Siêu âm 2D là gì? Có chính xác không so với 3D và 4D

Cập nhật 24/06/2023

1.9K

BSCKI. Mai Văn Bằng

Tham vấn y khoa:BSCKI. Mai Văn Bằng

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Siêu âm

Mặc dù nhiều phương pháp siêu âm hiện đại đã xuất hiện nhưng hiện nay siêu âm 2D vẫn được áp dụng phổ biến nhất. Vậy siêu âm 2D là gì? Mức độ chính xác so với siêu âm 3D, 4D có khác biệt không? Hãy cùng tìm hiểu điều này với Tổ hợp y tế MEDIPLUS ngay sau đây.
Xem thêm:

1. Siêu âm 2D là gì?

Siêu âm thai là phương pháp sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của thai nhi, tử cung cùng những bộ phận khác nằm trong khung chậu của mẹ. Đây là biện pháp an toàn giúp bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.

Siêu âm 2D (Two Dimensional) là kỹ thuật siêu âm thai theo không gian 2 chiều. Đây là kỹ thuật siêu âm thai ra đời đầu tiên, lâu đời và cổ điển nhất.

Kết quả của siêu âm 2D cung cấp các thông tin cơ bản: tuổi thai, ngày dự sinh, kích thước thai, tình trạng nước ối, dị tật bẩm sinh (nếu có),… Mẹ bầu có thể sử dụng hình thức siêu âm này vào mọi giai đoạn của thai kỳ.

Siêu âm 2D sử dụng sóng âm được đánh giá là rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Siêu âm 2D sử dụng sóng âm được đánh giá là rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi

2. Đặc điểm của hình thức siêu âm 2D

Kết quả hình ảnh siêu âm 2D hiển thị các mặt cắt của cơ thể theo mặt phẳng cắt ngang hoặc dọc hai chiều với thang màu xám (đen – trắng). Dựa trên hình ảnh 2D, bác sĩ có thể:

  • Xác định có thai hay không, số lượng phôi thai là bao nhiêu, vị trí phôi thai ở trong hay ngoài tử cung.
  • Phát hiện thai nhi có tim thai hay không, theo dõi nhịp tim thai có bình thường hay không.
  • Đo tất cả thông số về sự phát triển của thai, phát hiện dị tật về hình thái ở từng tuổi thai nhất định.

3. Vai trò của siêu âm 2D

Dựa vào siêu âm 2D, các bác sĩ sẽ theo dõi được các thông tin sau:

2.1. Xác định tuổi thai và ngày sinh dự tính

Trong thời kỳ đầu mang thai, siêu âm giúp xác định chính xác tuổi thai. Ngày sinh dự tính cũng có thể được xác định chính xác nhất dựa trên siêu âm trong thai quý 1( khoảng 12 tuần+/- 7 ngày). Sau quý 1 của thai kỳ, ngày dự sinh ước tính không nên thay đổi dựa trên siêu âm vì nó sẽ kém chính xác hơn.

2.2. Xác định số lượng thai

Siêu âm giúp bác sĩ quan sát được số túi thai trong buồng tử cung, số phôi thai,… từ đó, có thể xác định mẹ mang thai một em bé, mang song thai hay ba thai ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Siêu âm 2D giúp xác định số lượng thai (thai một, thai đôi hoặc thai ba…)

2.3. Xác định giới tính của bé

Kết quả hình ảnh siêu âm bé trai

Kết quả hình ảnh siêu âm bé trai

Vào thời điểm thai nhi được 15-16 tuần tuổi thì bộ phận sinh dục của bé đã phát triển và dần hoàn thiện. Lúc này siêu âm có thể xác định giới tính của bé nhưng không chính xác tuyệt đối. Việc chẩn đoán giới tính có thể sai do thời điểm thực hiện, tư thế của em bé, trình độ chuyên môn của bác sĩ, chất lượng máy móc…

2.4. Kiểm tra thai ngoài tử cung

Que thử thai có thể cho biết mẹ có thai hay không từ rất sớm. Tuy nhiên, siêu âm là cần thiết để xác định chính xác vị trí của thai ở trong hay ngoài tử cung. Siêu âm 2D qua đầu dò âm đạo có thể phát hiện điều này rất tốt, từ khá sớm.

Siêu âm đầu dò giúp xác định vị trí của thai ở trong hay ngoài tử cung

Siêu âm đầu dò giúp xác định vị trí của thai ở trong hay ngoài tử cung

2.5. Phát hiện nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là hiện tượng bánh nhau bám ở vị trí bất thường. Nhau tiền đạo cản trở đường ra của thai trong quá trình chuyển dạ, làm tăng nguy cơ ra máu ở tháng cuối và dọa đẻ non và phải mổ lấy thai. Hiện tượng này có thể được phát hiện từ sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng nhờ siêu âm 2D.

2.6. Theo dõi nhịp tim thai

Nhịp tim bình thường của thai nhi ở tuần 20 dao động trong khoảng 120-160 lần/phút

Nhịp tim bình thường của thai nhi ở tuần 20 dao động trong khoảng 120-160 lần/phút

Việc đo tần số tim thai được thực hiện đơn giản và thường quy trên siêu âm thai 2D, mục đích là để theo dõi sự phát triển của thai nhi có bình thường không. Nếu có bất thường cần được can thiệp kịp thời từ y bác sĩ.

2.7. Đo lường các thông số cần thiết

Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể đo lường các thông số cần thiết để theo dõi quá trình phát triển của bé như:

  • Chiều dài đầu mông (CRL)
  • Chiều dài xương đùi (FL)
  • Chu vi bụng (AC)
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
  • Chu vi đầu (HC)
  • Chiều dài xương cánh tay (HL)
  • Xương mũi (NBL)
  • Khối lượng thai ước đoán (EFW)

Thông qua những chỉ số này bác sĩ sẽ đánh giá về sự phát triển của thai nhi xem thai nhi có bị tăng cân quá mức hoặc nhẹ cân so với mức lý tưởng không. Từ đó tư vấn cho mẹ bầu cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống sao cho phù hợp.

2.8. Phát hiện dị tật bẩm sinh

Phát hiện dị tật

Phát hiện dị tật khi thực hiện siêu âm

Nhờ siêu âm, bác sĩ có thể quan sát chi tiết hình ảnh của bé, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Từ đó, có thể phát hiện được sớm các dị tật bẩm sinh như: hội chứng down, bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi, chẻ vòm, tật tay chân ngắn…. để có phương án kịp thời.

3. Siêu âm 2D có chính xác không?

Mặc dù là hình thức thăm khám cổ điển, đã xuất hiện từ lâu nhưng siêu âm 2D hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến và đảm bảo phát hiện được phần lớn các bất thường hình thái của thai nhi. Do đó có thể khẳng định là siêu âm 2D chính xác, mẹ hoàn toàn có thể biết được hình ảnh và các thông tin cơ bản của con.

Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra sai sót vì những yếu tố như:

  • Trình độ của bác sĩ và kỹ thuật viên siêu âm.
  • Trang thiết bị siêu âm.
  • Tình trạng của mẹ và thai nhi.

Để hiểu rõ hơn về điều này, mẹ có thể tham khảo bài viết – Siêu âm 2D có chính xác không? Lời giải đáp từ chuyên gia.

4. Sự khác nhau giữa siêu âm 2D và 3D, 4D

Nguyên tắc hoạt động chung của siêu âm 2D và 3D, 4D đều là dựa trên sự phản xạ của sóng âm khi vào cơ thể. Tuy nhiên, các hình thức siêu âm có sự khác nhau chủ yếu về hình ảnh hiển thị. Cụ thể là:

  • Siêu âm 2D: Là hình ảnh mặt cắt 2 chiều từng bộ phận của thai nhi tại 1 thời điểm. Những khoảng tối màu là vùng chứa nước, dịch, máu. Những vùng cấu trúc mô cơ thể được thể hiện bằng màu xám đến trắng, màu càng sáng thì cấu trúc càng đặc.
  • Siêu âm 3D: Là phiên bản nâng cấp của siêu âm 2D. Hình ảnh hiển thị là hình ảnh màu của thai nhi theo 3 chiều không gian với nhiều góc độ khác nhau, giúp mẹ dễ dàng thấy được các cấu trúc như hình thật.
  • Siêu âm 4D: Đây là hình thức siêu âm hiện đại cho hình ảnh theo 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Nếu 3D là hình ảnh tĩnh thì siêu âm 4D cho thấy những chuyển động của bé như xem một đoạn băng ghi hình. Điều này giúp làm tăng trải nghiệm cho ba mẹ.
Sự khác nhau của siêu âm 2D, 3D và 4D

Sự khác nhau của siêu âm 2D, 3D và 4D

Mặc dù là kỹ thuật lâu đời, nhưng cho đến nay siêu âm 2D vẫn được sử dụng phổ biến do có nhiều ưu điểm như:

  • Phát hiện dị tật và đo lường gần như chính xác các chỉ số cần quan sát của thai nhi, không thua kém 3D hay 4D.
  • Có thể thực hiện siêu âm 2D trong suốt thai kỳ. Siêu âm 3D và 4D thường chỉ sử dụng trong giai đoạn 12-32 tuần (Dưới 12 tuần siêu âm 3D, 4D là không cần thiết, trên 32 tuần siêu âm khó khăn hơn do khoang ối chật).
  • Chi phí rẻ hơn so với siêu âm 3D, siêu âm 4D.

Với siêu âm 3D, siêu âm 4D cho ra hình ảnh em bé chân thực hơn (giống như ảnh chụp) và có cả video em bé đang chuyển động làm tăng trải nghiệm cho cha mẹ. Đây gần như là sự khác biệt duy nhất.

Vì thế, nếu mẹ chỉ cần biết hình ảnh và thông tin cơ bản của con thì chỉ cần siêu âm 2D là đã đủ chính xác rồi!

5. Khi nào nên siêu âm 2D?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có một số mốc siêu âm thai quan trọng mẹ cần nhớ.

  • Đầu thai kỳ: Thực hiện siêu âm nhằm xác định có thai hay không có thai? Vị trí thai làm tổ trong tử cung hay ngoài tử cung? Tim thai có hoạt động hay không?…
  • 12 tuần: Thời điểm thích hợp để đo độ mờ da gáy, phát hiện sớm một số dị tật ví dụ như hội chứng Down, hội chứng Edward, hội chứng Patau…
  • 22 tuần: Giai đoạn này về cơ bản các cơ quan đã hình thành đầy đủ, dễ dàng nhất để chẩn đoán bất thường về đa số dị tật như: sứt môi hở hàm ếch, dị tật tim bẩm sinh…
  • 32 tuần: Từ khoảng tuần này trở đi là mốc quan trọng để thăm khám phát hiện các vấn đề giúp tiên lượng cuộc đẻ diễn ra thế nào (ví dụ như có thể đẻ thường được không hay bắt buộc phải mổ đẻ…)
Các mốc siêu âm thai quan trọng

Các mốc siêu âm thai quan trọng

Lưu ý: Mẹ bầu không nên tự ý siêu âm thường xuyên. Tuy chưa có bằng chứng cho thấy siêu âm 2D có hại hay gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi nhưng việc quá lạm dụng siêu âm có thể gây tốn nhiều chi phí, thời gian, công sức mà không thực sự cần thiết.

6. Quy trình siêu âm 2D

Cùng tìm hiểu quy trình siêu âm 2D dưới đây để biết được quá trình siêu âm 2D thai diễn ra như thế nào?

  • Bước 1: Mẹ nằm ngửa trên giường siêu âm theo hướng máy. Bác sĩ sẽ giải thích về quá trình siêu âm theo chỉ định, cũng như yêu cầu của thai phụ theo tuổi thai hiện tại.
  • Bước 2: Bộc lộ vị trí vùng khảo sát: bụng hoặc âm đạo ở những tuổi thai nhỏ dưới 9 tuần.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành chọn đầu dò, đặt chương trình siêu âm sản khoa phù hợp với tuổi thai trên máy siêu âm (đường bụng và đường âm đạo). Thoa gel siêu âm.
  • Bước 4: Đo lường và đánh giá các thông số phát triển của thai nhi.
  • Bước 5: Thông báo kết quả, tư vấn cho mẹ từng thông số cụ thể.
Quy trình siêu âm thai gồm 5 bước

Quy trình siêu âm thai gồm 5 bước

Để việc kiểm tra diễn ra thuận lợi và hiệu quả, mẹ cần lưu ý một số điều sau trước khi siêu âm:

  • Nếu siêu âm trong 3 tháng đầu, nên uống nước để làm đầy bàng quang giúp bác sĩ dễ quan sát. Với thai nhỏ dưới 9 tuần hoặc bất thường liên quan sản-phụ khoa nên thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo.
  • Sau 3 tháng đầu, trước khi siêu âm mẹ nên đi tiểu để làm trống bàng quang.
  • Có thể ăn nhẹ nhưng tránh ăn quá no.
  • Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái.

7. Siêu âm 2D bao nhiêu tiền?

Chi phí trung bình của 1 lần siêu âm 2D khoảng 150.000 – 200.000 đồng. Mức giá này sẽ thay đổi tùy vào từng cơ sở y tế, chuyên môn bác sĩ siêu âm cùng máy móc thiết bị… Một địa chỉ siêu âm 2D uy tín cần có:

  • Được cấp giấy phép hoạt động của Bộ y tế.
  • Bác sĩ thực hiện siêu âm có tay nghề, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên khoa về chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là siêu âm thai sản.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.

Hy vọng qua bài viết trên mẹ đã hiểu rõ hơn về siêu âm thai 2D, cũng như sự khác nhau của siêu âm 2D với các hình thức siêu âm khác. Chúc mẹ nắm rõ các thông tin thăm khám này và sẽ có một thai kỳ thật khoẻ mạnh. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số hotline 19003366.

*Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



      ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

      Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



      Bài viết liên quan

      Siêu âm canh trứng thời điểm vàng không nên bỏ qua

      Siêu âm canh trứng là kỹ thuật thường được các cặp vợ chồng hiếm muộn áp dụng để tăng cơ hội thụ thai nhờ theo…

      28 Th4, 2023
      2.8K

      Tham vấn y khoa: BSCKI. Mai Văn Bằng

      Chuyên mục: Siêu âm

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám