Sa tử cung là gì? Nguyên nhân và cách chữa như thế nào?

Cập nhật 04/05/2023

2.9K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Có thể nói sa tử cung là bệnh lý đang trở nên rất phổ biến ở nữ giới nhất là ở phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ về bệnh để có hướng phòng ngừa sớm. Chính vì vậy, bài viết chia sẻ của các chuyên gia tại Tổ hợp Y tế MEDIPLUS dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý này.

Sa tử cung là như thế nào?

Sa tử cung hay còn biết đến với những tên gọi khác là sa dạ con, sa sinh dục hay sa thành âm đạo. Đây là hiện tượng tử cung bị tụt xuống, rơi một phần vào trong âm đạo, thậm chí trường hợp nặng tử cung còn lộ hẳn ra bên ngoài lỗ âm đạo do các cơ và dây chằng bị giãn ra, không còn đủ khả năng để nâng đỡ cho tử cung.

Bị sa tử cung sa thành âm đạo khiến tử cung bị tụt xuống

Bị sa tử cung sa thành âm đạo khiến tử cung bị tụt xuống

Sa thành âm đạo có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ đã trải qua nhiều lần mang thai do quá trình rặn sinh gây giãn các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung. Bệnh được chia thành các cấp độ khác nhau:

  • Mức độ nhẹ: Tử cung tụt một phần vào âm đạo.
  • Mức độ trung bình: Tử cung có một phần nằm trong, một phần rơi ra ngoài âm đạo.
  • Mức độ nặng: Toàn bộ tử cung đã tụt hẳn ra bên ngoài âm đạo.

Sa dạ con không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống và quan hệ vợ chồng. Vì thế mà khi gặp phải tình trạng này chị em phụ nữ thường cảm thấy rất mặc cảm, tự ti.

Sa tử cung nguyên nhân do đâu?

Sa tử cung bắt nguồn từ những nguyên nhân phổ biến sau:

  • Dị tật bẩm sinh: Tử cung 2 buồng – kích thước, hình dạng cổ tử cung bất thường ngay khi sinh ra cũng được cho là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ gây sa tử cung.
  • Quá trình mang thai: Kích thước tử cung tăng khiến cho dây chằng giãn ra.
  • Lao động quá sức sau khi sinh: Vừa sinh xong, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung chưa kịp hồi phục hoàn toàn nên khi lao động nặng nhọc sẽ rất dễ khiến những cơ quan này bị tổn thương làm tử cung tụt xuống âm đạo.
  • Phụ nữ sau sinh thường gặp phải tình trạng táo bón, cơ thể phải ra sức rặn mỗi khi đi đại tiện nên gây giãn các cơ tử cung.
  • Chấn thương các mô nâng đỡ tử cung, cổ tử cung hoặc chấn thương các mô đáy chậu kết hợp với kích thước thai nhi quá lớn gây áp lực cho các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung khiến chúng bị giãn ra, làm tử cung sa xuống.
  • Can thiệp ngoại khoa khi sinh như sinh mổ, nội soi, bỏ nhau thai,… trong quá trình tiến hành có thể khiến cho các cơ tử cung bị tổn thương.
  • Thời gian chuyển dạ lâu, khó sinh khiến âm hộ bị tổn thương.
  • Tăng cân, béo phì làm gia tăng áp lực bên trong ổ bụng.
  • Tuổi cao, lão hóa khiến cho các cơ vùng chậu suy yếu.
Có nhiều nguyên nhân bị sa tử cung do đâu ở chị em

Có nhiều nguyên nhân bị sa tử cung do đâu ở chị em

Sa tử cung có triệu chứng nào để nhận biết?

Căn cứ vào biểu hiện ở từng cấp độ bệnh mà chị em có thể nắm được mình có đang bị sa tử cung hay không, cụ thể:

  • Mức độ nhẹ: Đây là giai đoạn đầu của bệnh nên biểu hiện cũng chưa thật sự rõ ràng, chị em phụ nữ chỉ cảm thấy nặng bụng, hay mỏi lưng, thường xuyên đi tiểu nhưng mỗi lần chỉ đi được một ít. Do đó đa phần mọi người thường bỏ qua và thường chỉ phát hiện khi vô tình đi khám.
  • Mức độ trung bình: Các biểu hiện bệnh bắt đầu nặng hơn, tần suất đi tiểu nhiều hơn tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu, ra nhiều khí hư màu trắng, thậm chí khí hư có kèm máu. Ngoài ra, chị em còn cảm nhận được sự chảy xệ xuống của tử cung trong cơ thể.
  • Mức độ nặng: Ở giai đoạn này, tử cung bắt đầu mưng mủ, lở loét, sưng phồng lên kèm theo chảy nhiều dịch màu vàng, mắt thường cũng có thể nhìn thấy được phần tử cung tụt ra ngoài. Tử cung lúc này không còn khả năng tự co lại nữa nên phải tiến hành cắt bỏ để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết bị sa tử cung với các mức độ khác nhau chị em lưu ý nhận biết sớm

Dấu hiệu nhận biết bị sa tử cung với các mức độ khác nhau chị em lưu ý nhận biết sớm

Biến chứng sa tử cung khi mang thai

Sa tử cung nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như chức năng sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên nếu không quan tâm đến việc chữa trị thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

Loét âm đạo: Thường gặp khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do khi tử cung tụt, sa lắng có thể sẽ kéo theo cả một phần âm đạo ra ngoài. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời thì sự va chạm thường xuyên giữa âm đạo với quần lâu ngày sẽ rất dễ khiến âm đạo bị nhiễm trùng, lở loét.

Sa các cơ quan vùng chậu: Nếu áp lực bên trong tử cung quá lớn, khi các cơ và dây chằng không còn đủ khả năng nâng đỡ thì cả trực tràng, bàng quang cũng có thể bị tử cung kéo theo ra ngoài. Tình trạng này khiến cho quá trình bài tiết nước tiểu và các chất cặn bã trong cơ thể gặp nhiều khó khăn, làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường niệu. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời chính là giải pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị sa tử cung

Khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra, phát hiện bệnh và đưa ra một số hướng điều trị phù hợp cho từng người bệnh theo quy trình cụ thể như sau:

Chẩn đoán xác định sa tử cung

Để có thể khẳng định chính xác có phải bạn đang bị sa dạ con hay không thì bác sĩ sẽ tiến hàng kiểm tra tử cung xem có đang nằm đúng vị trí không hay đang dần tụt xuống bằng cách sử dụng một dụng cụ gọi là mỏ vịt mở âm đạo để phát hiện sự có mặt của khối phồng do tử cung sa xuống âm đạo để khẳng định chính xác người bệnh đang bị sa tử cung.

Sau khi đã xác định đúng là sa tử cung thì người bệnh sẽ tiếp tục được kiểm tra sàn chậu bằng cách gắng rặn mạnh khi đang nằm hoặc đứng để bác sĩ có thể đánh giá được mức độ sa sinh dục hiện tại.

Sử dụng mỏ vịt để thăm khám và chẩn đoán khi bị sa tử cung

Sử dụng mỏ vịt để thăm khám và chẩn đoán khi bị sa tử cung

Phương pháp điều trị bị sa tử cung

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định tiến hành phẫu thuật hay không. Chính vì thế, sa tử cung sẽ có 2 hướng điều trị chính, bao gồm:

Phương pháp phẫu thuật

  • Phẫu thuật cắt tử cung: Thường được chỉ định trong những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần (chỉ giữ lại cổ tử cung) hoặc toàn bộ tử cung. Bên cạnh đó, nếu bất kỳ cơ quan nào như âm đạo bàng quang, trực tràng bị tử cung kéo xuống cũng đều có thể được phẫu thuật cùng lúc. Cắt bỏ tử cung nghĩa là phụ nữ sẽ không còn khả năng mang thai. Do đó, đây là cuộc phẫu thuật vô cùng quan trọng, cần chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi quyết định thực hiện.
  • Phẫu thuật treo tử cung: Phẫu thuật nhằm mục đích cải thiện cấu trúc sàn chậu và nâng cao khả năng nâng đỡ của tử cung. Phẫu thuật được tiến hành bằng cách bác sĩ sẽ sử dụng một mảnh ghép tổng hợp có thể tồn tại suốt đời đặt vào cơ thể để làm nhiệm vụ nâng đỡ tử cung thay thế cho khối cơ, dây chằng đã bị hư hại. Kỹ thuật này hiện nay đang được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới trong điều trị sa tử cung.

Phương pháp không phẫu thuật

  • Tập cơ sàn chậu hay Kegel thường được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ để giúp tăng cường sức mạnh của các cơ nâng đỡ tử cung. Bài tập này được thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần siết cơ vùng chậu nhu khi bạn nhịn đi tiểu và giữ chặt trong vài giây, lặp lại 10 lần và cứ thực hiện mỗi ngày 4-6 lần như vậy.
  • Đặt vòng nâng tử cung: vòng nâng đỡ tử cung là một dụng cụ được đặt vào trong âm đạo nữ để giữ cho tử cung không bị sa xuống. Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà có thể lựa chọn đây là phương pháp tạm thời hay vĩnh viễn. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng sàn chậu để tìm ra loại vòng có kích thước phù hợp thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách để đặt vòng vào cũng như quá trình tháo lắp, vệ sinh.Trong 1-2 tuần đầu sau khi đặt, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc nội tiết tố nữ để tăng tính chịu đựng và giảm độ kích ứng của vòng.
  • Liệu pháp thay thế Estrogen: Giúp làm chậm quá trình suy yếu của các cơ vùng chậu. Tuy nhiên lại làm tăng nguy cơ đông máu, ung thư vú, bệnh túi mật. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng liệu pháp này.

Phòng ngừa sa tử cung như thế nào?

Để phòng ngừa cũng như giảm mức độ tiến triển của bệnh thì nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh dựa theo gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, nhất là những bài tập giúp tăng cường sức mạnh của những khối cơ sàn chậu. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ bài tập nào.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng theo tư vấn của chuyên gia.
  • Duy trì cân nặng ổn định để giảm áp lực lên các cơ vùng chậu cũng như giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
  • Bỏ thuốc lá để hạn chế sự tiến triển của những cơn ho, tránh gây áp lực lên các cơ nâng đỡ tử cung.
  • Hạn chế lao động quá sức, nâng vật quá nặng khiến các cơ và dây chằng tử cung gia tăng áp lực, làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.
Chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng hỗ trợ điều trị sa tử cung

Chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng hỗ trợ điều trị sa tử cung

Sa tử cung là một bệnh lý không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe người bệnh mà tỷ lệ tái phát lại rất cao nên khiến cho nhiều chị em rất lo lắng. Kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ với thay đổi lối sống sẽ giúp làm giảm các triệu chứng cũng như phòng ngừa hiệu quả nguy cơ tái phát. Chính vì thế, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, chị em phụ nữ cần đến những cơ sở Y tế uy tín để được thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.

*Bài viết tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Thai trứng bán phần là gì? Có nguy hiểm hay không?

    Thai trứng bán phần hay bệnh lý thai trứng nói chung là một bệnh lý rất hay gặp ở các mẹ bầu trong quá trình…

    16 Th8, 2023
    1.6K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sức khỏe, Sản khoa

    Bà bầu ăn bầu được không? Ăn quả bầu có tốt cho thai nhi

    Bà bầu ăn bầu được không là câu hỏi mà hầu hết chị em nào mang thai lần đầu đều quan tâm. Bởi các loại…

    24 Th8, 2023
    7.2K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn lê được không? Lưu ý ăn lê đúng cách cho mẹ bầu

    3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển cho não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy…

    12 Th8, 2023
    5.0K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn củ cải trắng được không? Giải đáp cùng chuyên gia

    Bầu ăn củ cải trắng được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Dẫu đây có là một loại thực phẩm…

    25 Th9, 2023
    3.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám