Viêm tuyến vú là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Cập nhật 19/07/2023

764

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản phụ khoa

Viêm tuyến vú là tình trạng phổ biến thường gặp ở phụ nữ, bệnh gây ra nhiều đau đớn và khó chịu ở quanh vùng ngực. Hiểu rõ về tình trạng bệnh lý, bạn sẽ có kiến thức cần thiết để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Cùng MEDIPLUS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về những dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Viêm tuyến vú là gì?

Viêm tuyến vú do tắc tuyến sữa gây sưng đỏ và đau vùng ngực

Viêm tuyến vú do tắc tuyến sữa gây sưng đỏ và đau vùng ngực

Viêm tuyến vú là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiều tuyến sữa trong ngực, biểu hiện rõ nhất là mô vú sưng đau và viêm. Bệnh thường gặp ở phụ nữ cho con bú, gây khó khăn cho người mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Có thể nhận biết tình trạng bệnh qua các dấu hiệu thường thấy:

– Ngứa, sưng vú.

– Khi sờ vào có cảm giác nóng ở vú

– Căng tức vùng dưới cánh tay.

– Vết nứt nhỏ hoặc vết thương trên núm vú hoặc vùng da ở ngực

– Sốt lạnh và run.

– Đau nhức cơ thể

Viêm tuyến vú nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành áp xe vú (hình thành mủ trong vú). Các khối áp xe này cần được phẫu thuật dẫn lưu, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tuyến vú?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tuyến vú ở nữ giới, phổ biến nhất là các nguyên nhân:

  • Do vi khuẩn: khi vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa thông qua các lỗ mở ống dẫn sữa, vết nứt ở núm vú. Khi mẹ cho con bú, vi khuẩn ở miệng và mũi của trẻ có cơ hội thâm nhập vào sâu tuyến vú.
  • Do tắc ống dẫn sữa: Mẹ cho con bú không đúng cách khiến sữa ứ đọng lại gây ra tắc nghẽn ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng lại tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Viêm vú mãn tính: Viêm vú mãn tính xảy ra thường ở những phụ nữ không cho con bú, giai đoạn mãn kinh. Tình trạng liên quan đến các ống dẫn dưới núm vú. Có thể do nội tiết tố thay đổi, ống dẫn sữa bị tắc gây nhiễm trùng lan rộng và có su hướng tái phát.
Tắc ống dẫn sữa là nguyên nhân gây viêm tuyến vú

Tắc ống dẫn sữa là nguyên nhân gây viêm tuyến vú

Viêm hoặc nhiễm trùng ở vú thường hay gặp ở chị em sau khi sinh, hay gặp nhất ở khoảng 3 tháng sau sinh. Đối với phụ nữ đang cho con bú, viêm vú do việc tích tụ sữa bên trong, hay nôm na là bị ứ sữa. Lâu dần, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn hay viêm vú nhiễm trùng.

Trường hợp phụ nữ khỏe mạnh, tình trạng viêm vú là ít gặp. Tuy nhiên, một số đối tượng mắc các bệnh lý như tiểu đường, các bệnh lý mạn tính, hệ thống miễn dịch kém… khả năng bị viêm tuyến vú là cao hơn.

Các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị viêm:

  • Mặc áo ngực quá chật
  • Mệt mỏi, kiệt sức, sốt
  • Chỉ cho con bú ở một tư thế
  • Sử dụng thuốc bổ sung nội tiết tố sai cách làm tăng kích thước mô tuyến vú, khiến cho mô tuyến vú tiết sữa quá nhiều.

Viêm tuyến vú có biến chứng thành ung thư không?

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, về tình trạng viêm tuyến vú không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Các triệu chứng viêm và sưng đỏ 1 hoặc cả hai vú khá giống với triệu chứng chung thư. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm hoặc chụp X quang tuyến vú hoặc cả hai để chẩn đoán và xác định vấn đề gặp phải để đưa ra hướng chăm sóc và điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán viêm tuyến vú như thế nào?

Bác sĩ tiến hành thăm khám toàn diện cũng như hỏi tiền sử bệnh lý và các biểu hiện đang gặp phải là như thế nào. Các xét nghiệm cần thiết có thể được bác sĩ chỉ định nếu nghi ngờ có các khối apxe.

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra tổng quan bằng cách kiểm tra vùng ngực, tìm hiểu về lịch sử bệnh, triệu chứng bạn thường gặp phải, thời gian xuất hiện và tần suất của những triệu chứng đó.
  • Làm xét nghiệm: Bác sĩ yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm máu, kiểm tra tuyến sữa, hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ để chẩn đoán.
  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT, chụp X-quang, siêu âm tuyến vú, chụp nhũ ảnh,… sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra kết quả chính xác.

Dựa trên những phương pháp chẩn đoán trên và qua thăm khám bác sĩ đánh giá chính xác về tình trạng viêm tuyến vú, từ đó lập ra phác đồ điều trị phù hợp.

Khám lâm sàng là bước đầu tiên để xác định viêm tuyến vú

Khám lâm sàng là bước đầu tiên để xác định viêm tuyến vú

Cách điều trị bệnh

Viêm tuyến vú có thể điều trị hiệu quả và việc phụ hồi ở chị em là khá nhanh. Dưới đây là một số hướng cũng như điều trị được đưa ra:

  • Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng vi khuẩn gây viêm tuyến vú, giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm viêm.
  • Các dạng thuốc giảm đau có thể được bác sĩ kê và chỉ định liều dùng như acetaminophen (Tylenol hay những loại khác có cùng biệt dược) hoặc ibuprofen (Advil hay Motrin IB hay những loại khác theo chỉ định).
  • Cho con bú: Việc tiếp tục cho con bú thực sự có khả năng khắc phục tình trạng nhiễm trùng. Việc ngưng đột ngột cho bé bú sẽ làm việc tắc sữa và tăng lên các triệu chứng.
  • Chú ý khi cho bé bú: bé cần bú đúng tư thế, ngậm vú đúng cách và không nên để vú của mẹ đầy sữa mới cho con bú, nên cho con bú ở ngực bị tắc sữa trước.
  • Điều chỉnh lối sống: Bạn có thể cần thay đổi lối sống để hỗ trợ quá trình điều trị, bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hạn chế stress, và tạo ra môi trường tốt cho sức khỏe tổng thể.
  • Chăm sóc ngực: Đảm bảo vệ sinh cá nhân đúng cách, sử dụng áo lót hỗ trợ, và thực hiện các biện pháp chăm sóc ngực hàng ngày để giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có chỉ định hay hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe!

Làm gì để giảm tình trạng viêm tuyến vú?

Khi gặp các dấu hiệu viêm tuyến vú người bệnh nên chủ động đi khám để kịp thời phát hiện và tìm ra cách điều trị nhanh nhất. Trong trường hợp người bệnh chưa thể sắp xếp thời gian đi khám có thể áp dụng những cách sau để giảm đau tức ngực:

  • Chườm ấm vùng vú khi thấy căng tức ngực, điều này sẽ giúp tăng lưu thông máu, giảm đau và giảm sưng.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích, tránh các chất kích thích như cafein và nicotin, vì chúng có thể làm tăng sự kích thích và sưng đau của vùng vú.

Bên cạch đó, các chuyên gia y tế cũng khuyên chị em, đặc biệt là phụ nữ đang cho con bú cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa bệnh một cách tích cực:

  • Cho con bú đúng cách, để trẻ bú đều ở cả hai bên vú.
  • Thay đổi tư thế cho con bú
  • Hút sạch sữa ra khỏi tuyến vú  sau khi cho con bú để tránh ứ đọng sữa, gây tắc nghẽn tuyến vú.
  • Kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, nạp đủ dinh dưỡng và uống đủ nước.
  • Sử dụng áo lót phù hợp, chọn size vừa với kích thước.
  • Hạn chế stress, có thể tập thể dục, yoga, thiền để làm giảm stress.

Viêm tuyến vú gây ra nhiều bất tiện với phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Tuy vậy, bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị một cách hiệu quả, chủ động khám bệnh định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, loại bỏ tình trạng đau nhức, khó chịu trong thời gian dài.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám