đại, an toàn cùng với trang thiết bị tân tiến, MEDIPLUS cam kết sẽ mang lại dịch vụ sức khỏe tốt nhất cho bạn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh rubella thai kỳ hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách có thể trực tiếp tới Tổ hợp Y tế MEDIPLUS hoặc liên hệ ngay Hotline 1900 3366 để được tư vấn cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bầu ăn mắm tôm được không? Những lưu ý cho mẹ bầu

    Mẹ bầu ăn mắm tôm được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ đang trong thai kỳ. Với nhiều tranh cãi…

    22 Th8, 2023
    3.2K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn bầu được không? Ăn quả bầu có tốt cho thai nhi

    Bà bầu ăn bầu được không là câu hỏi mà hầu hết chị em nào mang thai lần đầu đều quan tâm. Bởi các loại…

    24 Th8, 2023
    7.3K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

    Khi mang thai bà bầu thường muốn ăn các rau củ tốt cho sức khỏe. Vậy bầu ăn khoai tây được không? Cùng MEDIPLUS tìm…

    14 Th9, 2023
    1.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời và lưu ý từ chuyên gia

    Rong biển được biết là loại rau cực tốt nhưng cũng cực độc, không phải ai cũng ăn là bổ. Vậy “Bầu ăn rong biển…

    22 Th8, 2023
    7.9K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám